“Xuân Thi, con kéo quần lên. Con sẽ vấp té ngay bây giờ. Đi lên lầu ngủ đi”. Bà mẹ quay sang khách của bà và nói: “Tôi mua những bộ đồ ngủ bán hạ giá ngày hôm qua. Bộ đồ nầy rộng đối với nó, nhưng biết con trẻ thích cái gì mới. Nó chỉ muốn mặc bây giờ.Tôi muốn nó mặc cho cả sang năm nữa. Nó lớn lên là vừa”. Bây giờ mọi người đang nhìn cô bé đang đứng trên cầu thang mỉm cười cách vui vẻ với mọi người. Cô liếc nhìn xuống chân, đang bị phủ kín bỡi hai ống quần quá dài và rồi lại liếc lên nhìn mọi người mỉm cười hạnh phúc. Bà mẹ lại ra lệnh: “Xuân Thi, con kéo quần lên để vấp té đó. Đi lên lầu đi con”. Cô bé chậm rải xoay chiếc quần và từ từ kéo nó lên, đoạn quay lại nhìn mọi người. Bà mẹ quay lưng về phía nó. Nó đứng lại một lúc lắng nghe người lớn nói chuyện. Bà mẹ quan sát cái nhìn của người khách, quay lại và nói: “Xuân Thi, coi chừng té đó. Kéo quần lên và đi lên lầu! Anh ơi, xuống bế con lên”. Cô bé quay lại và bò nhanh lên lầu, vừa đến đỉnh cầu thang thì ba nó đến.
Biết bao nhiêu lần chúng ta thấy nguy hiểm vây quanh con cái chúng ta và chúng ta cảnh cáo chúng ý tứ. Nếu chúng lắng nghe chúng ta, chúng sẽ cảm thấy sợ hãi không dám hành động. Bà mẹ nói quá nhiều. Bà dùng ngôn từ, sự sợ sệt để đe dọa.
Cô bé biết cách điều khiển những ống chân của chiếc quần dài. Cử động của cô bé cho thấy sự nhuần nhuyễn, không để ý đến nguy hiểm liên quan. Cô bé có bộ đồ ngủ và mẹ nó dưới sự điều khiển của nó. Nó cảm thấy thích thú có mẹ nó tỏ ra quan tâm nhiều đến nó. Nó biết rằng lẽ ra nó đã lên giường ngủ, nhưng lợi dụng cơ hội để lôi kéo sự chú ý của mẹ nó khỏi người khách để chú ý đến nó. Tình thế càng đầy gian truân thử thách, chiến thăùng càng lớùn lao. Và mẹ nó đã làm đúng như nó nghĩ.
Nhiều lúc, lẽ ra bố mẹ tốt hơn không nên nói gì cả. Có những bố mẹ đã làm thử lần đầu và cảm thấy những cố gắng đó quả thật có kết quả lớn. Họ cảm thấy có áp lực lớn lao phải làm một cái gì trước tình trạng đó. Nhưng không lâu, họ khám phá ra rằng sự yên lặng của họ làm giảm đi sự căng thẳng của tình thế và thường giữ gia đình có được sự hài hòa. Tuy nhiên, có một số bà mẹ thường hay quát to và hàm răng nghiến lại.
Bà mẹ không nên nói nhiều với cô bé về bộ đồ ngủ. Điều bà nên làm là cho cô bé sự chọn lựa hoặc tự đi vào giường hoặc được bế vào giường.
Vào một ngày chủ nhật, cậu bé Văn Nghi 5 tuổi đứng trong góc của lớp học khóc. Bà mẹ dỗ và năn nỉ nó nín: “Nếu con không nín, mẹ sẽ bỏ con ở đây và mẹ đi”. Thằng bé càng khóc to hơn. “Bây giờ thi mẹ thật sự đi”. Thằng bé thét và di chuyển dần dần về phía cữa theo sau mẹ nó. Bà ra khỏi cữa và quay trở lại trong khi cậu bé gào thét. “Văn Nghi, con phải ở đây và im ngay tức khắc”. Cô giáo bước vào. “Chị ơi, tại sao chị không tiếp tục đi làm công việc của chị? Cậu bé sẽ không sao!” “Tôi sợ nó rời khỏi đây. Chúng tôi vừa có chút lộn xộn trước khi rời khỏi nhà”. “Tôi bảo đảm cậu bé sẽ nhập cuộc với chúng tôi khi nó sẵn sàng. Chúng tôi rất vui mừng Văn Nghi cùng làm việc với chúng tôi, phải không Văn Nghi? Hãy nhớ chúng ta là bạn”. Bà mẹ rời đi và cậu bé cũng ngưng khóc, nhưng vẫn còn ở trong góc một chặp. Cô giáo đi vào lớp. Sau đó cậu bé cũng nhập bọn.
Đối diện với một đứa bé khóc la, muốn làm loạn, bà mẹ cảm thấy bất lực và cố gắng áp lực con mình khuất phục bằøng lời nói và cuối cùng đe dọa là điều mà chính bà không có ý thi hành chút nào. Bà chỉ muốn làm cho nó ngưng khóc thay vì giải thoát chính mình khỏi áp lực của nó. Khóc thường được gọi là “thủy lực”.
Cậu bé Vĩnh Phúc leo lên những chiếc xe đẩy đồ ăn trong siêu thị và rồi lại lên ngồi trên trục quay ở lối đi vào. “Vĩnh Phúc, xuống ngay nếu không con sẽ bị thương”. Cậu bé không chịu nghe mẹ và còn dùng đầu gối đu đưa vào thành sắùt. “Con ơi, xuống ngay trước khi con bị thương tổn”. Bà mẹ kéo chiếc xe ra khỏi hàng. Cậu bé đứng lên và chận bít lối đi, không cho một người nào vào được. Bà mẹ gọi: “Vĩnh Phúc, con tránh lối để người ta đi qua”. Cậu bé nhường lối nhưng lại leo lên những chiếc xe khác. “Con ơi, đi mau”, bà mẹ tiến bước về phía trước mà không có nó. Cậu bé tiếp tục chơi ở đó cho tới khi bà mẹ mua đồ xong và đi theo nó để nói với nó rằng bà chuẩn bị đi về nhà.
Biết bao nhiêu lần bố mẹ cảm thấy lời nói có hiệu lực trừng phạt. Khi đứa trẻ không chịu đáp lời, bố mẹ thường xếp đặt chiến thuật rút lui, bỏ đứa trẻ thành kẻ chiến thắng, không giáo dục, không cưỡng chế, không ràng buộc, nghĩa là không còn muốn làm gì nữa để giáo dục nó trong vấn đề cộng tác. Bố mẹ ý thức cách lờ mờ về vấn đề giáo dục nầy và chờ dịp khác cố gắng gấp đôi để dạy đứa trẻ bằng cách lý luận với nó, và rồi kết quả cũng chỉ như vậy thôi.
Để đưa chúng ta ra khỏi khó khăn đó, chúng ta phải học dùng hành động thay cho lời nói. Chúng ta phải chấp nhận câu nầy: Trong lúc xung đột, hãy im lặng và hành động.
Cậu bé Vĩnh Phúc là “mẹ điếc”. Với một đứa trẻ như vậy, bà mẹ nên giữ im lặng và hành động. Trái lại, ở đây bà hy vọng nó cộng tác với sự đe dọa về nguy hiểm. Cậu bé biết rõ hơn. Nó hoàn toàn ý thức về điều mà thân thể nó có thể làm và rất ít nguy hiểm liên quan. Rất ít trẻ bị thương khi leo lên những chiếc xe đẩy hay trục quay trong siêu thị.
Khi bà mẹ thấy rằng lời nói của bà không có ấn tượng nào, bà rút lui, bỏ cậu bé thành kẻ chiến thắng, không kiềm chế được. Nhưng sau cùng bà đến nói với nó rằng bà đi về để nó không bị bỏ lại trong tình thế lạc lõng bơ vơ. Cậu bé có bà mẹ được huấn luyện để lo cho điều nó muốn hơn là bà có cậu bé được huấn luyện cho hành vi thích hợp.
Lm. Lê văn Quảng.