Tôi có một cô em họ. Cô ta lấy chồng sớm nên sớm sinh con. Đứa con đầu lại là một bé gái. Cô bé lớn lên cũng bắt chước gương mẹ, có gia đình sớm nên cũng sớm có cháu. Vì thế, cô em họ của tôi mới chỉ có bốn chục tuổi đã có những hai cháu ngoại. Những ngày cuối tuần cô phải trông coi các cháu để bố mẹ chúng nó đi làm nên cô ta thường hay phàn nàn:
- Đi làm suốt tuần đã mệt nhưng cuối tuần lại mệt hơn. Không coi thì thấy tội nghiệp chúng nó, mà coi thì lại tội nghiệp mình. Hình như con nít bây giờ khó dạy hơn chúng ta ngày xưa.
Có thể đây cũng là kinh nghiệm của rất nhiều người Việt Nam đang sống ở trong các nước Âu Mỹ, vẫn có cảm giác rằng ngày xưa mình có đông con nhiều cháu nhưng nói đâu chúng nghe đó. Bây giờ cháu con ít nhưng chúng nó lại không nghe, khiến họ có cảm giác con trẻ bây giờ xem ra khó dạy. Nhưng thật ra, có phải con cháu bây giờ khó dạy hơn chúng ta ngày xưa, hay tại chúng ta không biết cách dạy dỗ?
Giáo dục con cái trong thời đại hôm nay thật sự không phải là một vấn đề dễ dàng, và đó là điều mà hầu hết chúng ta đều ưu tư. Chúng ta thường không biết phải làm thế nào để hướng dẫn con em chúng ta. Hãy nghĩ đến những lúc chúng ta đi picnic ngoài công viên. Ít người xem ra có thời gian an nhàn, thảnh thơi vì con trẻ chạy rông, la hét, phá phách khiến cha mẹ không chịu nổi, phải la mắng và có khi còn phải phết đít cho đỡ tức. Khi vào siêu thị hoặc quán ăn cũng vậy, chúng nó chạy lung tung, lục lọi phá phách, đôi khi còn chọc phá những thực khách, chân tay không lúc nào yên, bố mẹ chỉ biết lắc đầu than vãn. Ở nhà, trẻ con xem ra thiếu cộng tác, không muốn nghe lời bố mẹ. Nhiều trẻ từ chối không chịu làm bài, học bài, lúc nào cũng thích nghịch ngợm, đôi khi còn tỏ ra bất kính đối với bố mẹ, xúc phạm đến những người lớn tuổi. Ở trường học, chúng không lo học hành, cứng đầu, bướng bỉnh. Chúng ta chịu đựng, chúng ta năn nỉ. Có lúc chịu đựng hết nổi, chúng ta đánh, chúng ta phạt. Chính vì thế, nhiều cha mẹ đã trở nên nóng nảy, gắt gỏng, và cộc cằn. Họ vốn hy vọng dạy con cái họ trở thành những đứa con ngoan, nhưng trái lại họ thấy con cái họ ngày càng trở thành những đứa trẻ bướng bỉnh và khó dạy.
Trong cố gắng làm một cái gì để giúp cha mẹ cải thiện tình thế, tôi xin ghi lại đây những nét căn bản cho thấy lý do tại sao con cái chúng ta ngày hôm nay khác xa với chúng ta ngày trước, và để giáo dục con cái một cách hữu hiệu, chúng ta cần phaỉ biết: mình nên phải làm gì?
Ảnh Hưởng Của Nền Văn Minh Dân Chủ
Từ cuộc cách mạng Pháp và Mỹ, người ta dần dần nhận thấy rằng con người được sinh ra bình quyền không những trước pháp luật nhưng trong cái nhìn của con người nữa. Dân chủ không chỉ là một lý tưởng chính trị mà còn là một cách sống. Ảnh hưởng của nền văn minh dân chủ đã cải biến xã hội chúng ta và đã làm cho phương pháp giáo dục cổ truyền trở nên lỗi thời. Chúng ta không còn có những người cai trị như trong xã hội độc tài. Trong xã hội bình quyền dân chủ, chúng ta không còn cai trị người khác. Sự bình quyền có nghĩa là mỗi người tự quyết định cho chính mình. Trong xã hội độc tài, người cai trị vượt lên trên và có quyền trên kẻ bị trị. Người cha trong gia đình cai trị các phần tử trong gia đình ngay cả người vợ. Ngày nay, trong xã hội dân chủ điều đó không còn thích hợp nữa. Các bà đã bình quyền với các ông. Chồng không còn trên vợ và ngay cả bố mẹ không còn nhiều quyền hành trên con cái.
Những thay đổi như thế đã được nhận ra cách rõ ràng trong xã hội dân chủ chúng ta. Những người lớn tuổi thường cảm thấy khó chịu với quan niệm bình quyền đó. Họ không chấp nhận các quan niệm đó vì họ cho rằng họ biết nhiều hơn con trẻ. Dĩ nhiên, trẻ con không thể bằng người lớn trên phương diện trí thức, kinh nghiệm, hay tài năng. Sự bình đẳng không có nghĩa là sự đồng nhất trên phương diện kiến thức hay tài năng. Sự bình đẳng có nghĩa là dù cho có sự khác biệt về khả năng, màu da, chủng tộc, mọi người đều có quyền đòi hỏi một sự kính trọng và phẩm giá như nhau. Thật ra quan niệm “chúng ta ở trên con trẻ” đến từ di sản văn hóa nầy là: người ta có giá trị hay không tuỳ thuộc vào sự xuất thân, tiền bạc, phái tính, màu da, tuổi tác, và tài năng của họ. Nhưng đúng ra không có một tài năng hay một nét đặc thù nào có thể bảo đảm được sự cao vượt hoặc quyền thống trị trên kẻ khác.
Trẻ con rất nhạy cảm với bầu khí dân chủ của xã hội nầy. Chúng rất nhanh chóng bắt ngay được ý tưởng rằng chúng chia xẻ quyền bình đẳng của mọi người. Chúng cảm được sự bình quyền của chúng với người lớn và không còn phải chịu một tương quan thống trị và bị trị một cách độc đoán nữa. Cha mẹ cũng vậy, một cách nào đó cũng đã nhận thức được sự bình quyền đó nên đã bớt đi áp lực của các kiểu mẫu giáo dục của thời xa xưa ấy nữa. Trong lúc đó, họ lại thiếu phương pháp mới xây dựng trên nguyên tắc dân chủ để hướng dẫn và giáo dục con cái sao cho phù hợp với xã hội văn minh nầy. Vì thế, họ phải đối diện với sự khủng hoảng giáo dục hiện tại.
Sự thay đổi từ tương quan hơn kém, thống trị và bị trị đến tương quan bình đẳng của dân chủ được quan tâm bỡi các nhà giáo dục. Họ thật sự muốn dân chủ. Tuy nhiên, có một sự lẫn lộn về việc áp dụng những nguyên tắc dân chủ. Đối với nhiều người, dân chủ có nghĩa là tự do làm như mình thích. Nếu mỗi phần tử trong gia đình đều làm theo sở thích, chúng ta sẽ có một gia đình đầy những bạo chúa với một cuộc sống vô kỷ luật. Khi mỗi người sống như mình thích, chắc chắn sẽ xâm phạm đến tự do của người khác và như vậy sẽ có sự xung khắc, sẽ tạo ra sự giận dữ, căng thẳng, và hận thù. Tự do là một phần của dân chủ. Chúng ta không thể có tự do nếu chúng ta không kính trọng sự tự do của người khác. Để mọi người có được tự do, chúng ta phải có trật tự, kỷ luật. Trật tự mang lại sự giới hạn và bổn phận phải làm.
Tự do ám chỉ trách nhiệm. Chẳng hạn, tôi tự do lái một chiếc xe hơi, nhưng nếu tôi không tuân giữ những luật lệ an toàn của giao thông, sự tự do của tôi cũng sẽ kết liễu sớm. Sự tự do lái xe hơi ám chỉ rằng tôi chấp nhận những giới hạn theo những luật lệ an toàn cho mọi người. Chúng ta có thể được tự do với điều kiện trật tự phải được tuân giữ. Trật tự nầy không phải được áp đặt bỡi một quyền hành độc đoán cho quyền lợi cá nhân của kẻ có quyền nhưng cho lợi ích của tất cả mọi người.
Việc để cho con cái có sự tự do quá trớn sẽ tạo cho chúng trở thành những bạo chúa và cha mẹ sẽ trở thành nô lệ. Những trẻ nầy lo hưởng thụ mọi sự trong khi bố mẹ phải gánh tất cả trách nhiệm. Hãy nhớ rằng trẻ con chưa nếm mùi những gian khổ cũng như những phiền toái bỡi thế giới bên ngoài, sẽ dễ trở thành ích kỷ và vô trật tự vì không có một cương lĩnh nào có thể hướng dẫn chúng. Chúng sẽ trở nên quan tâm nhiều đến việc xử dụng những phương cách thích hợp cho cuộc sống riêng của mình hơn là học những nguyên tắc và cương lĩnh cần cho nếp sống tập thể. Chính vì thế, bổn phận của chúng ta là làm sao giúp con trẻ hiểu được ý nghĩa đích thực của hai chữ TỰ DO. Và để làm được điều đó, chúng ta phải biết cách giáo dục, chúng ta phải bỏ phương cách giáo dục độc đoán đòi hỏi sự vâng phục tuyệt đối và thay thế bàng những phương cách mới đặt căn bản trên nguyên tắc tự do và trách nhiệm. Như thế, con trẻ của chúng ta sẽ không còn bị ép buộc phải tuân phục, nhưng chúng sẽ được khuyến khích tự nguyện tuân giữ kỷ luật trong tinh thần trách nhiệm.
Thật vậy, vấn đề giáo dục con em trong xã hội chúng ta đang sống không phải là một vấn đề dễ dàng. Nhiều người thành công trong nhiều lãnh vực nhưng đã hoàn toàn thất bại trong lãnh vực giáo dục con cái. Chính vì thế, để việc giáo dục con em chúng ta có hiệu quả, chúng ta cần chú ý đến những nét tâm lý căn bản sau đây :
Mỗi Hành Động Đều Có Mục Đích:
a. Muốn được chú ý:
Tôi xin ghi lại đây những mẫu chuyện cụ thể sống động, hy vọng qua việc phân tích tâm lý những nhân vật trong mẫu truyện, sẽ giúp chúng ta hiểu biết thêm về tâm lý cũng như phương cách giáo dục con trẻ.
Cu Tí 6 tuổi ngồi ở bàn đang dùng những cây viết chì màu tô màu trong lúc bà mẹ đang ngồi viết thực đơn cho cả tuần. Tí bắt đầu nhịp chân trên sàn nhà. Mẹ nó quát nó: “Đừng có làm ồn!” Tí ngưng nhịp với một cái nhún vai. Nhưng không bao lâu nó lai nhịp chân nữa. Mẹ nó lại mắng nó: “Mẹ bảo con không được làm ồn”. Tí lại ngưng. Nhưng một lát sau, nó lại nhịp nữa. Mẹ nó đặt viết xuống đi lại phát cho nó một phát vào mông và la lên: “Mẹ bảo con giữ yên lặng, tại sao con cứ làm phiền mẹ mãi? Tại sao con không ngồi yên được?”
Cu Tí không biết tại sao nó lại nhịp chân. Nó không thể trả lời cho mẹ nó. Nhưng chắc chắn là có lý do và cũng có cách để chúng ta làm chủ được nó. Tuy nhiên, để biết cách kích thích con trẻ cộng tác làm việc một cách hữu hiệu, chúng ta phải biết những động lực tâm lý nào liên quan đến những hành động đó.
Như chúng ta biết: mọi cử chỉ, hành động của con người đều có mục đích. Có lúc chúng ta nhận ra được, nhưng cũng có lúc chúng ta không biết. Tất cả chúng ta đều có kinh nghiệm nầy là: có một cái gì trên thế gian nầy đã khiến mình làm công việc đó. Chúng ta hành động do một lý do nằm ẩn nấp trong vô thức. Con trẻ cũng vậy. Nếu chúng ta muốn con trẻ đổi hướng đi của nó, chúng ta phải hiểu cái gì làm nó chuyển động. Ngoại trừ chúng ta nhận thức được cái động lực nằm ẩn sau những cách cư xử của nó, chúng ta khó có thể thay đổi được nó. Đôi khi chúng ta có thể khám phá ra mục đích của hành động đứa trẻ bằng cách xem xét những kết quả mà nó có.
Trong mẫu chuyện trên, mẹ cu Tí trở nên chán chường. Cậu bé muốn làm bà mẹ chán nản, dĩ nhiên một cách vô ý thức. Việc bà mẹ la mắng và phết đít nó chỉ ghi một chiến thắng cho nó vì nó đã gây được sự chú ý của mẹ nó. Vậy tại sao nó không làm? Hãy thử nhìn những kết quả nó đạt được. Nó đã làm cho mẹ nó bận rộn với nó. Đây chính là mục đích ẩn nấp đằng sau hành động của nó. Cậu bé hành động một cách vô ý thức, nhưng nó hành động theo mục đích nầy trăm lần một ngày. Khi mẹ nó đáp lại như bà đã làm, bà càng củng cố thêm mục đích của nó. Nếu nó biết rằng việc làm của nó không thành công, nếu cái nhịp chân của nó không chọc tức mẹ nó được thì thật là vô nghĩa nếu nó tiếp tục làm như vậy, nên nó sẽ bỏ tức khắc. Và nếu giây phút ngồi yên lặng của nó mang lại một nụ cười đầm ấm, một cái ôm thân tình, và một lời khen tặng khích lệ, chắc chắn điều đó sẽ làm bớt đi hành động phiền toái của nó. Nhưng nếu người mẹ cố gắng ngăn cản nó hoặc cho nó thấy sự thất bại của bà bằng cách la mắng nó, bà chỉ làm tăng thêm động lực muốn làm phiền bà mà thôi. Nhịp chân của cu Tí đang diễn tả cảm giác của nó: “Hãy nhìn tôi, hãy nói một cái gì với tôi thay vì chúi đầu vào tập thực đơn.” Nếu bà mẹ nhận thức được điều đó, chắc hẳn bà biết động lực đó là gì. Nó tìm một vị thế bằng cách muốn sự chú ý của bà. Với kiến thức nầy, bà mẹ có cơ hội tốt hơn để giải quyết tình huống. Thật là một sai lầm lớn nếu chỉ muốn theo dõi và la mắng nó, nó sẽ chỉ tiếp tục quấy rầy mà thôi. Chúng ta sẽ khám phá ra nhiều cách thế để đối phó với những yêu sách của đứa trẻ.
b. Muốn được thuộc về:
Vì con trẻ là một hữu thể xã hội, động lực mạnh nhất của nó là ước muốn thuộc về. Nó cảm thấy an toàn hoặc thiếu an toàn là tùy thuộc vào cảm giác cĩ thuộc về nhóm ho?c cộng đoàn của mình hay khơng. Đây là đòi hỏi căn bản. Mọi sự nó làm đều được nhắm vào việc tìm một chỗ đứng cho nó. Ngay từ lúc ấu thơ, nó luôn bận rộn đi tìm những cách thế để trở thành một thành phần trong gia đình nó. Từ sự quan sát và những lần thử nghiệm, nó rút ra kết luận nầy: “không phải bằng lời nói nhưng bằng hành động cụ thể rõ ràng – À, thì ra đây là cách thế tôi có thể thuộc về. Đây là cách thế tôi trở nên có ý nghĩa.” Và nó đã chọn phương cách mà nhờ đó nó hy vọng chiếm được mục đích căn bãn của nĩ. Ngay tức khắc, phương cách hành động trở thành mục đích và tạo căn bản cho hành vi của nó. Vì thế, chúng ta có thể nói rằng mọi hành vi của đứa trẻ đều có mục đích, nhưng nó không bao giờ ý thức về động lực đứng đằng sau hành vi của nó. Khi chúng ta hỏi tại sao nó nhịp chân, nó rất thành thật trả lời nó hoàn toàn không biết. Nó không thể lý luận, cũng không thể nghĩ ra tại sao. Nó hành động từ một sự kích động nội tâm. Nó học được những kinh nghiệm từ những hành động thí nghiệm của nó. Nó sẽ lập lại những hành vi đã mang lại cho nó một ý nghĩa và tạo cho nó một chỗ đứng, và bỏ đi cái đã mang lại cho nó cảm giác bị bỏ rơi bên ngoài. Chính ở đây, chúng ta có được nền tảng căn bản cho việc hướng dẫn hành động cho những con trẻ của chúng ta.
Quan Sát Và Kết Luận
Trẻ con là những quan sát viên rất tinh tường nhưng có nhiều lỗi lầm trong việc cắt nghĩa những gì chúng quan sát. Chúng thường rút ra những kết luận sai lầm và chọn những cách thế sai lầm để tìm chỗ đứng của mình.
Bé Tuyết 3 tuổi là một đứa trẻ vui vẻ, phấn khởi, và hạnh phúc. Nó phát triển rất nhanh đến nỗi cô bé là niềm vui cho cha mẹ của bé. Bé Tuyết biết đi khi chưa đầy một tuổi và học đi vệ sinh vào lúc một tuổi rưỡi. Lên 2 tuổi, cô bé nói được rõ ràng và nói thành câu gọn gàng. Mọi người đều thích bé có những kiểu cách dễ thương cũng như khả năng có thể làm được những chuyện đó. Đột nhiên, cô bé phản chứng, hay khóc đòi cho được cái mà nó muốn và hay nghịch đất cát coi bộ dơ dáy. Hai tháng trước khi tính tình thay đổi, em bé trai của nó được sinh ra. Ba tuần lễ đầu nó rất thích thú em nó. Cô bé nhìn chăm chú khi mẹ nó thay tã, tắm rửa, và cho em nó ăn. Mỗi khi bé Tuyết muốn giúp, mẹ nó đều từ chối. Dần dần cô bé xem ra mất đi sự thích thú và nó không còn đến giúp mẹ cho em nó ăn nữa. Sau đó một thời gian ngắn nó bắt đầu đổi tính, sinh phản chứng.
Bé Tuyết đã nhìn thấy tất cả sự chú ý mà mẹ nó dành cho em nó. Nó thình lình nhận thấy rằng em nó đã dành mất đi mẹ nó. Tất cả sự chú ý ngày xưa mẹ dành cho nó bây giờ đã chuyển sang cho em nó. Sự quan sát của cô bé là đúng. Mẹ nó đã để hết thời giờ lo cho đứa em bé sơ sinh. Nhưng cô bé đã sai lầm khi nghĩ rằng nó đã mất chỗ đứng và rằng những quần áo dơ bẩn cũng như việc không giúp mẹ nữa có thể làm cho nó trở thành người quan trọng. Nó tưởng rằng nó có thể lấy lại được vị thế đã mất bằng cách biến mình trở thành một đứa trẻ sơ sinh như em nó.
Một ví dụ khác: Cu Tuấn 5 tuổi cứng đầu và thích cãi lại lời mẹ. B?t c? điều gì mẹ nó bảo nó làm, nó đều khước từ. Tính tình nó trở nên hung dữ và bạo động. Nó thường đập bể đồ chơi chén đĩa, và bàn ghế. Nó rất khéo léo tránh né những công việc nhà mà mẹ nó phân chia, và thường hay bị quở phạt. Mẹ nó khó xử vì chính bà là một mẫu gương không mấy tốt đẹp đối với nó. Cậu bé đã nhanh chóng khám phá ra rằng bất cứ cái gì mẹ nó nói đều là luật đối với ba nó, một người luôn phục tùng áp lực của mẹ nó để có được sự yn lành trong gia đình. Ba nó không thích sự gây gỗ. Một số trường hợp mẹ nó cứng rắn với nó, cha nó cố gắng năn nỉ.
Cậu bé quan sát và ngưỡng phục uy quyền của mẹ nó. Có một ấn tượng trong đầu nó là: Người ta có một vị thế quan trọng nếu họ có uy quyền. Vì thế, nó cũng cố gắng tìm kiếm một chỗ đứng như vậy. Nó bắt chước mẹ nó bằng cách dùng sự giận dữ như một phương tiện để chiếm lấy uy quyền. Mẹ nó không thể khắc phục được nó. Nó cảm thấy được điều đó, nhưng me nó thì không. Mẹ nó nghĩ rằng khi bà phạt nó, bà có uy quyền hơn nó mà không nhận thức ra rằng hành vi kế tiếp của nó là trả thù, và sẽ có một vòng đọ sức khác giữa mẹ và con. Bé Tuấn đi đầu trong trận chiến vì những phương pháp nó dùng để tỏ uy quyền xem ra thành công. Vậy sai lầm của nó ở chỗ nào? Chính ở chỗ nó có thể được xem là một đứa trẻ hạnh phúc hay không? Và liệu nó có thể giải quyết được mọi trường hợp với tính tình ngang ngược như thế không? ?ĩ l ?i?u m chng ta c?n ph?i bi?t ?? h??ng d?n nĩ.
Hướng Dẫn Của Bố Mẹ và Quyết Định Của Đứa Trẻ
Đứa trẻ nhìn mọi sự xảy ra chung quanh nó. Nó rút ra cho mình kết luận riêng từ những gì nó nhìn thấy và tìm những đường lối hướng dẫn cho cách sống của nó. Suốt thời thơ ấu, nó phải thích nghi và học cách làm chủ đư?c cả môi truờng bn ngoài cũng như trong con người nó. Nó mất gần cả một năm đầu ?? học làm chủ được cơ thể của nó. Nó h?c cách cử động chân tay để có thể thay đổi vị thế và nắm lấy cái nó muốn. Nó học cách làm cho cơ thể có tác dụng như nó muốn. Nó học để thấy và cắt nghĩa điều nó thấy. Với thời gian, nó học cách dùng sự thông minh và làm trọn những bổn phận phải làm. Trong tất cả những thực hiện nầy, nó học cách làm chủ con người bn trong của nó. Nó khám phá ra khả năng và khiếm khuyết của nó. Nếu nó gặp phải những khó khăn hay đối diện với một khuyết tật, hoặc nó đầu hàng hoặc cố gắng để bổ túc vào khuyết tật đó. Có khi đứa trẻ tạo một tài năng đặc biệt khi nó đối diện với một khuyết tật của nó.
Loan và Lan là hai đứa bé sinh đôi. Lan có đủ tứ chi còn Loan thì thiếu mất một tay phải. Không m?c cảm bỡi khuyết tật trầm trọng nầy, Loan học làm mọi sự với một tay. Suốt thời gian bò, nó vẫn cố theo kịp bé Lan bằng các dng chân và bụng của nó. Nó tập mặc đồ, thắt nt, thắt giây giày, chải tóc, và tắm bằng tay trái. Nó trở nên có tài khi làm những công việc nhà và còn có thể may vá được nữa. Chính vì thế mà bây giờ nàng đã lấy được chồng và làm mọi việc nhà rất là tốt đẹp.
Một mẫu chuyện khác: Bé Quang bị bệnh sốt cấp tính khi vừa lên 5. Kết quả là sau cơn bệnh, chân mặt của nó bị teo lại. Mẹ nó giúp và khuyến khích nó bơi lội, vì thế bé Quang thấy thích thú môn nầy. Lên 16 tuổi nó hoàn toàn khuất phục được khuyết tật của nó và nó trở thành ngôi sao bơi lội trong đội bơi của trường nó.
Bé Mai 4 tuổi là đứa trẻ trung nhất trong gia đình 4 đứa con. Bé được sinh ra với thị gic bị khuyết tật một cách trầm trọng. Tuy nhiên, nó không phải hoàn toàn mù. Nó mang mặc cảm nặng nề không muốn tự làm gì cả. Cô bé được người khác giúp mặc đồ, cho ăn, và chỉ đi bộ chút ít nếu được dìu tay. Mọi người trong nhà phục vụ nó và cố gắng làm nó vui. Đối diện với khuyết tật của nó, nó đã đầu hàng và để người khác làm mọi sự cho nó.
Đến đây chúng ta đủ thấy rõ rằng mồi đứa trẻ đã làm một quyết định quan trọng đối với khuyết tật của nó. Sự quyết định của bé Loan cố gắng để theo kịp bé Lan đã làm mẹ nó thán phục và cũng làm cho mẹ nó dễ dàng khuyến khích nó. Với bé Quang, sự ước muốn khuất phục cái khuyết tật cũa nó đã làm mẹ nó hứng thú cung cấp môn bơi lội cho nó. Nhưng với bé Mai, sự đầu hàng của nó đã chiếm được lòng thương xót và phục vụ của những người chung quanh. Quả thật quyết định ban đầu của mỗi đứa khác nhau nên câu chuyện cuộc đ?i của mỗi đứa bé cũng kết thúc hoàn toàn khác nhau. Chính vì thế, sự khôn ngoan của cha mẹ trong việc hướng dẫn con cái cho mỗi hoàn cảnh cá biệt xem ra rất quan trọng. Tương lai cả cuộc đời chúng nằm ở sự khôn khéo hướng dẫn của bố mẹ cũng như sự quyết định khởi đầu của đứa bé.
Môi Truờng Gia Đình
Trong lúc giao tiếp với môi trường bên ngoài, đứa trẻ cùng lúc cũng học đối diện với môi trường bên trong. Nụ cười đầu tiên của đứa trẻ là động tác đầu tiên của nó giao tiếp với thế giới bên ngoài. Nó đáp trả sự khuyến khích đối với những người chung quanh nó và cảm thấy khoái chí nếu có người đáp trả lại cái cười của nó. Đó cũng là sự liên hệ đầu tiên năng động giữa người với người được thiết lập. Sự giao tiếp với thế giới bên ngoài lớn lên cùng với sự phát triển trong việc làm chủ được thế giới bên trong của nó. Ở đây cũng vậy, nếu nó gặp những trở ngại, hoặc là nó đầu hàng hoặc là nó cố gắng để khuất phục.
Có nhiều yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến sự phát triển của của trẻ. Một trong những yếu tố đó là môi trường gia đình. Trong tương quan với cha mẹ, đứa trẻ kinh nghiệm được cái xã hội bên ngơài. Qua họ, đứa trẻ kinh nghiệm được những ảnh huởng về kinh tế, chủng tộc, và xã hội trong môi trường của nó. Nó thấm nhập những giá trị tinh thần, tập quán, qui ước của gia đình và cố gắng thích ứng với những mẫu mực, những tiêu chuẩn được qui định bỡi cha mẹ. Quan niệm của nó về những lợi lộc vật chất phản ảnh đường hướng kinh tế của gia đình. Cái nhìn của nó đối với các chủng tộc khác tuỳ thuộc vào thái độ của nó đối với những người không cùng chủng tộc thuộc trong đại gia đình của nó. Nếu sự chịu đựng là một mẫu mực gia đình, đứa trẻ sẽ coi sự chịu đựng, sự nhịn nhục là một mẫu mực giá trị nó muốn ủng hộ. Nếu cha mẹ coi thường những người khác chủng, bấy giờ đứa trẻ có thể chú trọng đến vấn đề dị chủng và sẽ đi tìm sự ưu thế trong tương quan xã hội và chủng tộc. Quả thật, trẻ con quan sát cách nhanh chóng cách thức mà cha mẹ đối xử với nhau cũng như đối với người khác.
Tương quan giữa cha mẹ lập nên mẫu mực cho những tương quan con cái trong gia đình. Nếu cha mẹ đối xử với nhau cách thân tình, đầm ấm, và cộng tác, tương quan như thế có thể phát triển giữa những đứa trẻ và cha mẹ, và giữa chúng với nhau. Nếu cha mẹ hay kình địch và thích cạnh tranh để nắm quyền, một mẫu mực như vậy cũng sẽ phát triển giữa những con cái. Nếu người cha là một người thống trị và có cương lĩnh trong khi người mẹ là một người hiền lành phúc hậu, phái nam có thể trở thành một mẫu mực lý tưởng đặc biệt cho các bé trai. Nếu người mẹ là một người thống trị trong gia đình, con trẻ sẽ cố gắng bắt chước cách thức mà người mẹ đã làm để chiếm được sự ưu thế giống như chúng ta đã gặp trong mẫu chuyện cu Tuấn kể trên. Tương quan giữa cha mẹ luôn để lại cho con trẻ một đường nét hướng dẫn, từ đó chúng có thể chọn để phát triển vai trò cá biệt của chúng. Sự cạnh tranh giữa cha mẹ có thể biến sự tranh đua trở thành một mẫu mực cho con cái trong gia đình. Vì thế, chúng ta có thể biết được tương quan của một gia đình giữa cha mẹ với nhau cũng như giữa cha mẹ và con cái qua những đường nét chung mà con cái họ đều có.
Đến đây, chúng ta có thể biết được rằng sự phát triển của đứa trẻ chịu ảnh hưởng rất nhiều bỡi những yếu tố bên ngoài, và đó là lý do tại sao con trẻ ngày hôm nay xem ra khó dạy hơn chúng ta ngày xưa. Ở trong thời đại nào chúng ta phải sống theo thời đại đó. Trong thời đại dân chủ, chúng ta phải sống cuộc sống dân chủ, và cũng phải dùng phương pháp dân chủ để giáo dục con cháu chúng ta nếu muốn công việc giáo dục của chúng ta có được kết quả. Nhưng để đạt được điều đó, chúng ta phải biết những nét tâm lý căn bản của việc giáo dục con trẻ để có thể đáp ứng đúng nhu cầu của chúng. Một khi nhu cầu đã được thõa đáp, con trẻ sẽ ngoan ngoãn nghe lời chúng ta, và như thế chúng ta sẽ dễ dàng hướng dẫn con cháu chúng ta đi đúng con đường mà chúng ta mong muốn.
lm. lêvănquảng