Giờ cơm trưa mỗi ngày luôn là một cuộc chiến đấu đối với người mẹ vì sau giờ cơm bà phải đưa cô bé Mỹ Tiên, 6 tuổi, đến trường mẫu giáo. Bà có nghe về cách thế áp dụng chiến thuật mà người ta đã chỉ cho bà. Đối với bà, cô bé đến đúng giờ là một vinh dự cho bà vì thật sự không dễ để làm cho cô bé đi học đúng giờ. Một ngày kia, bà chỉ cho cô bé biết đã đến giờ cô bé phải rời nhà đi học, nhưng rồi bà lại phải ngồi xuống ăn trưa với cô bé. Cô bé cứ nhẩn nha không thiết gì giờ giấc đến trường. Bà mẹ cảm thấy khó chịu nhưng không biết làm cách nào. Sau khi ăn xong, bà rời khỏi nơi đó và đi vào phòng khách xem Tivi và xem ra bà chỉ chú trọng vào công việc của bà. Cuối cùng thì cô bé đến trường trễ nửa giờ. Khi cô bé trở về, bà mẹ để ý xem có gì khác biệt xảy ra không, như kết quả của việc đi trễ. Nhưng mọi sự vẫn bình thường không có gì xảy ra. Tuy nhiên, bà mẹ tiếp tục với phương cách đó cho ngày hôm sau. Vào ngày thứ 3, bà viết một vài hàng ghi chú cho cô giáo và xin cô cộng tác. Ngày hôm đó cô bé đi trễ 40 phút. Khi cô bé về nhà, cô bé khóc nức nở, hậu quả của việc đi trễ. Bà mẹ an ủi: “Cưng, mẹ xin lỗi vì con đã đi trễ. Con có thể đi học sớm hơn vào ngày mai”. Từ ngày hôm đó trở đi, cô bé luôn coi giờ để đi học, và bà mẹ không còn phải quan tâm đến việc nhắc nhở cô bé đi học đúng giờ nữa.
Cũng phương cách đó, chúng ta có thể áp dụng cho các trẻ con thức dậy và đến trường vào lúc sáng. Bố mẹ nên cho chúng những đồng hồ báo thức. Bố mẹ nên cắt nghĩa cho chúng biết rằng bố mẹ sẽ không còn trách nhiệm gọi chúng thức dậy và đến trường đúng giờ nữa. Bố mẹ nên ngưng làm những chuyện đó và cứ để cho chúng chịu trách nhiệm nếu chúng muốn nhẩn nha, ham chơi, quên mang sách, hay quên làm bài tập. Ngay cả việc trễ xe buýt của trường, hãy để chúng nó tự đi bộ tới trường, chúng có đủ năng lực.
Chúng ta cứ tự hỏi: cái gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không can thiệp vào những chuyện ấy? Đi học trễ hoặc không làm bài sẽ khiến các cô giáo giận dữ. Các đồ chơi bị phá hủy sẽ không còn để chơi. Quần áo dơ không cho vào giỏ giặt đồ, sẽ không được giặt. Và cứ như thế, những hậu quả do việc làm của chúng tất nhiên sẽ xảy ra, và rồi chúng phải đối diện với những hậu quả đó.
Yến Vi 3 tuổi đang ở trong sân nhưng cứ muốn chạy ra đường chơi. Bà mẹ cứ phải canh giữ và mang nó trở lại trong sân. Bà rầy la và phết đít nó, nhưng cũng chỉ vô ích.
Trong trường hợp nầy, chúng ta phải xử sự thế nào? Dĩ nhiên chúng ta không nên để đứa trẻ tự do chạy nhảy kẻo nó bị xe tung vì đó là kết quả đương nhiên của việc chạy chơi ngoài đường. Vì thế, chúng ta phải xếp đặt một kết quả làm sao để thích hợp với một trật tự đã bị phá vỡ. Lần đầu tiên cô bé chạy ra đường, bà mẹ dĩ nhiên là bắt nó lại và nên hỏi cô bé có muốn chơi ở trong sân không? Nếu nó còn thích chạy rông ra đường, bà mẹ không cần nói năng gì cả, chỉ việc yên lặng bế nó và đem nó vào trong nhà. Hành động của bà như muốn nói: vì con không thích chơi ngoài sân nên con không được phép ra ngoài nữa. Chỉ khi nào con chấp nhận chơi ở trong sân mà thôi, con được phép làm điều đó. Điều đó có nghĩa là nó có quyền lựa chọn làm theo ý muốn của nó. Bà mẹ không nên áp đặt, nhưng bà có thể thiết lập một giới hạn và kết quả theo đó. Bất cứ khi nào cô bé tỏ ý muốn chấp nhận điều đó, nó có thể chạy ra sân chơi. Nhưng nếu nó vẫn thích chạy lung tung ra ngoài đường, nó sẽ bị bắt và bị mang vô nhà cho suốt thời gian còn lại của ngày hôm đó. Nhưng để đề phòng, đừng để việc đó trở nên một cuộc chiến tranh giữa 2 mẹ con vì vấn đề quyền bính, sau lần thứ 3 bà mẹ nên để nó ở trong nhà một vài ngày. Điều quan trọng là cho nó có cơ hội làm lại cuộc đời. Cô bé có thể phản đối việc bắt nó đem vào trong nhà và tỏ vẻ muốn nổi loạn vì không được làm theo sở thích. Vào những lúc đó, bà mẹ nên lặng yên. Bà không nên phản ứng gì về việc cô bé muốn làm loạn, vì ở đây chúng ta chỉ cần ứng phó với riêng vấn đề nầy mà thôi.
Bé Duyên 3 tuổi quên đánh răng. Để làm công việc đó, bà mẹ phải đi với nó và ép nó đánh răng mỗi lần bà thấy cần. Lần nầy, cả 2 mẹ con đều cảm thấy bực bội, nên bà mẹ nghĩ đến phương cách mà bà vừa được học hỏi. Bà bảo với cô bé rằng cô bé không cần phải đánh răng nếu cô bé không muốn. Nhưng vì kẹo và đồ ngọt sẽ làm hại những răng không được đánh, nên nó không được phép ăn đồ ngọt nữa. Trong vòng một tuần, cô bé không đánh răng nhưng cũng không có kẹo để ăn. Những đứa khác thì có kẹo và có kem để ăn nữa. Vào một buổi chiều kia, cô bé tuyên bố với mẹ rằng cô bé muốn đánh răng và muốn có kẹo để ăn. “Không phải bây giờ cưng ơi! Con phải đánh răng vào buổi sáng và sau khi ăn”. Cô bé chấp nhận ngay mà không phàn nàn. Sáng hôm sau, khi thức giấc cũng như sau những bữa ăn, cô bé vui vẻ đi đánh răng như đã thõa thuận.
Nhiều chuyện như thế đã được dùng theo phương cách nầy và đã thành công.
lm.lêvănquảng