Mỗi lần cô bé Mỹ Hạnh mới sinh được 3 tuần khóc, bà mẹ liền chạy đến xem nó thế nào. Bà bồng nó lên, xem xét, ôm nó, và chờ nó ngủ lại, đoạn đặt nó trở lại trong nôi.
Cô bé khóc. Mẹ nó bồng nó lên. Cách thức đó được lập đi lập lại mỗi lần nó khóc. Như một kết quả, bất cứ khi nào nó muốn được bồng, nó khóc. Đó không phải là một chiến thuật thành công sao? Ngay cả một đứa bé sơ sinh cũng cảm thấy được môi trường của nó và cảm được điều nó có thể làm trong môi trường đó. Việc bồng nó mỗi lần nó khóc là khuyến khích nó cho việc đòi hỏi sự chú ý và phục vụ. Trẻ sơ sinh thích được ấp ủ và chúng ta có một cảm giác thích thú khi ôm ấp chúng đến nỗi rất dễ để đáp trả động lực tự nhiên ấy. Tuy nhiên, nếu chúng ta ý thức rằng chúng ta đang tước đoạt quyền nghỉ ngơi của nó và đang cho nó một ý tưởng sai lầm về cách tìm một chỗ đứng trên thế giới. Một thói quen nên được sắp đặt để thu xếp thời giờ cho sự nghỉ ngơi và thời giờ cho sự ấp ủ, giúp đứa trẻ khám phá luật lệ bình thường trong cuộc sống và sự thoải mái của trật tự được thiết lập. Vì thế, nên tránh hành động theo phản ứng tự nhiên thúc đẩy. Trái lại, hãy quan tâm nhu cầu của hoàn cảnh đang đòi hỏi sự gì?
Ông bố, Minh Quân 8 tuổi, Mỹ Yến 6 tuổi, và Mỹ Nga 3 tuổi, đang đắp hình một người bằng tuyết. Cậu bé Minh Quân không còn thích thú nữa và bắt đầu trò chơi riêng: chạy chơi và trượt trên tuyết. Trong lúc ông bố vói tay để làm cái đầu người tuyết, cậu bé chạy chơi, lao người vào ông bố, làm nắm tuyết rơi khỏi tay ông. “Con xin lỗi bố. Con không cố ý”. “Hãy ý tứ nhé”, bố đáp. Một ít phút sau, cậu bé lại lao đầu vào Mỹ Yến và làm cô bé ngã xuống. Chân cô bé giẫm lên bệ của người tuyết và làm hư nó. Cô bé khóc. “Minh Quân đi vào nhà! Bố và các em không thích con ở đây”.
Ông bố hành động theo động lực tự nhiên, đã làm cách chính xác điều mà cậu bé muốn. Cậu bé hai lần xuống ngôi nghĩ rằng nó không còn chỗ đứng trong gia đình nầy. Đây là lý do nó mất đi sự thích thú trong sinh hoạt chung. Nó hành động trong cách thức nó có thể chứng tỏ cho chính nó sự chính xác của giả thuyết đó, dầu nó không ý thức về lý do cho hành động của nó. Nó xếp đặt để nó bị loại ra. Thật vậy, nó không được lịch sự trong hành động. Không lạ gì ông bố và các em nó không muốn nó ở đó.
Minh Quân cần có người hiểu và giúp đỡ nó. Nếu ông bố đã hiểu được nỗi lo âu của cậu bé về một chỗ đứng trong cuộc sống và biết tại sao nó tạo nên sự khước từ, ông đã có thể tránh được động lực xua đuổi cậu bé đi chỗ khác. Ông đã không dễ dàng rơi vào bẩy của cậu bé.
Toàn thể tình cảnh lẽ ra phải làm cách khác. Vì cậu bé muốn chạy chơi chùi tuyết, ông bố có thể gợi ý: tất cả ngưng việc đắp tượng một lúc và cùng với Minh Quân chạy chơi chùi tuyết. Ông bố có thể phớt lờ sự thích thú của bé Mỹ Yến và gợi ý một cách cổ vũ rằng: “Minh Quân con hướng dẫn phái đoàn và chúng ta sẽ san bằng tuyết xuống vừa một lối đi để chúng ta có thể chùi trợt tuyết được‘. Hành đông như thế sẽ làm vô giá trị cố gắng để bị khước từ của cậu bé, trái lại khiến nó trở thành người lãnh đạo và làm gia tăng sự thích thú trong gia đình. Hành vi quậy phá có thể trở thành hoạt động hữu ích và xây dựng.
- Minh Quang, cổ con đau bao lâu rồi? Cô y tá hỏi đứa trẻ 4 tuổi.
- Nó bắt đầu phàn nàn từ sáng hôm qua. Bà mẹ trả lời cho nó.
- Nó thường kêu hay đau cổ lắm. Chị nó Vi Anh 8 tuổi xen vào.
- Con có cảm thấy sốt không? Cô y tá lại hỏi thẳng cậu bé.
- Nó xem ra không có sốt sáng nay. Mẹ nó trả lời.
- Con có ăn sáng chưa?
- Ăn một tí thôi, không nhiều lắm. Chị nó ăn nhiều và làm tôi phát điên lên. Bà mẹ cười.
Cậu bé Minh Quang khéo léo để những người khác nói thay cho nó. Nó còn bé, không có cơ hội nói cho chính mình. Không được khuyến khích từ đầu, cậu bé đã khám phá ra rằng nó có thể ngồi phía sau, im lặng và không cần trả lời ngay cả diễn tả bằng nét mặt và để cho chị và mẹ nó nói thay. Nó có thể giận dữ, nhưng nếu nhìn người ta có thể thấy rằng nó để cho họ phục vụ nó.
Nếu bà mẹ muốn cho cậu bé lớn lên, bà phải im miệng đi để cho cậu bé nói. Phản ứng tự nhiên muốn nói thay cho nó làm nó và bà thêm rắc rối. Bà cũng phải phớt lờ những câu trả lời của chị nó thay cho nó. Chị nó có thể nghĩ rằng cô cho thấy sự trổi vượt của nó trên cậu bé, và thật vậy cô ta đã đặt mình trong sự phục vụ cho nó.
Nếu mẹ nó hỏi: “Minh Quang con thích loại cereal nào?” Nó có thể trả lời nhưng nó chờ đợi có người trả lời cho nó. Và thật vậy, chi nó liền nói: “Nó muốn loại giống như bắp rang đó mẹ”. Cậu bé có thể nói cho nó. Tại sao chúng ta không chịu chờ cho tới khi nó nói điều nó muốn. Không có loại cereal nào cả cho tới khi cậu bé nói lên điều nó thích.
Mỗi khi chúng ta trả lời thay cho cậu bé do phản ứng tự nhiên, chúng ta có thể nói rằng chúng ta đang làm điều nó muốn chúng ta làm dầu đứa trẻ chính nó không ý thức về điều đó. Nếu nó thút thít hoặïc khóc khi chúng ta nói chuyện trên điện thoại, nó muốn chúng ta đáp lại ước muốn đòi sự chú ý hoàn toàn của chúng ta. Nếu chúng ta quở trách nó vì những vết bẩn thỉu vung vãi trên sàn, đứa trẻ đã thành công trong việc đưa chúng ta vào cuộc chiến. Nếu chúng ta cột áo khoát cho nó vì nó xem ra lúng túng, chúng ta tái xác nhận quan niệm vô dụng của nó và rồi chúng ta lại phục vụ nó. Đó là sức mạnh của đứa trẻ yếu.
Lm. levanquang