Chuyển ngữ: Nguyễn Tiến Cảnh
..Lời
nói trước
Không
một tổng thống Hoa Kỳ nào lại bị đánh phá nhiều như Tổng Thống Donald J. Trump.
Ông làm hay nói bất cứ điều gì dù tốt hay xấu, đúng hay sai đều bị báo chí phe
tả chỉ trích, mà còn thêu dệt thêm hoặc cắt xén bớt đi để lấy cớ công kích ông,
thậm chí có những điều bịa đặt với những lời lẽ đầy vẻ lộng ngôn. Ngay cả khi
ông bị nhiễm Covid-19, có người còn mong cho ông chết. Thật là tàn nhẫn và vô
luân!. Đó là sự thật. Ngay cả việc ông đề nghị các thẩm phán vào các tòa án
liên bang hay tối cao cũng bị chỉ trích. Chỉ trích Trump chưa đủ thì quay ra
đánh phá các vị thẩm phán được đề cử.
Phe
dân chủ đã tấn công thẩm phán Brett Michael Kavanaugh khi ông được đề cử vào
Tối Cao Pháp Viện, bất kể lương tri con người. Họ ngụy tạo nhân chứng để bôi
bẩn cá nhân và gia đình ông. Bây giờ đến bà Amy Coney Barrett được TT Trump đề
cử vào Tối Cao Pháp Viện thế chổ của bà Ruth Bader Ginsburg mới qua đời. Đảng
Dân Chủ tấn công bà Amy Coney Barrett không phải về chuyên môn của bà mà về
niềm tin tôn giáo của bà, vào chính đạo Công Giáo. Đức Tổng Giám Mục Charles J.
Chaput, OFM, thuộc tổng giáo phận Philadelphia, vì thế, đã lên tiếng. Dưới đây
là bài lên tiếng của Đức Tồng với các thượng nghị sĩ phe Dân Chủ mà tiêu biểu
là hai bà Feinstein và Harris. Xin được chuyển ngữ để rộng đường dư luận. NTC
****
Khi thượng nghị sĩ Dianne Feinstein muốn
đốt cháy bà Amy Coney Barrett được đề cử vào Tòa Liên Bang ba năm trước đây, và
bây giờ được đề cử vào Tối Cao Pháp Viện. Bà Feinstein lo sợ vì “Tín Điều hoạt động mãnh liệt trong bà Amy
Barrett”.
Là một thượng nghị sĩ có thiên kiến rõ
ràng, bà ta e ngại chuyện đó là phải. Cuộc sống của bà Barrett cho thấy bà hiện
tin tưởng và tìm cách sống những điều mà đức tin Công Giáo của bà dạy bà. Ngoài
ra bà có một trí thông minh siêu phàm, một hiểu biết sâu xa về luật pháp, là
một luật gia có thành tích tuyệt vời. Nói cách khác, bà là nỗi kinh hoàng cho
một số loại chính trị gia phe phái.
Cứ bỏ qua một bên đi cái kiến thức nghèo
nàn và thô lỗ của bà Feinstein, thì nói cho cùng bà cũng không cô đơn với cái
thiên kiến mù quáng của bà. Miệt thị những ai có lòng xác tín tôn giáo mãnh
liệt, nhất là đạo Công Giáo, thì là một con virus đang lẩn khuất quanh đây. Và
hình như nó đang gây nhiễm một số thượng nghị sĩ thuộc đảng Dân Chủ, trong đó
có Kamala Harris, đồng viện của bà Feinstein ở California, hiện là ứng viên phó
tổng thống; bà này cũng nhìn thấy cái nguy cơ tiềm ẩn trong một âm mưu nguy
hiểm có tính quốc gia được gọi là Đoàn Hiệp Sĩ Kha Luân Bố / Knights of Columbus.
Những lời nói của bà Feinstein đã giúp
chúng ta hiểu rõ một số người trong tầng lớp chính trị của chúng ta hiện nay
nhìn thế nào người Công Giáo thực sự chứ không phải những người chỉ “có cái
tên” là Công Giáo. Thực vậy, bất cứ ai đã chịu phép thánh tẩy trong đạo Công
Giáo thì người đó là người Công Giáo. Dưới con mắt của đảng Dân Chủ, điều đó
không thành vấn đề. Nếu người ta bắt gặp bạn đang ngồi đọc kinh lần chuỗi Mân
Côi một cách sốt sáng thì càng tốt hơn. Sự trung thành với văn hóa của nhiều cử
tri Công Giáo trong tầng lớp lao động đã một thời nặng tính Công Giáo thì nay
không còn nữa, cho dù cái đảng phái đó hiện giờ không có gì khác xưa. Là một
viên chức được tuyển chọn, bạn có thể được giải thưởng do một tổ chức lớn của Công
Giáo; nhưng nếu bạn là loại Công Giáo đi tìm cuộc sống dựa vào niềm tin Công
Giáo liên hệ đến hôn nhân và gia đình, tự do tôn giáo, giới tính hay phá
thai -thì đó lại là một vấn đề khác, như
nghị viên đảng Dân Chủ Dan Lipinski đã khám phá ra chính mình bị đảng của mình
loại bỏ ngay từ cuộc bầu cử sơ bộ đầu năm nay. Theo lời của tên hề Bill Maher
thì một người đàn bà như bà Amy Coney Barrett, thành tích nghề nghiệp của bà có
là gì đi nữa thì cũng chỉ là một “trò
hề”.
Trong một thời đại lành mạnh, những loại
tấn công như thế -chỉ thích hợp (để viết lên) với bức tường nhà vệ sinh (công
cộng) hơn là một bài diễn văn đọc ở một quốc gia pháp quyền- sẽ bị coi là ghê
tởm và không thích hợp. Nhưng chúng ta không sống trong một thời đại lành mạnh
như các thượng nghị sĩ Feinstein và Harris, và ông Maher đã chứng minh rõ ràng.
Người Công Giáo ở đất nước này đã chiến
đấu hơn một thế kỷ nay theo đường hướng của mình để đi vào giòng chính của Hoa
Kỳ, họ đã phải trả giá cao. Đối với những vị lãnh đạo chính trị tự xưng mình là Công Giáo thì những đồng
nghiệp của họ là những người chẳng có niềm tin gì hết cũng không thể phân biệt
được họ dựa theo quan điểm và hành động của họ; cái giá họ phải trả cũng cao.
Hàng triệu người Công Giáo đã phục vụ và hy sinh để bảo vệ đất nước này, cả
những tự do và cơ chế của nó. Ở thế kỷ trước, tất cả những tuyên úy quân đội
được ân thưởng bội tinh danh dự đều là những linh mục Công Giáo. Một thể chế
chính trị dân chủ đa nguyên đòi hỏi phải tôn trọng sự khác biệt niềm tin. Người
Công Giáo không thể và cũng không được bắt buộc những người có những xác tín
khác phải đồng ý với niềm tin tôn giáo của mình. Nhưng, người Công Giáo có
quyền đòi hỏi sự lịch sự và kính trọng đối với các giáo huấn của Giáo Hội của
họ, nhất là từ một thượng viện đã được xác quyết là có tinh thần phục vụ cho
toàn thể quốc gia.
Ngày nay sự thù nghịch đối với những
người ủng hộ giáo huấn Công Giáo lại chính là mối lo của mỗi người Công Giáo thực
sự –và bất cứ ai tuân thủ Tu Chánh Án Thứ Nhất. Nếu tấn công niềm tin là một
tiêu chuẩn có thể chấp nhận được thì hôm nay họ sẽ dùng nó để phản đối không chấp
nhận những người được đề cử vào các tòa án, rồi mai ngày họ sẽ dùng để tấn công
những người còn lại của chúng ta là những người bảo vệ những giáo huấn về niềm
tin của chúng ta. Những gì đang xẩy ra trong những cuộc điều trần tại thượng
viện được chấp nhận và những tranh luận nơi công chúng về những ứng viên tòa án
là một báo hiệu về những tấn công tương lai vào chính Giáo Hội và bất cứ ai là
chứng nhân luân lý kiên vững của Giáo Hội. Hơn thập niên qua, chúng ta đã thấy
Giáo Hội Công Giáo -và nhiều người trong số các thừa tác viên và các cơ chế của
Giáo Hội- đã là đích nhắm đặc biệt về những vấn đề niềm tin.
Những ai tin tưởng vào tu chánh án thứ
nhất về quyền tự do tôn giáo nên nhận thức rằng những trắc nghiệm về niềm tin chính
là những tấn công về tự do tôn giáo. Và gán ghép những người Công Giáo bất đồng
chính kiến với Giáo Hội là những “người
Mỹ giòng chính” và những người Công Giáo có niềm tin vững chắc là “những kẻ cực đoan”-giờ đây chính là một
kỹ thuật chiến tranh văn hóa phổ quát và hoàn toàn bất lương- là một trở ngại
đặc biệt cho việc tự do thực hành tôn giáo. Nó đặt quyền lợi của những người
Hoa Kỳ vào chỗ nguy hiểm hơn bao giờ hết khi họ được đề cử vào những chức vị
của tòa án.
Most Rev. Charles J. Chaput, OFM, Tổng
Giám Mục Philadelphia
Sept. 28, 2020
_________________________________________________
Chuyển ngữ: Nguyễn Tiến Cảnh
Fleming Island, Florida
Oct. 6, 2020
Nguồn:
https://www.firstthings.com/web-exclusives/2020/09/...