David Crary - Ngày
31 tháng 10 năm 2020
Đức Tổng
Giám mục Alexander Sample mang Thánh Thể vào trung tâm thành phố Portland, Oregon, thực hiện nghi thức trừ quỷ
và lần hạt để mang lại hòa bình và công lý cho thành phố, vào ngày 17 tháng 10 năm 2020.
Trong văn hóa đại chúng, việc trừ quỷ thường
đóng vai trò như một mưu chước trong
các bộ phim kinh dị về quỷ ám. Gần đây, hai tổng giám mục Công giáo La Mã
đã thể hiện một bộ mặt khác của việc trừ quỷ. Các ngài thực hiện nghi thức trong các buổi lễ
ngoài trời có người tham
dự nghiêm trang để
xua trừ bất cứ hồn ma nào còn quấy quất sau các cuộc biểu tình gay gắt.
Tại Portland, Oregon, Đức Tổng
Giám mục Alexander Sample đã dẫn đầu đoàn rước hơn 200 người đến một công viên
thành phố vào ngày 17 tháng 10, để cầu nguyện, sau đó tiến hành nghi thức trừ quỷ theo nghi thức Rôma nhằm thanh tẩy cộng đồng tội ác. Sự kiện này diễn ra sau hơn bốn tháng diễn
ra các cuộc biểu tình vì công lý chủng tộc ở Portland, chủ yếu là ôn hòa nhưng
đôi khi thúc đẩy bạo lực và bạo loạn. (Ed Langlois / Catholic Sentinel qua
AP)
Tính cách
đặc biệt của các sự kiện đã gợi ý về cách trừ quỷ - có nguồn gốc từ thời cổ đại
- đã phát triển theo một số cách khi nó trở nên phổ biến hơn ở nhiều nơi trên
thế giới.
Cùng
ngày, cách 600 km về phía nam, Đức Tổng Giám Mục Salvatore
Cordileone giáo phận San Francisco đã cử hành nghi thức trừ quỷ bên ngoài một nhà
thờ Công giáo ở San Rafael, nơi những người biểu tình trước đó đã lật đổ tượng
của Cha Junipero Serra. Đức Tổng Giám Mục Cordileone nói: “Chúng ta cầu xin
Chúa thanh tẩy nơi ở của những hồn ma này, để Ngài có thể thanh tẩy trái tim của
những kẻ đã phạm tội phạm thánh này”.
Cha Serra
là một linh mục truyền giáo người Tây Ban Nha vào thế kỷ 18, được Giáo Hội ca
ngợi từ lâu vì đã đưa Công giáo Rôma đến vùng đất mà ngày nay gọi là miền Tây
Hoa Kỳ. Những người chỉ trích Cha nói rằng khi hoán cải người Mỹ bản địa
sang Công giáo, Cha đã buộc họ phải từ bỏ văn hóa của mình nếu không thì phải đối
mặt với hình phạt tàn bạo.
Đức Tổng
Giám Mục Cordileone cho biết những lời cầu nguyện trừ quỷ được thực hiện bằng
tiếng Latinh, ngài nhận xét rằng “Tiếng Latinh có xu hướng chống lại ma quỷ hiệu
quả hơn vì ma quỷ không thích ngôn ngữ của Giáo Hội.” Những lời cầu nguyện
này khác với những lời cầu nguyện được dâng lên Chúa khi một người bị coi là đối
tượng của quỷ ám.
Hai
chuyên gia về trừ quỷ - giáo sư nghiên cứu tôn giáo
Andrew Chesnut của Đại học Virginia Commonwealth và Linh mục Pius Pietrzyk của
Đại học và Chủng viện Thánh Patrick ở California - kể lại rằng không có cuộc trừ
quỷ nào gần đây ở Hoa Kỳ giống như ở Oregon và California.
Giáo sư Chesnut
lưu ý rằng ở Mêxico, một số giáo sĩ Công giáo cấp cao đã thực hiện một nghi thức
trừ quỷ vào năm 2015 nhằm trục xuất ma quỷ trên toàn quốc. Những người
tham gia cho biết họ đang phản đối bạo lực xẩy ra ở mức độ cao, các hành vi phá
thai và tội ác của các băng đảng ma túy.
Nói rộng ra,
giáo sư Chesnut cho biết nghi thức trừ quỷ, theo hình thức truyền thống, là việc
xua đuổi quỷ, đang ngày càng phổ biến trên khắp thế giới, mặc dù không có số liệu
thống kê chính thức.
“The
Exorcist – Người trừ quỷ”, bộ phim kinh dị đáng nhớ năm 1973, mô tả trừ quỷ là
một nỗ lực tương đối hiếm và bí mật. Nhưng theo giáo sư Chesnut, hiện nay
việc một số nhà trừ quỷ chống lại ma quỷ từ xa bằng điện thoại di động đã trở
nên phổ biến.
Ông nói rằng
động lực thúc đẩy sự gia tăng kể từ những năm 1980 là sự lan rộng của các giáo
hội Ngũ Tuần, là các giáo hội nhấn mạnh cuộc xung đột giữa ma quỷ và Chúa Thánh
Thần, đặc biệt là ở châu Mỹ Latinh, châu Phi và các khu vực châu Á, bao gồm cả
Philippines.
Brazil là
một điểm nóng đặc biệt của việc trừ quỷ, đôi khi xuất hiện trên các chương
trình truyền hình các buổi lễ ở nhà thờ. Các mục sư vẫy tay trên một người
được coi là bị quỷ nhập, hét lên các mệnh lệnh cho ma quỷ xuất ra, sau đó nắm
tay lại rồi dí vào trán người đó và đẩy họ về phía sau, đôi khi khiến họ đổ
ngã.
Giáo Hội
Công giáo không giao lại việc thực hành trừ quỷ cho các tín ngưỡng khác
này. Đức Thánh Cha Phanxicô đã thừa nhận tính hợp pháp của thực hành này,
và một trường đại học ở Rôma được Vatican chấp thuận đã tiến hành các khóa đào
tạo trừ quỷ, trong thời gian Đức Phanxicô làm Giáo Hoàng, dành cho các linh mục
từ khắp nơi trên thế giới.
Vào tháng
9, Đức Phanxicô đã bổ nhiệm ba tổng giám mục phụ tá mới cho tổng giáo phận
Chicago; một trong số các vị đó là Jeffrey Grob, một trong những chuyên
gia hàng đầu trừ quỷ trong tổng giáo phận.
Tại Hoa Kỳ,
một trong những tổ chức Công giáo hàng đầu tập trung vào việc trừ quỷ là Học Viện
Giáo hoàng Lêô III ở ngoại ô Libertyville, Chicago. Mặc dù được phép hoạt
động với sự chấp thuận của Hội đồng Giám mục Công giáo Hoa Kỳ, viện này độc lập và được tài trợ tư nhân, tập trung vào
việc đào tạo và giáo dục các linh mục về việc trừ quỷ.
Trong một tuyên
bố trên trang web của mình, viện thừa nhận có một số hoài nghi về việc trừ
quỷ và quỷ ám.
Viện đó
nói: “Nhiều người Công giáo nằm trong số những người không tin vào ma quỷ hoặc ảnh
hưởng của ma quỷ đối với họ. Điều quan trọng cần nhắc lại là Đức Thánh Cha
Phanxicô chưa bao giờ ngại nói về ma quỷ, và đã nhiều lần cảnh báo về sự ngây
thơ trong cuộc chiến chống lại Satan, ngay cả trong thế kỷ 21”.
Một thách
thức lâu năm đối với các nhà trừ quỷ thời hiện đại là xác định xem một người có
khả năng bị quỷ ám có thực sự gặp phải vấn đề mà các chuyên gia sức khỏe tâm thần
có thể giải quyết tốt hơn hay không.
Về vấn đề
này, viện nghiên cứu cho biết chương trình giảng dạy của họ "dành tầm quan
trọng cho việc học biết cách phân biệt liệu ai đó có thực sự bị quỷ ám hay
không, hay liệu họ có mắc một số loại bệnh tâm thần hoặc tâm lý hay
không."
Viện cho
biết họ đồng ý với những người nói rằng các cuộc trừ quỷ đã gia tăng trong những
năm gần đây, nhưng nói thêm rằng “không có nghiên cứu thống kê nghiêm túc nào về
hoạt động này”.
Hội đồng giám
mục Hoa Kỳ đã đặt câu hỏi và trả lời chi tiết về việc trừ tà trên
trang web của họ, "với hy vọng đưa ra được thông tin rõ ràng về một vấn đề
thường bị che giấu trong bí mật hoặc thông tin sai lệch."
Một số điểm
cơ bản trong tài liệu HỎI-và-TRẢ LỜI:
- Có hai
loại trừ quỷ: phụ tùy và chính yếu. Hình thức phụ tùy được thực hiện thường
xuyên trong nghi thức rửa tội; hình thức chính yếu đòi hỏi việc trục xuất
ma quỷ và chỉ nên được thực hiện bởi một giám mục hoặc một linh mục được phép của
giám mục.
- Một người
chỉ nên được giới thiệu đến một nhà trừ quỷ sau khi đã trải qua một cuộc kiểm
tra kỹ lưỡng bao gồm kiểm tra y tế, tâm lý và tâm thần.
- Trong một
số trường hợp, một linh mục Công giáo được phép thực hiện việc trừ quỷ đối với
một Kitô hữu không theo Công giáo.
- Trong
những trường hợp liên quan đến việc quỷ nhập vào một cá nhân, danh tính của nhà
trừ quỷ cần được giữ bí mật hoặc nhiều nhất là chỉ được các linh mục của giáo
phận biết đến, để nhà trừ quỷ đó không bị lấn át bởi những cuộc gọi và tra vấn tùy
tiện.
- Khi người
được trừ quỷ là nữ, thì nên có ít nhất một phụ nữ khác có mặt “vì tính chất
riêng tư và sự thận trọng”.
Nhà báo Mauricio Savarese của Associated Press ở Sao
Paulo, Brazil, đã đóng góp cho báo cáo này.
Phêrô Phạm
Văn Trung chuyển ngữ.
https://apnews.com/article/portland-san-francisco-oregon-cff13a56cd41997553ea3e9a8fc21384