+ TIN MỪNG
(c 13) Khi Đức Giê-su đến vùng kế cận
thành Xê-da-rê Phi-líp-phê, Người hỏi các môn đệ rằng: “Người ta nói
con Người là ai?” (c 14) Các ông thưa: “Kẻ thì nói là ông Gio-an Tẩy
Giả, kẻ thì bảo là ông Ê-li-a, có người lại cho là ông Giê-rê-mi-a hay
một trong các vị ngôn sứ”. (c 15) Đức Giê-su lại hỏi: “Còn anh em, anh
em bảo Thầy là ai?” (c 16) Ông Si-mon Phê-rô thưa: “Thầy là Đấng Ki-tô,
Con Thiên Chúa hằng sống”. (c 17) Đức Giê-su nói với ông: “Này anh
Si-mon con ông Giô-na, Anh thật là người có phúc, vì không phải phàm
nhân mặc khải cho anh điều đó, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên
trời. (c 18) Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: Anh là Phê-rô, nghĩa là
Tảng Đá. Trên Tảng Đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy. Và
quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. (c 19) Thầy sẽ trao cho anh
chìa khóa Nước Trời. Dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng
sẽ cầm buộc như vậy. Dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng
sẽ tháo cởi như vậy”.
+ HAI CỘT TRỤ CỦA HỘI THÁNH
Khi đọc lại lịch sử của hai vị thánh Phêrô và Phaolô, nhân
loại không khỏi ngạc nhiên vì hai con người này hai tính khí khác nhau, hai nền
giáo dục khác nhau, nhưng đã bổ túc cho nhau khiến hai Đấng trở nên cột trụ
vững chắc cho Giáo Hội của Chúa Kitô ở trần thế. Thánh Phêrô,vị tông đồ trưởng
đã bộc trực thưa với Chúa Giêsu ba lần “ Ngài yêu mến Chúa”, nhưng sau đó lại
chối Chúa ba lần. Còn thánh Phaolô, một con người bắt bớ Giáo Hội của Chúa, đã
bị Chúa làm cho tan nát trên đường đi
+ THÁNH PHÊRÔ VÀ THÁNH PHAOLÔ NÊU GƯƠNG TÔNG ĐỒ +
Dù thánh Phêrô đã chối Chúa tới ba lần, dù trước đó Ngài đã
cương quyết theo Thầy tới cùng, nhưng khi nghe Chúa loan báo cuộc thương khó
Ngài phải chịu để cứu độ nhân loại, Phêrô không thể hiểu được Thầy mình, Ông đã
cản ngăn đường Chúa đi, Chúa đã khiển trách Phêrô rất nặng lời, cho ông là
Satan, ma quỉ. Nhưng Phêrô đã nhận ra con người của Chúa sau ba lần
chối Thầy. Phêrô cũng chỉ nhận ra tình yêu và lòng xót thương của Chúa sau
những giọt nước mắt tang thương, ăn năn, sám hối. Còn Phaolô chỉ nhận ra Chúa
khi Ông hăm hở, lấc cấc, hăng say truy lùng, bắt bớ các môn đệ của Chúa. Ông
chỉ hiểu được lòng tha thứ và tình thương của Chúa khi Ông ngã ngựa và đôi mắt
bị mù lòa trên đường Đamas. Hai thánh nhân đều ý thức việc quay trở lại với
Chúa, đều cảm nghiệm tình thương xót hải hà của Chúa. Hai Ngài đã rất thực,
sống hoàn toàn như mình nghĩ và cũng hồi sinh mau chóng khi hiểu được con
người đầy xót thương của Chúa Giêsu. Nên, dù hai tính
khí, hai nền giáo dục, hai khả năng, hai cách làm việc khác nhau, thánh Phêrô
và thánh Phaolô đã bổ túc cho nhau để xây dựng Giáo Hội của Chúa vững chắc ở
trần gian này. Hai vị thánh tông đồ đã nêu gương sáng cho nhân loại, cho Hội
Thánh, cho từng người về lòng nhiệt thành, sự can đảm và sự say mê truyền giáo
của các Ngài. Hai Ngài còn cho nhân loại thấy dù yếu hèn, dù tội lỗi, dù kém
tài, Chúa vẫn luôn dùng tới nếu con người biết tin, cậy và quay trở về với
Chúa. Mỗi một con người đều có chỗ đứng trong trái tim Chúa. Chúa thương yêu
con người không chung chung, có lệ, nhưng Chúa gọi tên từng người một vì “Ta
biết chiên và chiên biết Ta “.Chúa dùng mọi người, dùng mỗi người với tất cả
những gì đang có, những khuyết điểm, những hạn hẹp của con người, Chúa xử dụng
tất cả để làm phong phú, đa dạng và làm nổi bật quyền năng, uy dũng của Ngài.
Lễ hai thánh Phêrô và Phaolô là lễ kính mầu nhiệm Hội Thánh đặt nền tảng trên
các Ngài. “Lạy Chúa, Chúa đã ban cho chúng con được vui mừng hoan hỷ nhân ngày
đại lễ kính hai thánh tông đồ Phêrô và Phaolô. Chính nhờ các Ngài, Hội Thánh đã
bắt đầu đón nhận đức tin, xin cho Hội Thánh cũng luôn trng thành tuân giữ lời
các Ngài giảng dậy”
Lm Giu-se Nguyễn hưng Lợi DCCT
+ Thánh Phêrô- Chúa chọn đứng
đầu Giáo Hội
Simon, người anh em của Thánh Anrê, xuất
thân từ Betsaida miền Galilê, làm nghề đánh cá, đã có gia đình. Khi Đức Giêsu
thành Nadarét gọi để theo và phục vụ Người, Thánh Phêrô đã được đặt tên mới là
Kêpha, theo nghĩa Do Thái là Đá (từ đó dịch sang La ngữ là Petrus: Phêrô). Tên
mới này nói lên sứ vụ trong tương lai của ông (x. Mt 16.13-20). Thánh Phêrô là
người đứng đầu trong danh sách Mười Hai Tông Đồ của Chúa Giêsu.
Thánh Phêrô là một trong ba môn đệ, nói
đúng hơn trong ba tông đồ được Chúa ưu ái một cách đặc biệt hơn những tông đồ
khác. Thánh nhân được Đức Giêsu cho tham dự vào hầu hết những biến cố quan
trọng trong cuộc đời công khai của Chúa. Tính tình Phêrô nóng bỏng, bộc trực và
đôi lúc hơi liều lĩnh.
Nói
về Thánh Phêrô, người ta không thể không nhắc đến cái vết thật đen trong cuộc đời
của ngài. Đó là việc ngài đã chối Chúa. Tuy nhiên, bên cạnh những cái không tốt
đó, chúng ta lại thấy nơi Thánh Phêrô có nhiều đức tính đáng nể phục. Đó là
lòng quảng đại. Phúc Âm đã ghi thật rõ, vừa khi được Chúa gọi, Simon Phêrô
nhanh nhẹn từ bỏ nhiều thứ mà về sau thánh nhân thưa với Chúa là con đã bỏ tất
cả mọi sự mà theo Thầy. Bên cạnh lòng quảng đại, chúng ta còn thấy ở nơi Thánh
Phêrô một đức tigắn bó keo sơn với Chúa: "Lạy thầy, bỏ thầy chúng con biết
theo ai vì Thầy có lời ban sự sống đời đời”.
Sau khi Chúa Giêsu về trời, Thánh Phêrô
lãnh đạo cộng đoàn tại Giêrusalem. Vào cuối đời, Thánh Phêrô đến sống ở Rôma là
trung tâm của đế quốc La Mã. Tại đó, Thánh nhân đã làm cho nhiều người ngoại
giáo trở lại. Khi cuộc bách hại các Kitô hữu xảy ra, họ đã nài xin Phêrô rời bỏ
Rôma để thoát thân. Người ta nói rằng Thánh Phêrô đã thực sự ra đi; nhưng trên
đường ngài đã gặp Đức Chúa Giêsu. Phêrô hỏi Chúa: “Lạy Chúa, Chúa đang đi đâu
vậy?” Đức Chúa Giêsu trả lời: “Ta đến để chịu đóng đinh thêm một lần nữa!” Sau
đó, Phêrô quay trở lại. Thánh Phêrô chịu tử đạo trên đồi Vatican khoảng năm 64
- 67.
+ Hỡi Simon- Phê-rô con là đá !
Trên
đá này Ta xây Giáo Hội muôn đời,
Để
đứng đầu lèo lái thuyền Giáo Hội,
Ta
đã chọn con trong sổ loài người.
Chúa
đã biết con là người tội lỗi,
Vẫn
tin tưởng và yêu mến thiết tha,
Vì
khiếp sợ đã chối Chúa ba lần,
Bỏ
chài lưới đưa linh hồn theo Chúa.
“
Lạy Thầy ! Bỏ Thầy con biết theo ai ?
Vì
chính Thầy ban sự sống đời đời.”
Con
quyết tâm từ đây đi theo Chúa.
Và
xin đem yêu thương cho mọi người,
Con
khách bộ hành trên đường lữ thứ,
Theo
gương Chúa lòng cảm mến tri ân,
Dù
đời con đã sa ngã bao lần,
Chúa
vẫn chọn con trong mười hai đệ tử.
Lạy
Thánh Phê-rô cao trọng quyền thế !
Hiên
ngang tử đạo niềm tin vững vàng,
Xin
cho con tuân Thánh ý Chúa truyền,
Theo Chúa đem linh hồn cho Giáo Hội
+ Cuôc đời Thánh Phaolô và sự trở lại
· Thánh Phaolô tông đồ, vị tông đồ cột trụ của
Giáo hội sơ khai và vẫn còn là tông đồ nòng cốt của Giáo hội cho đến cùng. Tuy
nhiên, Ngài là vị tông đồ không thuộc nhóm mười hai. Trái lại, Ngài còn có một
quá khứ bách hại đạo Chúa nữa. Bởi đó càng nhớ ơn Ngài bao nhiêu, chúng ta càng
thấy biến cố xoay đổi vị tông đồ cả quan trọng bấy nhiêu.
Chúng
ta hãy nghe chính vị tông đồ nói về cuộc trở lại của mình : - "Tôi là
người Do thái, sinh tại Tarsô, xứ Cilieia, đã được nuôi nấng trong thành này
(tức Giêrusalem) đã thụ giáo dưới chân Gamaliel, rập theo khuôn phép nhiệm nhặt
của lề luật cha ông, nhiệt tâm thờ phượng Thiên Chúa cũng như các ông hết ngày
hôm nay. Tôi đã bắt bớ đạo này, đến chết chóc cũng không từ, xiềng xích đã được
các thượng tế cho cầm trát để thông tri cho đồng bào mà lên đường đi Damas, để
bắt trói những người Kitô hữu ở đó và giải về Giêrusalem để trừng trị.
Số
là dọc đường khi tới gần Đamas, thì vào lối giữa trưa thình lình tự trời, một
ánh sáng chói lòa lóe rạng bao phủ lấy tôi, tôi ngã xuống nền đất, và nghe có
tiếng nói với tôi : - Saulê, Saulê tại sao ngươi bắt bớ ta ?
Tôi
hỏi : "Thưa Ngài, Ngài là ai ?". Và Ngài nói cùng tôi : "Ta là Giêsu
Na
.Và
ngay giờ ấy tôi đã được thấy lại.
Ông
lại nói : - Thiên Chúa của cha ông chúng ta đã tiền định cho anh được biết
thánh ý Ngài, được thấy đấng công chính và nghe tiếng phát xuất tự miệng Ngài,
vì anh sẽ là chứng tá cho Ngài trước mặt mọi người về điều anh đã thấy đã nghe.
Và bây giờ sao còn lần lựa ? Hãy chỗi dậy chịu thanh tẩy và chịu rửa mình cho
sạch các tội của anh, miệng kêu khấn danh Ngài.
Xẩy
ra là khi tôi về Giêrusalem, và cầu nguyện trong đền thờ, tôi đã được ngất trí,
và được thấy Ngài phán bảo tôi: - Hãy mau ra khỏi Giêrusalem, vì chúng sẽ không
đón nhận chứng của người về ta.
Tôi
mới nói: - Lạy Chúa, họ biết lắm : chính tôi đã bỏ tù và đánh đòn khắp các hội
đường những kẻ tin vào Chúa, và khi người ta đổ máu Stêphanô, chứng tá của
Người, thì chính tôi đã có mặt và tán đồng, cùng canh giữ áo choàng cho những
kẻ giết anh ấy.
Nhưng
Ngài phán bảo : - Hãy đi, vì Ta sai ngươi đi xa, đến với dân ngoại (Cv 22-23)
Những tường thuật này cho thấy kinh nghiệm trên đường Đamas không chỉ nơi cuộc
trở lại của Phaolô mà còn ấn định những tư chất cá nhân trong đức tin và Tin Mừng
của vị tông đồ. Tất cả đều tập chú vào Chúa Giêsu là đấng đã sống lại mà vẫn sống
trong Giáo hội Người. Kinh nghiệm Đamas còn bao hàm sứ mệnh trao cho Phaolô rao
giảng Tin Mừng cho dân ngoại, một sứ mệnh thiết định tính cách phổ quát của Tin
Mừng mà có lẽ Phaolô chưa nhận thấy ngay. Ngoài ra cuộc trở lại của Phaolô còn
cho thấy ngay. Ngoài ra cuộc trở lại của Phaolô còn cho thấy quan niệm về sự
kêu gọi và sự chọn lựa do Thiên Chúa thực hiện.
+ Trên đường Damas bắt
người Ki-tô giáo,
Phao-lô ngã ngựa luồng
sáng chói lòa,
“ Saulê ! Saulê ! Sao
người theo bắt Ta ? “
Tiếng vang lên Đấng Linh
Thiêng truyền lệnh,
Phao-lô hỏi : “ Thưa
Ngài là ai thế ?
“ Ta là Jesus ngươi mà đang
đi tìm.”
“ Vậy thưa Ngài giờ tôi
phải làm gì ? “
“ Hãy chỗi dậy ! Vào
thành ngươi sẽ rõ. “
Từ đó Phao-lô thống hối
trở lại,
Gieo rắc Tin Mừng đi khắp
muôn nơi,
Là cột trụ tiên khởi của
Giáo đoàn.
Và trở thành Tông đồ dân
ngoại.
Giáo Hội vững bền hai
mươi thế kỷ,
Hai Vị Thánh đưa Giáo Hội
lên cao,
Thánh Phê-rô – Phao-lô
thật quyền thế,
Muôn ngàn đời sáng chói
Hai Vì Sao !
Lạy Thánh Phao-lô Ngài
quyêt tâm trở lại,
Xin giúp con cuộc sống mới
hồi sinh,
Yêu tha nhân và luôn biết
quên mình.
Dù bao năm đắm chìm
trong tội lỗi.
+ Lời nguyện
Lạy Chúa, là Thiên Chúa chúng con, Chúa đã sai hai
thánh Phê-rô và thánh Phao-lô tông đồ đến giảng dạy cho Hội Thánh những điều
căn bản của đức tin. Lời nguyện nhập lễ Lạy
Chúa, là Thiên Chúa chúng con, Chúa đã sai hai thánh Phê-rô và
thánh Phao-lô tông đồ đến giảng dạy cho Hội Thánh những điều căn bản của đức
tin. Xin nhận lời các ngài cầu thay nguyện giúp mà thương tình nâng đỡ và ban
cho chúng con vững vàng tiến bước trên con đường cứu độ.
Đinh văn Tiến Hùng