Với nhiều bà mẹ Việt Nam, nói lên tiếng “không” để đáp trả cho những yêu sách của con cái là chuyện không phải dễ, cho dầu nền kinh tế gia đình xem ra không được dồi dào, nhưng việc từ chối đối với một yêu cầu của đứa con là một chuyện cảm thấy đau lòng không thể làm được, nhất là đứa con đó lại là đứa con duy nhất của mình. Với sẵn quan niệm cho rằng thà mình vất vả một chút, đi làm thêm cuối tuần để cung cấp cho con mình có một đời sống đầy đủ và êm ấm còn hơn là chối từ để rồi cả con lẫn mẹ phải buồn sầu khổ sở.
Và đây là một cuộc đối thoại của một bà mẹ Việt Nam, một người mà đối với tôi quả thật rất hiền lành và tử tế nhưng nhiều chuyện không may đã xảy đến cho cuộc đời bà khiến bà mang nhiều mặc cảm.
Cậu bé Cương đòi mẹ:
- Mẹ, hãy mua cho con cái bể tắm mới!
- Để làm gì?
- Con không thích cái nầy nữa. Chở cho con đi mua cái mới.
- Con ơi, mẹ mệt lắm rồi. Chúng ta có thể mua nó ngày mai.
Cậu bé giẫm chân nói:
- Bây giờ.
- Mẹ van con. Hôm nay chúng ta đã đi ra ngoài quá nhiều lần rồi. Đi bơi, rồi đi học cỡi xe, rồi lại đi bơi. Con không thể chờ đếân ngày mai sao?
- Con muốn đi ngay bây giờ và có cái mới ngay.
Bà mẹ tiếp tục năn nỉ: bà quá mệt. Cậu bé khóc, thét, chưởi, và đá bà. Cuối cùng bà chìu nó, lái xe đến cữa hàng và mua cái bể mới rộng hơn và đẹp hơn cho nó.
Bà mẹ có cảm giác sâu xa nầy: cậu bé đã bị tổn thương vì bà và bố nó đã ly dị. Để bù lại cho sự bất hạnh đó, bà muốn cung cấp cho nó mọi sự có thể. Cậu bé cảm được điều đó nên lợi dụng để đòi mọi sự nó thích. Nếu bà mẹ biết nói “không” với những đòi hỏi hoàn toàn vô lý của cậu bé, nó sẽ thất vọng.
Không có lý do gì khiến một bà mẹ cứ phải thõa mãn những đòi hỏi vô lý của đứa bé như bà nghĩ bà sẽ phải làm như thế cho đến khi chết. Nếu vậy, không cần thiết cho cậu bé học cách đối đầu với sự chán nản bao lâu bà mẹ còn có thể bảo đảm rằng bà sẽ ở đó để ngăn chặn cho nó khỏi phải những chán nản thất vọng. Dưới những điều kiện như vậy, bà mẹ sẽ tiếp tục vai trò của kẻ nô lệ đáng thương, tiếp tục chấp nhận sự lạïm dụng và những cái đá từ đứa con bạo chúa của bà, coi nó như một người có đầy quyền hành có quyền đòi hỏi, nhận, và phát triển sự khôn khéo trong việc dùng sự giận dữ để điều khiển.
- Mẹ ơi, con có thể đi coi sô tối nay với bạn con, Thúy Hằng không? Cô bé Mỹ Nga gọi điện thoại xin mẹ. Mẹ của bạn con sẽ chở chúng con đi.
- Không, con ơi. Con không thể nào đi vào đêm có lớp.
- Nhưng mẹ, đây là một sô đặc biệt. Nó không có vào cuối tuần.
- Cái gì đặc biệt?
- Đó là câu chuyện về một con chó thật dễ thương, mẹ có biết không, từ trong sách.
- Mẹ thấy quảng cáo đó.
- Xin mẹ lần nầy thôi. Con hứa con sẽ không mệt mỏi vào ngày mai đâu.
Tôi ghét từ chối cho nó một cái gì, có nghĩa chối từ quá nhiều với nó, bà mẹ ngẫm nghĩ. Cô bé rất thích chuyện thú vật và thật là câu chuyện hay. Tôi nghĩ điều đó sẽ không làm trở ngại gì lần nầy. Hơn nữa, nếu tôi không cho nó đi, nó sẽ sụ mặt suốt buổi chiều và tôi không thể chịu được. Thôi được, nhưng phải về ngay sau khi sô kết thúc.
Cô bé Mỹ Nga trở lại và nói với bạn: “Mẹ tao đồng ý cho tao đi rồi”.
Cô bé Mỹ Nga có bà mẹ được huấn luyện tốt. Cô phấn khởi và hữu lý trong yêu sách của cô và tùy thuộc vào ý muốn của mẹ. Nhưng nếu mẹ từ chối, cô sẽ thụng mặt ra. Cô bé được điều cô muốn. Bà mẹ cho phép cô không tôn trọng trật tự và phá luật lệ quen thuộc. Khi bà mẹ không thể nói “không”, bà tỏ ra thiếu kính trọng cho chính bà, cho cô bé và sức khỏe của nó, cho thói quen và trật tự trong nhà.
Nếu bà mẹ tích lũy lại, bà sẽ ngạc nhiên với biết bao nhiêu “chỉ lần nầy thôi” đã được thõa nguyện. Mỗi lần tự nó có thể nghe là có lý, nhưng thường xuyên như vậy khiến bà mẹ nên xét lại. Đó là sự đe dọa có ám chỉ trong yêu sách biến nó thành một đòi hỏi của nhà độc tài.
Cảm thấy bó buộc phải làm vừa lòng một đứa trẻ nhiều như có thể là một sai lầm vì đó là một thái độ nô lệ làm tăng “cái mình là trung tâm” trong đứa trẻ. Cô bé xem cuộc đời như một cuộc thương mại làm sao đạt được điều cô muốn. Sự chú ý của cô chỉ chú trọng vào cô và điều cô ước muốn chứ không phải vào nhu cầu của tình thế. Khả năng phát triển sự cộng tác bị xói mòn. Khi cô không thể có được điều cô muốn, cô làm ra vẻ đáng được thương hại. Cô bé đã bị hư hỏng. Cô không có tư tưởng làm thế nào để kiềm chế được sự chán nản thất vọng, làm thế nào để chấp nhận tiếng “không”, và làm thế nào để cố gắng làm tốt hết sức. Phần đáng buồn là cô bé sẽ bị gặp nạn trong cuộc đời khi nó gặp phải hoàn cảnh ở đó không ai quan tâm đến việc làm cho cô vừa ý.
Cái nhìn thiển cận của chúng ta là: khó nhìn thấy những kết quả dài lâu của việc chìu theo những ước muốn kỳ quặt của đứa trẻ, vì làm nó vui thường mang lại sự hài hòa tạm thời cho gia đình. Vì thế, cần khôn ngoan trong việc làm vui lòng con trẻ. Con trẻ cần học biết làm sao điều khiển được những chán nản thất vọng. Cuộc đời người lớn thì đầy dẫy những điều đó. Thật vô lý mà cho rằng đứa trẻ sẽ có thể đối diện với những điều đó khi nó lớn lên. Ma thuật nào có thể cung cấp một sự khéo léo như thế trong khoảng thời gian đầu đời mà không cần phải học hỏi. Thế quân bình giữa làm vui lòng và không làm vui lòng cần phải xem xét kỹ lưỡng. Nếu thói quen và trật tự của gia đình đòi sự từ chối, và nếu bà mẹ có can đảm để nói “không”, cô bé có thể học được sự khéo léo cần thiết để chịu đựng được sự buồn chán đó.
lm.levanquang.