Cậu bé Văn Minh 4 tuổi đi với mẹ đến cửa hàng thực phẩm, mang theo chiếc súng bắn nước. Bà mẹ quay lại đúng lúc nhìn thấy nó xịt nước vào mặt một người đàn bà. “Minh sao con vô lễ vậy? Cất ngay chiếc súng đó!” Cậu bé hạ súng dường như để cho súng vào bọc, trề môi, và nhìn xuống sàn nhà. Một ít phút sau nó gặp cũng người đàn bà đó và lại xịt nước vào mặt bà. Khủng khiếp, bà mẹ chạy đến chụp cây súng và xin lỗi người người đàn bà ấy. Cậu bé hét và nhảy xổm. Người ta quay lại nhìn. Bà mẹ nhanh chóng giao lại chiếc súng cho cậu bé và bảo: “Được rồi, chúng ta đi ngay”.
Bà mẹ thiếu can đảm để nói tiếng “không”. Bà không thể chịu đựng nhìn thấy người ta nghe con bà hét. Bà mẹ đã huấn luyện cậu bé cảm thấy đúng trong những đòi hỏi của nó và phải có được điều nó muốn không thành vấn đề điều đó sai trái. Đến lượt cậu bé lại huấn luyện cho bà mẹ tốt đến nỗi bà sẵn sàng luôn tuân phục vào sự bạo chúa của nó.
Nhiều trẻ con một cách thô bạo tỏ rõ sự giận dữ của chúng lúc chúng bị chối từ điều mà chúng muốn. Tuy nhiên, bà mẹ bó buộc phải giữ trật tự. Bà không có thể để cho cậu bé xịt nước vào mặt người ta. Vì nó không muốn kiềm chế mình, bà mẹ không nên để nó dùng súng. “Con hãy cất súng vào bọc và để yên ở đó cho tới khi về nhà con mới có thể được chơi”. Bà mẹ kính trọng quyền diễn tả sự giận dữ của nó, nhưng cũng phải kính trọng quyền nói tiếng “không” của bà. Nếu người ta nhìn, đó là một việc không tốt đẹp, nhưng sự huấn luyện và phát triển đứa trẻ thì quan trọng hơn. Chúng ta phải học quan tâm đến những đòi hỏi của tình thế và không quan tâm đến cái người ta nghĩ. Ở đây bà mẹ phải chọn lựa giữa sự hư không và bổn phận làm mẹ.
Cậu bé Tiểu Long 3 tuổi đứng ở quầy bán đồ chơi khóc rên:
- Con muốn cái nào?
- Cái nầy, nó chỉ vào cái accordion nó đang cố gắng vói tới.
- Không con ơi, nó quá ồn. Con không thể có nó. Mẹ sẽ mua cho con một chiếc xe nhỏ.
- Con không muốn chiếc xe, cậu bé khóc. Con muốn cái đó à!
Bà mẹ phớt lờ nó và tiếp tục nhìn một vài món hàng trên quày đối diện. Cậu bé bám chân mẹ khóc:
- Con muốn nó! Con muốn nó! Con muốn nó!
- Đây, mẹ lấy cho con.
Khi cô bán hàng đưa cái gói cho bà mẹ, cậu bé vói tay lấy, bà mẹ nói:
-Chờ về đến nhà đã! Nó quá ồn ào trong cữa hàng.
Cậu bé khóc và bảo:
- Bây giờ. Bây giờ. Bây giờ.
- Con có thể mang nó. Nhưng không được bóc ra khỏi hộp.
Cậu bé ngay tức khắc xé giấy bao bên ngoài. Bà mẹ nhìn xuống với vẻ thất vọng. Nó kéo cái đàn. Kéo tới kéo lui làm phát sinh tiếng động.
- Con ơi, con biết nó kêu thế nào. Hãy chờ đến khi về nhà hoặc mẹ sẽ lấy cất nó ngay.
Nó kéo ra kéo vô. Bà mẹ chụp lấy cái đàn. Nó hét lên. Bà mẹ đưa lại cho nó. Cậu bé lại kéo ra kéo vô, bà mẹ giận dữ nói:
- Con chờ cho đến khi ra khỏi cữa hàng đã.
Cậu bé không nghe. Cuối cùng bà mẹ lôi nó ra khỏi cữa hàng:
- Con làm mẹ bực mình. Tại sao không thể chờ cho tới lúc ra khỏi cữa hàng?
Bà mẹ thiếu can đảm để nói tiếng “không” và phải dối diện với sự quấy rầy của cậu bé. Bằng mọi cách, nó phải được thõa ý. Cậu bé có bà mẹ dưới quyền nó.
Tuyệt đối không có lý do gì chúng ta lại mua cho một đứa trẻ mọi thứ nó thích và đòi hỏi. Cũng không có lý do để mua cho nó một cái gì mỗi lúc nó đi chợ với chúng ta. Những hành động như thế chìu theo những ý muốn kỳ cục của đứa trẻ, và làm nó cảm thấy những đòi hỏi như vậy là đúng. Nếu mẹ không mua cho con một cái gì, mẹ không yêu con nữa. Cậu bé không thích thú đồ chơi cho bằng thích thú thấy mẹ phải chìu ý nó tức khắc như nó muốn. Đồ chơi tự nó ít giá trị. Không bao lâu nó sẽ bị phế bỏ. Nhưng làm cho bà mẹ cung cấp ngay cho nó điều nó muốn mới trở thành quan trọng.
Đồ chơi nên có một mục đích hữu ích hoặc đáp ứng một nhu cầu. Chúng nên được cho những món quà thích ứng với thời gian được mong đợi như giây nhảy vào mùa xuân, đồ chơi nước vào mùa hè, đồ chơi trong nhà vào mùa đông. Đi mua đồ nên có mục đích. Nên tạo cho đứa trẻ một ý tưởng về tiền bạc và cách tiêu tiền khi đi với chúng ta. Nếu không có giới hạn vào cái nó có thể đòi hỏi, nó sẽ cho rằng sự cung cấp tiền bạc thì vô hạn và cảm giác về giá trị của những đồ mua đó sẽ trở nên lệch lạc.
Bà mẹ của cậu bé nên tỏ tình yêu đối với nó và tỏ ra quan tâm về sự lợi ích của nó nếu bà cẩn thận trong việc làm vừa lòng nó và giữ một thái độ “không” khi không cần thiết. Ở đây, bà hoàn toàn không thể thiết lập trật tự vì bà thiếu can đãm. Bà sợ làm tổn thương đứa trẻ và vì thế không thể nói tiếng “không” và cũng không thể cứng rắn được.
- Chúng ta cần cereal hôm nay, bé Mai! Con có thích chọn nó không?
Một cách sung sướng, bé Mai 6 tuổi nhìn một dãy hộâp đựng cereal với nhiều loại khác nhau, chọn lấy một, và đặt nó vào chiếc xe đi chợ. Bà mẹ chấp nhận sự chọn lựa, và rồi cô bé chạy tới quày kẹo, chọn lấy một hôp và mang tới cho mẹ.
- Không con ơi. Không phải hôm nay. Chúng ta có đủ kẹo ở nhà!
- Nhưng con muốn loại nầy hôm nay.
- Con có thể có nó lần sau, khi chúng ta đi chợ. Bà mẹ vừa nói vừa mỉm cười. Giúp mẹ chọn lấy một số cam!
Cô bé đem kẹo để lại chỗ cũ và theo mẹ tới hàng trái cây.
Bà mẹ tỏ ước muốn hợp lý làm đẹp lòng cô bé. Bà gợi ý cho cô bé đi chọn cereal. Cô bé chia xẻ một ít trách nhiệm. Tuy nhiên, khi cô bé có một yêu sách không hợp lý, bà mẹ nói “không “ trong cách thế thân tình, và đã có được sự cộng tác bằng cách gợi ý lần tới sẽ thỏa mãn ước vọng đó, và quan trọng hơn trong lãnh vực khác cô bé có thể giúp ngay bây giờ. Cô bé đang học cách đi chợ có mục đích.
Dĩ nhiên là chúng ta muốn làm vừa lòng con trẻ. Tuy nhiên, nếu chúng ta đạt tới mức chúng ta cố gắng làm vui lòng trẻ với chi phí có sắp xếp, hoặc chìu theo những đòi hỏi của nó một cách thích hợp, chúng ta không có gì phải sợ, chúng ta cũng cần phải ý thức những nguy hiểm trong những hành động đó. Chúng ta không cần phải tranh luận trong việc khước từ cho đứa trẻ điều nó muốn. Nhưng bất cứ khi nào ước muốn hoặc yêu sách của đứùa trẻ trái ngược với trật tự hoặc những đòi hỏi của tình thế, chúng ta phải có can đảm nói “không” là cái diễn tả sự phán đoán đúng đắn của chúng ta.