Tôi còn nhớ: ngày xưa khi còn ở chủng viện những cậu bé tinh nghịch phá phách thường bị các bề trên cho ra về, nhưng phần đông những cậu bé biết nghịch ngợm phá phách lại là những đứa trẻ thông minh và lanh lợi. Chúng ta đã làm mất đi một số những phần tử thông thái. Là những nhà giáo dục, là những cha mẹ chúng ta phải làm gì để hướng dẫn con cái mình khi chúng có những hành động không mấy thích hợp.
Quốc, 5 tuổi, mẹ nó đang phơi quần áo thấy nó và hai bạn nó đứng chung với nhau nấp đàng sau bụi lau của mảnh đất trống bên cạnh nhà. Nhìn kỹ hơn, bà khám phá ra rằng chúng tuột quần xuống và đang đái bậy. Bà vội chạy ra bảo hai đứa bạn nó đi về và lôi cổ bé Quốc về nhà. Cậu bé khóc. Bà mẹ vừa hét vừa phát vào mông đít thàng bé: “Mẹ đâu có dạy con làm như thế đâu. Tại sao con không đi về nhà để đi vệ sinh. Bây giờ đi vào phòng con và không được đi ra ngoài trong 3 ngày”. Đoạn bà nầy gọi cho bà mẹ của hai đứa kia và mách chuyện đã xảy ra.
Một ít ngày sau, cậu bé được phép ra ngoài chơi. Mẹ nó nhận được cú điện thoại từ người bạn láng giềng: “Cậu Quốc đang đái ở lối đi đàng trước nhà trong lúc một đám con trẻ gồm 2 đứa con gái đứng đó và nhìn”. Bà mẹ phóng ra và lôi cổ nó về nhà. Một lần nữa bà phết đít cậu bé nặng nề hơn. Chiều hôm ấy, bà mách chồng về chuyện đó. Ông bố mắng nó và đe dọa: “Nếu ba còn nghe con làm như thế nữa, ba sẽ đập cho một trận nhớ đời đấy nhé! Nhưng rồi, mọi sự đâu vào đó, cậu bé vẫn cứ tiếp tục. Mỗi lần như vậy cậu bé bị ăn đòn và bị nhốt trong nhà vài ngày.
Rõ ràng là hình phạt không ngăn cản được cậu bé. Trái lại, nó càng làm cho hành động đó thêm thích thú và càng làm cho cậu bé cảm thấy vui hơn nữa nếu nó hành động mà không bị bắt.
Chúng ta không thể giải quyết hết mọi vấn đề như thế. Và nếu chúng ta hành động không khôn khéo, chúng ta chỉ làm cho tình thế trở nên thậm tệ hơn thôi.
Cách tốt nhất cho bà mẹ là âm thầm gọi cậu bé vào và rất bình thản, không giận dữ nói với nó rằng vì nó không biết cách xử sự ở bên ngoài nên nó phải ở trong nhà. Hành động đó nên được áp dụng mỗi lần cậu bé bị khám phá đái bậy bên ngoài. Đây là lúc phải hành động chớ không nói nữa.
Những tật xấu mà con trẻ của chúng ta thường hay mắc phải, đó là: mút ngón tay, cắn móng tay, sờ chim, đái dầm, và đái bậy.
Bước đầu để đối phó với những vấn đề nầy là không nên đặt nặng vấn đề về chúng. Một khi đứa trẻ khám phá ra rằng nó đã làm một vấn đề xem ra làm phiền lòng bố mẹ một cách khác thường, nó sẽ dùng đó như một khí giới mạnh để tấn công khi cần đến. Vì thế, chúng ta nên lách buồm ra khỏi gió để tránh khỏi bị gió cuốn.
Mọi bác sĩ tâm lý đều biết rằng chuyện trẻ nhỏ sờ chim không có gì đáng phải chú ý vì không có gì là tai hại. Nếu chúng ta cho rằng nó đang thủ dâm thì đó là một điều quá đáng đối với con nít, nên cách tốt nhất là hành động dường như chúng ta không để ý gì đến chuyện đó. Sờ chim và mút ngón tay là những hình thức của sự khoái cảm dễ dàng nhất , ám chỉ đứa trẻ đã không tìm được sự thõa mãn trong cuộc đời. Nếu chúng ta cố gắng ngăn chặn nó, chúng ta chỉ thành công trong việc làm cho khoái cảm của nó càng thêm mãn nguyện. Bấy giờ nó càng thêm nhất quyết bảo vệ khoái cảm của nó và nhất định chống lại bất cứ mọi hành vi ngăn cản điều đó. Chính sự tiếp tục hành động cũng cho thấy mục đích thứ hai của nó, đó là sự tranh chấp quyền hành, và giờ đây nó muốn tỏ cho thấy sự thất bại của người lớn đang làm áp lực nó. Vì thế, chúng ta không nên đặt nặng vấn và nên giải quyềt vấn đề bằng cách cung ứng cho đứa bé những cảm giác thõa mãn về cuộc sống như mở rộng những sở thích và những hoạt động cho đứa trẻ.
Cô bé Mai Lan 3 tuổi thích mút ngón tay cái nhưng với một sự khác biệt. Nó giữ bàn tay kia ở trước mặt dường như để che giấu điều cô đang làm. Cô bé rút lui khỏi môi trường của cô và hành động một cách sung sướng như một việc riêng tư. Cô bé không cần ai khác.
Đái dầm: sau cơm tối bà mẹ để ý quan sát cậu bé Huân một cách kỹ càng để chắc chắn rằng nó uống nước rất ít. Mỗi đêm vào khoảng 12:00pm trước khi đi ngủ, bà mẹ hoặc ông bố đánh thức cậu bé dậy và dẫn nó đi tiểu. Giường của nó thường bi ướt cho dẫu bố mẹ đã đánh thức nó dậy và dẫn nó đi tiểu. Bà mẹ năn nỉ nó cố gắng giữ giường khô ráo sạch sẽ. Thỉnh thoảng bà cũng nổi giận vì phải giặt chăn mền liên miên. Bà mẹ và ông bố đã làm hết mọi cách mà họ có thể nghĩ ra, nhưng hoàn toàn vô ích. Cậu bé vẫn đái dầm liên tục.
Đứa bé đái dầm thường là đứa bé làm điều đó trong khi nó vẫn còn cảm thức được điều nó làm, nhưng nó vẫn được mọi người nghĩ rằng nó không biết cũng như không thể điều khiển được chính mình. Thật ra, nó không muốn chấp nhận những đòi hỏi của hoàn cảnh. Tất cả sự chú ý quá đáng mà bố mẹ dành cho nó thường được nó dùng để minh xác niềm tin rằng nó không thể làm chủ được việc đái dầm của nó. Tất cả những rầy la, quở phạt, hay hăm dọa cũng chỉ làm cho nó thêm mất tinh thần mà thôi. Như vậy, bố mẹ phải làm gì trong những trường hợp như vậy?
Cậu bé cần phải học mang lấy trách nhiệm tất cả những gì nó làm. Bố mẹ có thể giúp nó bằng cách giao lại vấn đề cho nó. Đó là công việc của nó. Bố mẹ có thể nói với nó rằng họ không còn quan tâm về cái giường của nó nữa: “Bố mẹ sẽ không đánh thức con dậy nữa. Con có thể làm như ý con muốn. Nếu con cảm thấy khó chịu khi nằm trong chiếc giường ướt, con có thể dậy và tự động thay lấy”. Và bấy giờ bố mẹ phải thực hiện với sự không quan tâm thực sự như đã nói. Dĩ nhiên, nằm trên chiếc giường ướt sẽ đưa đến một cảm giác khó chịu là một kết quả tất nhiên. Từ đó, dần dần nó sẽ thay đổi ý nghĩ về chính nó cũng như thay đổi niềm tin của nó về khả năng của mình để rồi tự nó có thể lo cho chính mình. Đừng mong có phép lạ.
Cắn móng tay : đứa trẻ cắn móng tay thường hay biểu lộ sự giận dữ, hận thù, và bất tuân luật. Ở đây, tật xấu nầy là một triệu chứng chứ không phải là một vấn đề đáng kể nên không cần phải rầy la, quở trách, hoặc áp dụng những phương cách ngăn chận. Chúng ta không thể ép buộc đứa trẻ ngưng ngay. Chúng ta chỉ cần tìm nguyên nhân để rồi chữa trị.
(còn tiếp)
lêvănquảng, taiwan.