Bé Tân 5 tuổi rưỡi được giữ ở nhà vì trời quá lạnh. Vào một buổi chiều, trời trở nên ấm áp, tuyết bắt đầu tan, và cậu bé muốn chạy ra ngoài chơi. “”Không được con ơi, vì con còn ho lắm”. Thằng bé nhảy đổng lên. Một lát sau bà mẹ nghe thấy tiếng cữa khép lại. Cậu bé đã mặc đồ tuyết và mang giày tuyết chạy ra ngoài trời. Bà mẹ chạy theo, nắm lấy tay nó, và bảo nó vào nhà. Nó kháng cự. Bà mẹ bế nó lên và mang nó vào nhà với lời nài nĩ: “ Con ơi, mẹ van con không được chơi ngoài trời hôm nay”. Thằøng bé làm trận và khóc to. Bà mẹ cởi bộ đồ tuyết của nó ra vì bà biết rằng mặc vào thì quá nóng. Cậu bé giận dữ lao vào cữa. Bà mẹ đứng yên lặng và giữ chặt cánh cữa. Bà không nói gì thêm, cũng không cố gắng kiềm hãm cơn giận của nó. Nó bắt đầu ho dữ dội như một kết quả của việc khóc la và cố gắng vùng vẫy. Bà mẹ không nói gì, chỉ tiếp tục cản lối không cho nó ra. Cuối cùng cậu bé kiệt sức, lẩm bẩm: “Con ghét mẹ, con ghét mẹ, con ghét me!ï” Nó chạy vào phòng và leo lên giường. Bà mẹ tiếp tục công việc của bà và để mặc kệ nó tự chấm dứt cơn giận của nó.
Đối với một quan sát viên chưa được huấn luyện, điều nầy xem ra là một sự tranh chấp quyền hành. Cậu bé muốn ra ngoài, bà mẹ dùng sức mạnh ngăn cản nó. Tuy nhiên, bà đã không đi vào việc tranh chấp. Bà chỉ muốn bảo tồn trật tự được đòi hỏi bỡi tình thế đó. Đâu là sự khác biệt? Nó nằm trong thái độ của bà mẹ. Bà mẹ bắt buộc phải cứng rắn để bảo tồn trật tự. Bà đã làm cả hai mà không hề có chút cảm giác giận dữ, thất vọng, hay quyền hành. Trong trường hợp nầy, trật tự có nghĩa là bảo toàn sức khỏe. Cuộc chiến giữa cậu bé và mẹ nó không là cuộc chiến giành quyền hành vì bà mẹ không muốn đi vào trong đó. Đây là điểm then chốt. Bất cứ khi nào chúng ta ngạc nhiên, không biết tình huống đó có phải là một trận chiến về quyền hành hay không, chúng ta có thể hỏi: “Cái mấu chốt trong việc đó là gì?”
Nhiều cha mẹ lừa dối chính mình trong cảm giác là: họ làm những việc đó cho lợi ích của con cái. Nào, có thật vậy không? Hay vì danh dự chúng ta? Chúng ta có được gì không? Sẽ có sự thõa mãn cá nhân nếu đứa trẻ chịu nghe? Chúng ta có muốn được biết như là những bố mẹ tốt? Thành công? Chúng ta muốn là những kẻ bề trên?
Một cách khác, để khám phá ra chúng ta có dấy mình vào trong cuộc tranh giành quyền hành hay không là hãy nhìn vào kết quả của nó. Đứa trẻ có tiếp tục làm điều như vậy cho dầu chúng ta có giáo dục nó? Nó có tỏ sự kháng cự không? Chúng ta có giận dữ? Có trả thù không?
Cách thứ ba là xem giọng nói của chúng ta. Chúng ta nói như ra lệnh? Giận dữ? Nhấn mạnh? Đòi hỏi? Sự cứng rắn thường được diễn tả qua cách yên lặng trong khi sự tranh quyền thường được nhấn mạnh bỡi những ngôn từ giận dữ và tranh cãi.
Cậu bé nổi giận vì nó không thể làm theo cách nó muốn. Mẹ nó không để ý đến câu “con ghét mẹ”. Bà biết đó chỉ là tức thời và là phản ứng bình thường của đứa trẻ. Giữ được trật tự, bà không còn quan tâm nữa. Cậu bé đã giải quyết phần còn lại của vấn đề cho chính mình. Nếu bà mẹ đi vào cuộc chiến, bà đã thật sự dấy mình vào trong những phản ứng sau đó.
Bà mẹ đậu xe ngoài văn phòng bác sĩ. Cu Minh 2 tuổi không chịu đi ra. Bà mẹ năn nỉ. Cậu bé từ chối. “Con ơi, đến giờ hẹn của mẹ rồi. Nào, hãy là con trai ngoan của mẹ đi!” Cậu bé vẫn không chịu ra. Bà mẹ quay sang người bạn, hỏi: “Tôi phải làm gì bây giờ?”
Bà mẹ có thể bế nó ra. Cứng rắn, yên lặng để giữ trật tự và phù hợp với nhu cầu của tình thế. Bà không cần giận dữ. Không có vấn đề chiến tranh nếu bà mẹ vẫn giữ được sự êm đềm, không nóng nảy.
Để hiểu được cuộc chiến tranh giành quyền hành cách đầy đủ và để phát triển những kỷ thuật đối phó với nó, chúng ta phải tái thẩm định vị thế chúng ta như là cha mẹ. Chúng ta phải ý thức về vai trò mới của chúng ta như là những nhà lãnh đạo và phải từ bỏ hẳn ý tưởng về quyền hành. Chúng ta không có quyền hành trên con cái chúng ta. Chúng biết điều đó ngay cả khi chúng ta không biết. Chúng ta không có thể ra lệnh hay áp đặt. Chúng ta phải học cách hướng dẫn và cách khích lệ. Dưới đây sẽ chỉ cho chúng ta những thái độ cần có để làm tăng sự hài hòa và sự công tác trong gia đình. Bên trái chúng ta sẽ kê khai những thái độ độc tài và bên phải là những thái độ cần có để thay thế.
Một khi những thái độ được liệt kê bên phải thành bản tính thứ hai, chúng ta ít bị lôi cuốn vào cuộc tranh chấp quyền hành. Nếu sự chú ý chúng ta tập trung vào nhu cầu của tình thế hơn là chú ý đến cái tôi, chúng ta sẽ khám phá ra cách thế để kích thích đứa trẻ đáp trả. Khi chúng ta đến với đứa trẻ với sự nhất quyết bắt nó phải làm một cái gì, nó cảm được điều đó và sẽ lập tức phản ứng, nổi loạn.
Xã hội độc tài Xã hội dân chủ
Bộ mặt quyền hành Lãnh dạo hiểu biết
Sức mạnh Ảnh hưởng
Áp lực Cổ động
Ra lệnh Được cộng tác
Hình phạt Thuyết phục
Khen thưởng Khích lệ
Áp đặt Cho tự quyết định
Trẻ con phải được theo dõi Lắng nghe. Tôn trọng con trẻ
Chúng mầy hãy làm vì ta bảo Chúng ta hãy làm vì cần thiết
Trọng tâm là danh tiếng Trọng tâm là hoàn cảnh
Sự dấy mình cá nhân Sự tách rời đối tượng
Nhiều luật lệ đã được thảo luận và áp dụng vào chuyện tranh chấp quyền hành. Quan trọng nhất là kiên vững về cái mà tôi sẽ làm, không phải về cái mà tôi săùp bảo trẻ làm. Cha mẹ như là một nhà lãnh đạo, quyết định cái gì là nhu cầu thiết yếu của tình thế và hãy làm để hoàn thành những đòi hỏi đó chứ không phải cho sở thích riêng mình. Thông cảm, khuyến khích, tương kính, trật tự, và cộng tác, tất cả đều được thể hiện như một phương pháp giải quyết vấn đề tranh chấp. Dĩ nhiên, khi sự tranh chấp xảy ra, dùng lý luận thì không ổn thõa.
Trên tất cả, bước quan trọng nhất đối với cha mẹ là hãy nhận thức phần mình trong cuộc chiến. Điều nầy không phải dễ. Điều đó đòi hỏi một sự cảnh thức ngay tức khắc, nếu không chúng ta sẽ dấy mình vào cuộc chiến mà chúng ta không biết. Nó đòi hỏi một sự tự nhắc nhở: tôi thật sự không thể khiến con trẻ tôi làm bất cứ cái gì. Tôi không thể ép chúng làm gì và cũng không thể bắt chúng ngưng làm việc gì. Tôi có thể thử những phương cách trong sách nhưng tôi không thể bắt chúng cộng tác. Điều đó không thể ép buộc. Nó phải bắt nguồn từ chúng. Hành vi thích hợp phải được khích lệ. Tuy nhiên, tôi có thể dùng sáng kiến, tình cảm, và óc khôi hài để thuyết phục. Điều nầy khiến cho cha mẹ làm việc nhiều hơn là dùng sức mạnh. Nếu biết phát triển những điều đã nói đó, nó sẽ mang lại một lực sáng tạo cho chúng ta. Một khi chúng ta biết được những qui luật rồi, nhiều cách thế khác sẽ đến với chúng ta. Điều quan trọng là chúng ta phải ý thức sự việc nầy là: chúng ta nên làm một cái gì khác hơn là chuyện dùng sức mạnh để ép buộc.
lm.levanquang