Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

BBT CGVN YouTube
Thánh Kinh Công Giáo
Cầu nguyện bằng email
Hội Đồng Giám Mục VN
Liên Lạc

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Các Tác Giả
  Augustinô Đan Quang Tâm
  Đinh Văn Tiến Hùng
  Ban Biên Tập CGVN
  Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
  Bác Sĩ Nguyễn Ý-Đức, MD.
  Bùi Nghiệp, Saigon
  Bosco Thiện-Bản
  Br. Giuse Trần Ngọc Huấn
  Cursillista Inhaxiô Đặng Phúc Minh
  Dã Quỳ
  Dã Tràng Cát
  Elisabeth Nguyễn
  Emmanuel Đinh Quang Bàn
  Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền,OSB.
  EYMARD An Mai Đỗ O.Cist.
  Fr. Francis Quảng Trần C.Ss.R
  Fr. Huynhquảng
  Francis Assisi Lê Đình Bảng
  Gia Đình Lectio Divina
  Gioan Lê Quang Vinh
  Giuse Maria Định
  Gm Phêrô Huỳnh Văn Hai
  Gm. Giuse Đinh Đức Đạo
  Gm. Giuse Vũ Văn Thiên
  Gm. JB. Bùi Tuần
  Gm. Nguyễn Thái Hợp, op
  Gm. Phêrô Nguyễn Khảm
  Gs. Đỗ Hữu Nghiêm
  Gs. Ben. Đỗ Quang Vinh
  Gs. Lê Xuân Hy, Ph.D.
  Gs. Nguyễn Đăng Trúc
  Gs. Nguyễn Văn Thành
  Gs. Phan Văn Phước
  Gs. Trần Duy Nhiên
  Gs. Trần Văn Cảnh
  Gs. Trần Văn Toàn
  Hạt Bụi Tro
  Hồng Hương
  Hiền Lâm
  Hoàng Thị Đáo Tiệp
  Huệ Minh
  HY. Nguyễn Văn Thuận
  HY. Phạm Minh Mẫn
  JB. Lê Đình Nam
  JB. Nguyễn Hữu Vinh
  JB. Nguyễn Quốc Tuấn
  Jerome Nguyễn Văn Nội
  Jorathe Nắng Tím
  Jos. Hoàng Mạnh Hùng
  Jos. Lê Công Thượng
  Jos. Vinc. Ngọc Biển, SSP
  Joseph Vũ
  Khang Nguyễn
  Lê Thiên
  Lm Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, HKK
  Lm Đaminh Hương Quất
  Lm BÙI NINH
  Lm. Anmai, C.Ss.R.
  Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.
  Lm. Anrê Đỗ Xuân Quế op.
  Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
  Lm. Đan Vinh, HHTM
  Lm. Đỗ Vân Lực, op.
  Lm. G.Trần Đức Anh OP.
  Lm. GB. Trương Thành Công
  Lm. Giacôbê Tạ Chúc
  Lm. Gioan Hà Trần
  Lm. Giuse Hoàng Kim Đại
  Lm. Giuse Lê Công Đức
  Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
  Lm. Giuse Trần Đình Thụy
  Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
  Lm. Inhaxio Trần Ngà
  Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
  Lm. JB Trần Hữu Hạnh fsf.
  Lm. JB. Bùi Ngọc Điệp
  Lm. JB. Vũ Xuân Hạnh
  Lm. Jos Đồng Đăng
  Lm. Jos Cao Phương Kỷ
  Lm. Jos Hoàng Kim Toan
  Lm. Jos Lê Minh Thông, OP
  Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa
  Lm. Jos Phan Quang Trí, O.Carm.
  Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn
  Lm. Jos Tạ Duy Tuyền
  Lm. Jos Trần Đình Long sss
  Lm. Jos.Tuấn Việt,O.Carm
  Lm. Lê Quang Uy, DCCT
  Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
  Lm. Linh Tiến Khải
  Lm. Martin Ng Thanh Tuyền, OP.
  Lm. Minh Anh, TGP. Huế
  Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên O. Cist.
  Lm. Ng Công Đoan, SJ
  Lm. Ng Ngọc Thế, SJ.
  Lm. Ngô Tôn Huấn, Doctor of Ministry
  Lm. Nguyễn Hữu An
  Lm. Nguyễn Thành Long
  Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)
  Lm. Pascal Ng Ngọc Tỉnh
  Lm. Pet. Bùi Trọng Khẩn
  Lm. Phêrô Phan Văn Lợi
  Lm. Phạm Văn Tuấn
  Lm. Phạm Vinh Sơn
  Lm. PX. Ng Hùng Oánh
  Lm. Raph. Amore Nguyễn
  Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Lm. Tôma Nguyễn V Hiệp
  Lm. Trần Đức Phương
  Lm. Trần Mạnh Hùng, STD
  Lm. Trần Minh Huy, pss
  Lm. Trần Việt Hùng
  Lm. Trần Xuân Sang, SVD
  Lm. TTT. Võ Tá Khánh
  Lm. Vũ Khởi Phụng
  Lm. Vĩnh Sang, DCCT
  Lm. Vinh Sơn, scj
  Luật sư Đoàn Thanh Liêm
  Luật sư Ng Công Bình
  Mẩu Bút Chì
  Mặc Trầm Cung
  Micae Bùi Thành Châu
  Minh Tâm
  Nữ tu Maria Hồng Hà CMR
  Nguyễn Thụ Nhân
  Nguyễn Văn Nghệ
  Người Giồng Trôm
  Nhà Văn Hương Vĩnh
  Nhà văn Quyên Di
  Nhà Văn Trần Đình Ngọc
  Nhạc Sĩ Alpha Linh
  Nhạc Sĩ Phạm Trung
  Nhạc Sĩ Văn Duy Tùng
  Phaolô Phạm Xuân Khôi
  Phêrô Phạm Văn Trung
  Phó tế Giuse Ng Xuân Văn
  Phó tế JB. Nguyễn Định
  Phùng Văn Phụng
  Phạm Hương Sơn
  Phạm Minh-Tâm
  PM. Cao Huy Hoàng
  Sandy Vũ
  Sr. Agnès Cảnh Tuyết, OP
  Sr. M.G. Võ Thị Sương
  Sr. Minh Thùy, OP.
  Têrêsa Ngọc Nga
  Tín Thác
  TGM. Jos Ngô Quang Kiệt
  TGM. Phaolô Bùi Văn Đọc
  Thanh Tâm
  thanhlinh.net
  Thi sĩ Vincent Mai Văn Phấn
  Thiên Phong
  Thy Khánh
  Thơ Hoàng Quang
  Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
  Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
  Tiến Sĩ Trần Xuân Thời
  Trầm Tĩnh Nguyện
  Trầm Thiên Thu
  Trần Hiếu, San Jose
  Vũ Hưu Dưỡng
  Vũ Sinh Hiên
  Xuân Ly Băng
  Xuân Thái
Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
  GH. Đồng Trách Nhiệm
CÂY NA ĐỒNG MỎ (CHIA SẺ 3)

Đồng Mỏ là một chợ huyện nằm trên đường vào Lạng sơn, cách thị xã gần 40Km. Vào khoảng tháng 7, tháng 8, du khách qua lại Lạng sơn bị cuốn hút bởi những núi na đồ sộ như xây thành hai bên đường. Không xe nào không dừng lại cho khách chọn na. Những trái na lớn, căng tròn khoe mình chào mời khách. Từng đoàn xe tải xếp hàng chờ chất na chở đi khắp các miền đất nước, và xuất khẩu sang Trung quốc.Kẻ bán người mua tấp nập. Khuôn mặt ai cũng rạng rỡ niềm vui. 

Cách đây hơn 10 năm thì Đồng Mỏ không được như thế. Đồng Mỏ cũng như đa phần diện tích tỉnh Lạng sơn chỉ có những ngọn núi đá vôi trơ trụi. Không cây gì mọc được. Đất khô cằn lại xa thị xã, nên dân cư nghèo nàn thưa thớt. Đất không có giá vì chẳng ai muốn đến định cư tại đây. 

Những người còn lại  vì quá nghèo không biết đi đâu đành ở lại. Cho đến một ngày người ta thử trồng cây na. Thấy có trái. Người ta nhân rộng ra. Và người ta khám phá ra rằng vùng đất Đồng Mỏ đặc biệt thích hợp với cây na. Trồng dưới chân núi cúng lên. Trồng trên sườn núi cũng mọc. Thậm chí nhét vào khe đá cũng tươi tốt. 

Thế là người ta ùn ùn kéo về. Đất đai đắt lên. Phố xá đông vui. Mọi người đua nhau trồng na. Na phủ kín từ dười thung lũng lên đến tận đỉnh núi. Cả vùng biến thành một rừng na bạt ngàn. Mùa đông lá na rụng hết coi thật trơ trụi. Nhưng mùa xuân rừng na xanh tươi. Lộc non mơn mởn. Và mùa hè đầy những trái thơm ngọt ngào. Tất cả đều là na hảo hạng. 

Ngắm nhìn vườn na xanh tươi phủ kín vùng đá vôi Đồng Mỏ, tôi miên man nghĩ đến việc truyền giáo tại Lạng sơn. 

Truyền giáo được ví như đi gieo hạt giống. Lạng sơn là vùng núi khô cằn nên việc gieo hạt rất khó khăn.

Việc truyền giáo tại Lạng sơn chính thức bắt đầu từ năm 1913 khi Toà Thánh lập Phủ doãn Tông toà Lạng sơn. Gần 100 năm trôi qua, số giáo dân chỉ vào khoảng trên dưới 5000. Linh mục chính thức chỉ có 3. Một thất bại. 

Nhưng có lẽ cánh đồng truyền giáo của Lạng sơn cũng giống như vùng núi đá vôi Đồng Mỏ. Đồng Mỏ đã trồng được na thì thế nào cũng phải có loại cây thích hợp với Lạng sơn chứ. Sau mấy năm ở Lạng sơn tôi thấy có vài loại hạt giống mọc được tại vùng đất này. 

1. Hạt giống khiêm nhường 

Trước khi tôi về Lạng sơn, tất cả các nữ tu đang phục vụ tại Lạng sơn đều bị trục xuất. Trừ các chị Tiểu muội. 

Khi đến Lạng sơn, các chị tìm được một ngôi nhà thờ đổ nát cách Cao bằng 9 Km. Phần thân nhà thờ không còn dấu vết, cỏ mọc hoang vu. Chỉ còn lại ngọn tháp cháy dở, loang lổ đạn bom. Thấy cảnh nhà thờ hoang tàn giữa một vùng dân cư thưa thớt nghèo khổ, các chị quyết định lưu lại. 

Các chị nhận làm con làm cháu, làm chị em với người dân trong vùng. Sinh sống với họ. Chia sẻ cảnh nghèo với họ. Các chị làm nghề may vá để sinh sống. Nhưng đến mùa cấy mùa gặt, các chị cũng đi vần công đổi công theo phong tục trong làng. Các chị được mọi người quí mến. Căn lều của các chị không lúc nào vắng bóng trẻ em. 

Mọi người đón nhận các chị, coi các chị là người nhà, người làng người nước. Chính quyền chấp thuận cho các chị ở đến nay đã hơn 10 năm. 

Vùng đất sỏi đá rất khô cằn nhưng đã đón nhận hạt giống khiêm nhường. Vì hạt giống khiêm nhường không bắt đất đá phải thay đổi, nhưng biết thay đổi chính mình cho phù hợp với đất đá.

Khiêm nhường đã gọt dũa các góc cạnh cá nhân để tròn trịa chìm vào cuộc sống chung. Khiêm nhường giúp trở nên bé nhỏ để được yêu thương. Trở nên yếu ớt để được giúp đỡ, trở nên dễ thương để được đón nhận 

Người truyền giáo cần noi gương khiêm nhường của Đức giê su khi truyện trò với người phụ nữ xứ Sâm ria. Đức Giê su đã đến với chị như một người đói khát, nghèo nàn chẳng có gì. Đức Giê su đã hạ mình xin chị nước uống. Nhờ khiêm nhường hạ mình mà Đức Giê su đã xoá được những biên giới ngăn cách, những kỳ thị, những chia rẽ bất hoà giữa người Giu đêa và người Sâm ria. Nhờ khiêm nhường mà Đức Giê su đã xin được nước uống và hơn thế nữa xin được 1 linh hồn, và hơn thế nữa, xin được 1 tông đồ giáo dânnhiệt thành. 

2. Hạt giống phục vụ. 

Lạng sơn là vùng đa thần giáo. Niềm tin vào thần thánh rất mạnh mẽ. Vai trò của các thày mo rất quan trọng. Khi làm nhà làm cửa, khi cưới vợ gả chồng, khi gặp tai nạn, đều pahỉ mời thày mo. Mỗi lần mời thay mo rất tốn kém. 

Quan trọng nhất là lễ nghi an táng người chết. Tục lệ thờ cúng tổ tiên rất quan trọng không những vì lòng hiếu thảo mà còn vì niềm tin. Người dân tộc tin rằng không chôn táng đúng nghi lễ, hồn ma khôn gsiêu thoát được sẽ về quấy pha gia đình. Vì thế mọi nghi lễ đều phải tuân theo sự hướng dẫn của thày mo.         

Khi cha mẹ qua đời, con cái phải ngày đêm phục quanh quan tài. Aên tại chỗ, ngủ tại chỗ. Con dâu làm một cây tiền. Con trai góp một con heo. Ngày và cách thức chôn đều do thày mo quyết định. Thày tính toán tuổi tác, ngày giờ để định giờ ra ma. Có những con ma phải chờ 7 ngày mới ra được. Trong thời gian chờ đợi ma còn ở nhà, mỗi ngày thày mo phải làm nghi lễ. Mỗi lần nghi lễ gia đình tạ thầy 1 thúng gạo nếp, đôi gà và một số tiền. Ma càng ở lâu càng tốn kém, mỏi mệt.

Khi đi chôn thày mo đi trước dẫn đường. Thày đi đường nào, quan tài và gia đình phải đi theo đường ấy. Có nhứng khi con ma gặp trắc trở, thày mo phải tìm đường vòng qua đồi, băng qua núi rất vất vả. 

Từ khi có các linh mục ra làm việc tại Lạng sơn, người dân được chứng kiến đám ma đạo. Đã lâu năm không có linh mục nên nghi lễ an táng người công giáo được mọi người chung quanh lưu ý, xem xét và so ssánh. Người dân nhận xét đám ma đạo rất đơn sơ dễ hiểu vì tất cả đều bằng tiếng Việt, đọc lớn tiếng, rõ ràng cho mọi người nghe. 

Người có đạo rất đoàn kết. Bình thường không có nhà thờ, chẳng có nghi lễ, tưởng rằng những người có đạo cô đơn. Nhưng đến v iệc mới thấy người có đạo đông đảo và có tình đàn kết. Nghe tin một người qua đời, lập tức nghững giáo xứ chung quanh kéo đến. Dù nhà đám ở tận vùng sâu vùng xa, anh em giáo hữu vẫn không quyên, không quả ngại đến chia vui sẻ buồn. 

Người có đạo có tinh thần phục vụ. Đám ma người dân tộc tuy quan trọng nhưng việc tổ chức lại tuỳ thuộc vào hoàn cảnh kinh tế. Người có tiền mới có nhiều chỗthân quen và mới đủ khả năng làm đám ma to, qui tụ đông người/ đám ma người nghèo thật buồn. Ít ai đến thăm viếng vì nhà không đủ khả năng dọn cơm đãi khách. Trái lại bên đạo đám ma nào cũng như nhau, dù sang dù hèn, dù mời dù không bà con đồng đạo vẫn kéo đến chia buồn, đọc kinh cầu nguyện và giúp đáp. 

“Thày mo đạo” có tinh thần phục vụ vô vị lợi. Đám ma ở xa hàng trăm cây số đường núi mà thầy không bỏ đám nào. Làm lễ đưa tiễn rất chu đáo.  Giảng giải dõng dạc rõ ràng. Aên uống qua loa rồi về. Không phải tốn kém thù lao, lễ lộc gì cả. 

Vốn coi trọng người chết nhưng lại nghèo, nên đồng bào dân tộc rât thích đám ma đạo. Tinh thần phục vụ của giáo dân và nhất là của linh mục được coi là nét hấp dẫn của đạo công giáo. 

Thực ra phục vụ chính là thái độ của Đức Kitô, Đấng “đến không phải để được phục vụ, nhưng để phục vụ”. Phục vụ mà gây phiền nhiễu, tốn kém, mệt mỏi làm cho người được phục vụ e ngại, sợ hãi thì còn tệ hơn là không phục vụ. Phục vụ không những làm cho tâm hồn người dân được tin tưởng, bình an, tươi vui mà còn giúp giảm đi những lo âu, tốn kém, mệt nhọc, đang là một giá trị Phúc Aâm được xã hội và quần chúng hết sức quan tâm và yêu mến. 

3. Hạt giống đoàn kết

Tại Lạng sơn giáo dân rất ít. Xưa kia ít linh mục nên giáo dân phải di chuyển nhiều. Các xứ nghèo, khó khăn, nên có việc gì phải nhờ các xứ khác giúp đỡ. Vì thế mà trong giáo phận giáo dân quen biết nhau hầu hết. Một số giáo dân, nhát là người dân tộc sống tản mát trong các làng xa, cảm thấy lẻ loi. Trong những thời kỳ khó khăn, họ như bị loại trừ. Sau này đi lại dễ dàng hơn nên anh em rủ nhau đi thăm những anh chị em xa xôi. Nhất là khi những anh chị em đó đau yếu hay có công việc. Cả các cha các thày cũng quan tâm thăm viếng. 

Sự thăm viếng gợi nên thắc mắc cho nhưĩng anh chị em lương dân trong bản ;”Tại sao những người nghèo túng, không có địa vị, bị khinh miệt nay được nhiều người quan tâm đến thế?” để  ý tìm hiểu, họ biết đó là sự quan tâm của những người anh em con cái Chúa. Thích thú tình đoàn kết nên mỗi lần có người bên đạo thăm viếng trong làng, dân làng déo đến chia sẻ. Cuộc thăm viếng riêng tư trở thành buổi gặp gỡ chung. Thăm một người thì gặp cả làng. 

Sự đoàn kết dần dà dẫn đến cộng tác. Năm ngoái, một bà cụ neo đơn trong làng có căn nhà bị dột cần phải làm lại mái nhà. Anh chị em công giáo đứng ra tổ chức. Anh em trong bản làng giúp đúc ngói xi măng. Khi đã đủ số ngói cần thiết, anh em bên đạo kéo vào cùng với anh em bản làng lợp lại mái nhà cho bà cụ. Buổi công tác chung kết thúc bằng một bữa rượu thanh đạm nhưng đậm đà tình nghĩa. 

Tôi hiểu rằng tình đoàn kết là một hạt giống mau bén rễ và chóng phát triển. Đoàn kết nối đoàn kết. Nhờ tình đoàn kết, những Kitô hữu sống lẻ loi được an ủi và được trân trọng. Nhờ tình nghĩa đoàn kết những anh em công giáo được đón tiếp trong các bản làng. Nhờ tình đoàn kết anh em bản làng qui  tụ lại với anh em công giáo. Tôi coi đó là những tiền đề thuận lợi cho Phúc âm. 

4. Hat giống yêu thương.

Cách Đồng Đăng khoảng 15 Km có một bản làng nằm trên sườn đồi dốc dác. Bản có khoảng 100 mái nhà. Cả bản có họ hàng với nhau. Cuộc sống nói chung là nghèo nàn nhưng có tình nghĩa. Tuy nhiên dân bản rất sợ bệnh cùi. Vì chưa hiểu biết những phương thuốc mới có thể chữa trị được bệnh cùi, nên dân bản thường tẩy chay, cách ly người bệnh. 

Chị Đẹp bị nghi là mắc bệnh cùi. Vì da dẻ chị sần sùi, mọng nước coi rất ghê sợ. Chính chị cũng nghĩ mình bị cùi nên thường nhúng tay vào nước thật nóng mong giết được vi trùng cùi. Giết vi trùng đâu chẳng thấy, chỉ thấy da tay càng đỏ lên coi càng dễ sợ hơn. 

Sợ bị lây, dân làng bắt chị lên đỉnh đồi dựng một căn lều ở riêng. Chị trùm chăn suốt ngày. Chẳng dám ra khỏi nhà và chẳng dám gặp ai. Tuy nhiên dân làng vẫn sợ nên có ý định đem chị nhốt vào một hang đá. Quá sợ hãi, anh chồng chị tâm sự với người có đạo.

Biết tin, chúng tôi quyết định đem chị vào trại phong Quả Cảm xét nghiệm. Không phải bệnh cùi. Chỉ là bệnh ngoài da. Chúng tôi chuyển chị đến Bệnh viện da liễu Hà nội. Nhưng bệnh viện không nhận vì chị đã quá yếu. Chỉ còn chờ chết thôi. 

Các chị một Tu hội xin đem về  chữa trị. Phải làm giấy cam kết chịu mọi trách nhiệm. Vừa chữa trị vừa cầu nguyện. Tại Tu hội, chị Đẹp cảm thấy hạnh phúc vì được sống chung với các chị Tu hội, được các chị chăm sóc và nhất là được các chị bày tỏ lòng yêu mến. Chưa bao giờ có ai dám đến gần chị. Chưa bao giờ có ai dám vuốt ve chị. Chưa bao giờ có ai lau rửa, giặt giũ cho chị như thế. 

Biết các chị tin Chúa, chị Đẹp cũng xin tin. Chị chẳng có gì để mất mà lại được quá nhiều. Các chị dạy chị một lời cầu nguyện duy nhất : “Lạy Chúa con tin Chúa, lạy Chúa xin cứu con”. Chị Đẹp đọc suốt ngày đêm không ngừng nghỉ. Và Chúa đã cứu chị. Chị khỏi bệnh như một phép lạ. Tỉnh táo, chị trở về nhà tiếp tục uống thuốc và cầu nguyện. Các chị Tu hội vẫn đi lại thăm viếng. Sau một năm điều trị, giờ đây da dẻ chị trở lại bình thường. Sức khoẻ chị trở lại bình thường. Cuộc sống chị trở lại bình thường. Nhưng tâm hồn chị đã biến đổi. Cảm nghiệm được ơn Chúa rõ ràng trong cuộc đời, chị hết lòng tin yêu Chúa. Cảm nghiệm được ơn phục sinh, chị hết lòng tạ ơn Chúa. Cảm nghiệm được tình thương của người có đạo, chị hết lòng gắn bó và yêu mến đạo. Chị kể cho dân làng nghe tất cả những gì chị đã thấy, đã sống. Và chị kết luận : “Cái Chúa nó tốt, nó mạnh lắm vớ”. Cả làng đều công nhận lời chị là đúng. Bà mẹ chồng ngỏ ý : “Cái Đẹp nó đã sướng rồi, phải cho tôi sướng với. Tôi muốn đi lễ tạ ơn cái Chúa”. 

Hạt giống yêu thương thật mãnh liệt. Cảm nghiệm về tình yêu giống như cảm nghiệm về một ngọn lửa. Nó bừng lên. Nó thôi thúc. Nó lan toả. Nó thâm sâu vào mọi ngõ ngách u ẩn nhất của cõi lòng. Khi đã bén rễ, chẳng có gì có thể ngăn cản cây yêu thương lớn lên, sinh hoa kết quả. 

Từ những cảm nghiệm trên, tôi hiểu rằng truyền giáo phải là trồng Hội Thánh vào một địa phương. Trước khi trồng Hội Thánh, phải trồng Phúc Aâm. Không phải một thứ Phúc Aâm áp đặt, phô trương, cơ chế. Nhưng là Phúc Aâm thực sự : Phúc Aâm khiêm nhường, Phúc Aâm phục vụ, Phúc Aâm đoàn kết, Phúc Aâm yêu thương. Những hạt giống Phúc Aâm loại này có thể bén rễ mọc lên ở bất cứ vùng đất nào dù sỏi đá gai góc đến đâu. Và khi đã mọc sẽ phát triển thành cây cổ thụ cành lá xum xuê cho chim trời tới làm tổ.

Tác giả:  TGM. Jos Ngô Quang Kiệt

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!