Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

BBT CGVN YouTube
Thánh Kinh Công Giáo
Cầu nguyện bằng email
Hội Đồng Giám Mục VN
Liên Lạc

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Các Tác Giả
  Augustinô Đan Quang Tâm
  Đinh Văn Tiến Hùng
  Ban Biên Tập CGVN
  Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
  Bác Sĩ Nguyễn Ý-Đức, MD.
  Bùi Nghiệp, Saigon
  Bosco Thiện-Bản
  Br. Giuse Trần Ngọc Huấn
  Cursillista Inhaxiô Đặng Phúc Minh
  Dã Quỳ
  Dã Tràng Cát
  Elisabeth Nguyễn
  Emmanuel Đinh Quang Bàn
  Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền,OSB.
  EYMARD An Mai Đỗ O.Cist.
  Fr. Francis Quảng Trần C.Ss.R
  Fr. Huynhquảng
  Francis Assisi Lê Đình Bảng
  Gia Đình Lectio Divina
  Gioan Lê Quang Vinh
  Giuse Maria Định
  Gm Phêrô Huỳnh Văn Hai
  Gm. Giuse Đinh Đức Đạo
  Gm. Giuse Vũ Văn Thiên
  Gm. JB. Bùi Tuần
  Gm. Nguyễn Thái Hợp, op
  Gm. Phêrô Nguyễn Khảm
  Gs. Đỗ Hữu Nghiêm
  Gs. Ben. Đỗ Quang Vinh
  Gs. Lê Xuân Hy, Ph.D.
  Gs. Nguyễn Đăng Trúc
  Gs. Nguyễn Văn Thành
  Gs. Phan Văn Phước
  Gs. Trần Duy Nhiên
  Gs. Trần Văn Cảnh
  Gs. Trần Văn Toàn
  Hạt Bụi Tro
  Hồng Hương
  Hiền Lâm
  Hoàng Thị Đáo Tiệp
  Huệ Minh
  HY. Nguyễn Văn Thuận
  HY. Phạm Minh Mẫn
  JB. Lê Đình Nam
  JB. Nguyễn Hữu Vinh
  JB. Nguyễn Quốc Tuấn
  Jerome Nguyễn Văn Nội
  Jorathe Nắng Tím
  Jos. Hoàng Mạnh Hùng
  Jos. Lê Công Thượng
  Jos. Vinc. Ngọc Biển, SSP
  Joseph Vũ
  Khang Nguyễn
  Lê Thiên
  Lm Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, HKK
  Lm Đaminh Hương Quất
  Lm BÙI NINH
  Lm. Anmai, C.Ss.R.
  Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.
  Lm. Anrê Đỗ Xuân Quế op.
  Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
  Lm. Đan Vinh, HHTM
  Lm. Đỗ Vân Lực, op.
  Lm. G.Trần Đức Anh OP.
  Lm. GB. Trương Thành Công
  Lm. Giacôbê Tạ Chúc
  Lm. Gioan Hà Trần
  Lm. Giuse Hoàng Kim Đại
  Lm. Giuse Lê Công Đức
  Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
  Lm. Giuse Trần Đình Thụy
  Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
  Lm. Inhaxio Trần Ngà
  Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
  Lm. JB Trần Hữu Hạnh fsf.
  Lm. JB. Bùi Ngọc Điệp
  Lm. JB. Vũ Xuân Hạnh
  Lm. Jos Đồng Đăng
  Lm. Jos Cao Phương Kỷ
  Lm. Jos Hoàng Kim Toan
  Lm. Jos Lê Minh Thông, OP
  Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa
  Lm. Jos Phan Quang Trí, O.Carm.
  Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn
  Lm. Jos Tạ Duy Tuyền
  Lm. Jos Trần Đình Long sss
  Lm. Jos.Tuấn Việt,O.Carm
  Lm. Lê Quang Uy, DCCT
  Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
  Lm. Linh Tiến Khải
  Lm. Martin Ng Thanh Tuyền, OP.
  Lm. Minh Anh, TGP. Huế
  Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên O. Cist.
  Lm. Ng Công Đoan, SJ
  Lm. Ng Ngọc Thế, SJ.
  Lm. Ngô Tôn Huấn, Doctor of Ministry
  Lm. Nguyễn Hữu An
  Lm. Nguyễn Thành Long
  Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)
  Lm. Pascal Ng Ngọc Tỉnh
  Lm. Pet. Bùi Trọng Khẩn
  Lm. Phêrô Phan Văn Lợi
  Lm. Phạm Văn Tuấn
  Lm. Phạm Vinh Sơn
  Lm. PX. Ng Hùng Oánh
  Lm. Raph. Amore Nguyễn
  Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Lm. Tôma Nguyễn V Hiệp
  Lm. Trần Đức Phương
  Lm. Trần Mạnh Hùng, STD
  Lm. Trần Minh Huy, pss
  Lm. Trần Việt Hùng
  Lm. Trần Xuân Sang, SVD
  Lm. TTT. Võ Tá Khánh
  Lm. Vũ Khởi Phụng
  Lm. Vĩnh Sang, DCCT
  Lm. Vinh Sơn, scj
  Luật sư Đoàn Thanh Liêm
  Luật sư Ng Công Bình
  Mẩu Bút Chì
  Mặc Trầm Cung
  Micae Bùi Thành Châu
  Minh Tâm
  Nữ tu Maria Hồng Hà CMR
  Nguyễn Thụ Nhân
  Nguyễn Văn Nghệ
  Người Giồng Trôm
  Nhà Văn Hương Vĩnh
  Nhà văn Quyên Di
  Nhà Văn Trần Đình Ngọc
  Nhạc Sĩ Alpha Linh
  Nhạc Sĩ Phạm Trung
  Nhạc Sĩ Văn Duy Tùng
  Phaolô Phạm Xuân Khôi
  Phêrô Phạm Văn Trung
  Phó tế Giuse Ng Xuân Văn
  Phó tế JB. Nguyễn Định
  Phùng Văn Phụng
  Phạm Hương Sơn
  Phạm Minh-Tâm
  PM. Cao Huy Hoàng
  Sandy Vũ
  Sr. Agnès Cảnh Tuyết, OP
  Sr. M.G. Võ Thị Sương
  Sr. Minh Thùy, OP.
  Têrêsa Ngọc Nga
  Tín Thác
  TGM. Jos Ngô Quang Kiệt
  TGM. Phaolô Bùi Văn Đọc
  Thanh Tâm
  thanhlinh.net
  Thi sĩ Vincent Mai Văn Phấn
  Thiên Phong
  Thy Khánh
  Thơ Hoàng Quang
  Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
  Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
  Tiến Sĩ Trần Xuân Thời
  Trầm Tĩnh Nguyện
  Trầm Thiên Thu
  Trần Hiếu, San Jose
  Vũ Hưu Dưỡng
  Vũ Sinh Hiên
  Xuân Ly Băng
  Xuân Thái
Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
  GH. Đồng Trách Nhiệm
TIẾNG GỌI TỪ NÚI RỪNG (CHIA SẺ 6)

Thất bại, mệt mỏi vì bị Zesabel săn lùng. Tuyệt vọng vì thân cô thế cô, chẳng còn ai bênh đỡ, chia sẻ. Không còn ai trung tín với Thiến Chúa, Êlia vào sa mạc và gặp Thiên Chúa. Chúa hỏi : “Êlia, ngươi làm gì ở đây ?” Ông thưa : “Lòng nhiệt thành đối với Đức Chúa, Thiên Chúa các đạo binh, nung nấu con, vì con cái Israel đã bỏ giao ước với Ngài, phá huỷ bàn thờ, dùng gươm sát hại các ngôn sứ của Ngài. Chỉ còn mình con mà họ đang lùng bắt để lấy mạng con”. Đức Chúa phán với ông : “Ngươi hãy đi con đường ngươi đã đi trước khi qua sa mạc cho tới Đa-mát mà về. Tới nơi, ngươi sẽ xức dầu phong Khadaen làm vua Aram. Còn Giêhu con của Nimsi, ngươi sẽ xức dầu tấn phong nó làm vua Israel. Êlisa con ông Saphát, người Avên Mơkhôla, ngươi sẽ xức dầu tấn phong nó làm ngôn sứ thay cho ngươi. Kẻ thoát gươm của Khadaen sẽ bị Giêhu giết ; người thoát tay Giêhu sẽ bị Êlisa giết. Nhưng Ta, Ta đã dành ra cho Ta bảy nghìn người trong Israel : tất cả những kẻ đã không chịu bái gối trước Ba-an, những môi miệng không hề hôn kính nó” (1 V 19, 13-18). 

Thật là bất ngờ. Êlia đang tuyệt vọng. Chúa đã thổi vào hồn ông niềm hy vọng mới. Ông đang buồn nản vì nghĩ rằng chẳng còn ai thờ phượng Chúa. Bất ngờ Chúa cho ông thấy còn cả một đoàn người còn trung thành với Chúa. Ông tưởng ông đơn thân độc mã bảo vệ đạo Chúa. Chúa đã cho ông thấy khắp nơi vẫn còn những người cộng tác với ông, tiếp tục công việc của ông. Ông chợt hiểu : Đây là công việc của Chúa. Chính Chúa lo liệu sắp xếp mọi sự. Ông chỉ là dụng cụ trong tay của Chúa. Ông hiểu rằng dù ông có sức mạnh phi thường, uy tín lớn lao, thần khí dũng mãnh ông cũng chẳng làm được gì. Ông hiểu rằng mọi thành công là bởi Chúa, mọi sức mạnh đều phát xuất từ Chúa. Nên ông an tâm xuống núi. Từ nay ông càng thêm tin tưởng, càng thêm nhẹ nhàng thi hành sứ vụ vì biết rằng mình làm công việc của Chúa, chính Chúa thực hiện và đưa đến thành công. Chính Chúa làm từ không ra có. Chính Chúa biến thất vọng thành hy vọng. Chính Chúa soi sáng lòng người. Akháp vô đạo sẽ nhường chỗ cho Giêhu tin kính thờ phượng Chúa. Êlia về trời sẽ có Êlisa nối nghiệp. Dân Israel bỏ Chúa sẽ qua đi nhưng 7000 người mới sẽ xuất hiện làm thành một dân mới trung thành thờ phượng Chúa. 

Khi con về Lạng sơn, thấy những nơi đông đúc còn giáo dân sinh hoạt. Còn lại các điểm xa thì thấy xơ xác tiêu điều. Đi phớt qua chẳng thấy nhà nào có ảnh tượng. Chẳng có ai ở các xứ cũ để thăm hỏi, xin chịu bí tích hay xin ảnh, chuỗi. Tuy nhiên con vẫn quyết định đi thăm lại các điểm xưa có nhà thờ. 

ÔNG MUỘN 

Đường Lạng sơn Cao bằng rất xa xôi và khó khăn. Thời gian đầu chỉ có một mình nên phải sắp xếp nhiều lần mới đi vào làng bản được. 

Vùng mỏ thiếc Tĩnh Túc xưa có nhà thờ. Nhưng đường đi rất khó. Hỏi thăm có người bảo đi được, có người bảo không được. Mùa chay năm 2000 con quyết tâm đi. Đường quả thật khó khăn. Xe ủi mới ủi đất lên để làm đường, gặp mấy trận mưa to nhão như cháo. Xe con cố gắng bò đi nhưng không nổi. Bị sa lầy phải nhờ một chiếc xe tải kéo đi. Không có đường lùi nên phải kéo tới. Qua khỏi chỗ lầy là không thể quay lại được nữa. Xe tiếp tục đi, đường vẫn lầy lội. Những quãng vắng mà xe bị lầy, phải bẻ cây, nhổ cỏ, nhặt đá lót đường rồi xúm vào vừa kéo vừa đẩy. Bánh xe quay tít làm bùn vung lên tung toé. Quần áo mặt mày lấm lem. Nhưng xe đi được thì mừng. Đoạn đường 50 cây số mà phải đẩy 5 lần. Mãi đến 2 giờ chiều mới đến nơi. Chân không, lấm bùn bê bết. Quần xắn đến đầu gối như người đi cày. Áo may ô toàn một màu bùn. Nhưng không còn cách nào khác. Chẳng tìm đâu ra nước mà rửa. Đành cứ để như thế mà vào nhà dân. 

Thật may, tìm được nhà có đạo. Ông cụ đã 80 tuổi và đã liệt nửa người từ 10 năm nay. Ông yếu lắm. Từ 50 năm nay ông không được gặp Linh mục. Ông cũng không có liên lạc gì với Toà giám mục vì xa xôi và quá khó khăn. Liệt giường và đã hơi lẫn. Nhưng khi nghe có Linh mục tới ông ôm chầm lấy và khóc như mưa. Ông đã cầu nguyện đêm ngày để có ngày này. Ông thương cụ bà ra đi mà chẳng được chịu các phép và chẳng có ai tới đọc kinh đọc sách. Ông dọn mình xưng tội và chịu xức dầu rất sốt sắng. Linh mục đi chân không, quần xắn tới đầu gối, áo may ô lấm bê bết. Đoàn tuỳ tùng tham dự cũng lấm lem và mệt mỏi. Nhưng nghi lễ thật nghiêm trang sốt sắng. Dòng nước mắt ông cụ chảy như mưa tuôn. Nhưng khuôn mặt ông rạng rỡ vui tươi. Dòng nước mắt ông làm cho lũ người lấm lem chung quanh giường cảm thấy mình sạch sẽ thơm tho hơn bao giờ hết. Nụ cười méo nửa miệng của ông xua tan hết mọi mệt nhọc vất vả của đoạn đường đi khó khăn. Những lời kinh trệu trạo ông đọc làm chúng tôi quên cả cái đói cồn cào vì nhớ bữa trưa. 

ÔNG KÝ 

Bó Tờ là một xứ toàn tòng người Nùng, cách thị xã Cao bằng 70 km, gần sát cửa khẩu Tà lùng. Mỗi tháng con tới thăm và dâng lễ cho giáo dân một lần. Sau một năm, dân xứ cho biết có ông Ký ở sâu trong bản làng muốn đi lễ. Nhưng vì xa xôi, không có thông tin, và ngày lễ cũng không định trước nên mấy lần ông ra đều không gặp. Con quyết định tới thăm ông. 

Đường vào nhà ông Ký rất xấu. Xe thường không đi được. Chỉ có máy cày loại bánh to mới đi được. Chúng con thuê một chiếc máy cày có rơ moóc. Con và ông trùm ngồi đàng trước, mấy thanh niên thiếu nữ ngồi trong thùng xe phía sau. Đường đi gập ghềnh chẳng khác bờ ruộng, lại có những tảng đá ngổn ngang. Chiếc máy cày lồng lên lồng xuống. Những thanh niên lăn như khoai trong thùng xe. Tới nhà gia đình ông Ký, mọi người đều mừng rỡ. Mừng là phải vì đã 60 năm nay ông chưa gặp Linh mục. 

Gia đình ông Ký ngoại đạo. Mẹ sinh được mấy người con đều chết sớm. Chỉ còn mình ông Ký. Có người mách đem cậu Ký ra ngoài Bó Tờ theo đạo thì Chúa sẽ cứu. Bà mẹ vội vàng cõng cậu Ký lúc ấy đã 8 tuổi ra Bó Tờ xin chịu đạo. Rửa tội rồi, bà lại đem cậu trở về làng. Vì loạn lạc nên chẳng còn Linh mục ở đó nữa. Quả thật, nhờ ơn Chúa, cậu Ký khoẻ mạnh, vui vẻ học hành và lớn mau như thổi. Lạ lùng nhất phải kể là ơn đức tin Chúa ban cho cậu. Chỉ rửa tội rồi trở về làng. Không được học giáo lý, không được dự thánh lễ. Chỉ có vài quyển kinh cha xứ tặng cho. Thế nhưng đức tin của cậu rất vững vàng. 

Tới tuổi trưởng thành ông cương quyết giữ đạo nên làm một bàn thờ. Người chống đối đầu tiên là bà mẹ ông. Mẹ nghĩ rằng cho rửa tội để cứu mạng thôi. Về làng phải sống theo dân làng chứ. Nhưng ông trả lời : Đã tin Chúa thì tin cho thật. Đã vào đạo thì phải giữ đạo. Nếu mẹ không bằng lòng con sẽ ở riêng để làm bàn thờ, vì con đã tin Chúa. Sau cùng bà mẹ đồng ý. Thời ấy chẳng có ảnh tượng, ông chỉ lấy than viết lên bức vách : Tôi tin Thiên Chúa Ba Ngôi. Dưới bàn để cây nến. Cả xã không ai có đạo nên mọi người chế giễu ông. Họ nói : “Bàn thờ nhà mày chẳng có bát hương, chẳng có tổ tiên, giống như bàn bán thịt lợn vậy”. 

Dân làng tẩy chay ông. Họ không mời ông tham gia việc chung. Có cỗ bàn, đám ma, đám cưới họ không mời ông. Nhưng ông vẫn đến nhiệt thành đóng góp vào việc chung. Họ bảo ông : “Tưởng mày theo đạo thì bỏ chúng tao”. Ông đáp : “Đạo là việc riêng tư. Tôi vẫn là người làng nên bổn phận với làng nước tôi không bỏ”. Thái độ hiền hoà, tình nghĩa của ông được mọi người mến mộ. Rồi ông được bầu làm thư ký của xã. 

Không chỉ đấu tranh với dân làng, ông còn phải đấu tranh với ma quỉ nữa. Nhiều lần ông nằm mơ thấy ma quỉ đoàn lũ vây bọc tấn công ông. Chống trả mệt nhoài không nổi, ông phải cố vùng dậy làm dấu thánh giá thì ma quỉ mới chịu tháo lui. 

Ông dạy cho con cháu biết đức tin, biết đạo và biết kinh sách. Ông thường nói với con cháu : “Mình đã tin thì phải tin cho thật. Tin cho đến suốt đời. Đời cha truyền sang đời con. Đời con truyền sang đời cháu, cho đức tin vững bền mãi mãi. Ông cảm nhận được tình thương của Chúa cứu vớt ông. Gia đình ông cả bên nội bên ngoại không ai còn sống sót, chỉ còn một mình ông. Ông xác tín mình còn sống là nhờ ơn Chúa thương. Làng xóm cũng nhận thấy gia đình ông được ơn Chúa nên rất kính phục. Dưới con mắt đơn sơ của họ, gia đình ông Ký thực sự được Chúa che chở. Hằng năm dân làng phải tốn nhiều tiền để mời Thầy Mo về cầu cho gia đình. Thế mà vẫn bị tai hoạ, yếu đau. Còn nhà ông Ký chẳng tốn kém gì mà vẫn bình an mạnh khoẻ. 

Gặp ông tôi thấy học hỏi ở ông rất nhiều. Ông chẳng được học giáo lý, 60 năm không gặp Linh mục tu sĩ, không tham dự thánh lễ, không có cộng đoàn nâng đỡ, phải chống trả với gia đình, với hàng xóm và cả với ma quỉ, thế mà đức tin của ông vẫn vững vàng. Một đức tin rất đơn sơ nhưng trong suốt và vững vàng không gì lay chuyển được. Đức tin đó không ngăn cách ông với dân làng. Trái lại thúc đẩy ông sống tốt hơn, gắn bó hơn với làng xóm. Cảm nghiệm được tình thương của Chúa và đem hết đời mình đáp lại tình thương đó, ông đã đi vào cốt lõi của đạo, đã đạt tới trình độ tu đức sâu xa. 

NẬM LOÁT 

Nậm loát là một làng cách xa thị xã Cao bằng 14 km. Xưa kia đã có nhà thờ. Nhưng từ 1947 chỉ còn ngôi mộ cha Ngọc. Cha được chôn ngay khuôn viên nhà thờ rộng rãi. Nhưng sau 50 năm, trải qua biết bao thăng trầm cảnh vật đã thay đổi. Khu đất nhà thờ nay không còn nữa. Và mộ cha lọt vào trong vườn của nhà dân. Khó khăn lắm mới tìm thấy. Vì mộ chỉ đắp bằng đất và trải bao mưa gió nấm mộ đã bằng phẳng như những chỗ đất khác trong vườn. May mà còn có bà Thìn, người đã tham dự việc an táng cha Ngọc. Nhà bà Thìn ở ngay bên cạnh nhà thờ. Bà là người đạo đức nên được cha xứ trao cho việc trông coi đất đai nhà chung. Tuy nhiên qua những ly loạn, lại ở vào thế yếu, nên không những không giữ được đất nhà chung mà đến cả đất nhà bà cũng bị lấn chiếm. 

Bà là người còn giữ đạo. Và ai cũng biết điều đó. Bà có con cháu ở trong Nam giữ đạo rất tốt. Thỉnh thoảng bà vào trong Nam để được đi lễ, đi đọc kinh và để được thêm niềm an ủi. Trở về làng bà âm thầm. Tối buông màn rồi mới ngồi vào giường đọc kinh. Tuy bà chỉ chính xác chỗ chôn cha Ngọc, nhưng cũng phải đào bới một hồi. May quá chung quanh ngôi mộ có chất một hàng gạch thẻ. Tìm thấy hàng gạch ngay ngắn vuông vức, biết là đúng ngôi mộ, chúng tôi đốt nến đọc kinh. Đang đọc kinh, tôi nghe có tiếng thưa kinh ở đàng sau. Quay lại thì thấy ông cụ khoảng 70 tuổi, người bé nhỏ. Ông thưa kinh khá trôi chảy. Sau đó ông đọc cho nghe tất cả các kinh cần thiết. Ông cho biết đã học kinh từ khi cha Ngọc còn sống. Chuẩn bị rửa tội thì cha qua đời. Hiện tại ông vẫn ao ước được rửa tội. Vẫn tha thiết chờ đợi. Nên 50 năm trôi qua mà vẫn còn nhớ kinh nhớ sách. 

Đang nói chuyện thì một thanh niên đội một mâm đồ lễ tới. Trên mâm có xôi, có bát hương. “Anh đi đâu đấy”. “Cháu đi cúng”. “Cúng ở đâu, đây làm gì có chùa”. “Cúng ở đây này” Anh giơ tay chỉ một chỗ gần nền nhà thờ cũ. Mọi người tiến lại xem. Anh đặt mâm lễ xuống một cây cột gỗ cháy dở và đã mục nát. Cây cột nhô lên khỏi mặt đất khoảng 50 cm. “Cây cột này là gì ?”. “Đây là cây cột của nhà cũ còn sót lại sau chiến tranh. Ông bà cháu xưa thường đến đọc kinh ở nhà thờ này. Cháu mới lớn không được học hỏi, chỉ được bố mẹ cho biết là nhà có đạo. Cháu không biết làm gì chỉ biết dâng mâm lễ. Cháu tin Chúa ở đây và Chúa nhận lời cháu”. Một phút im lặng. Một sự xúc động sâu xa đồng thời với một niềm tin dạt dào dâng lên trong hồn. Đức tin của người thanh niên dân tộc Nùng đơn sơ quá. Chính sự đơn sơ đó hướng dẫn đức tin của con. Đức tin của anh trong sáng quá. Chính đức tin đó nâng đỡ con. Đức tin của anh mãnh liệt quá. Chính đức tin đó lôi cuốn con. 

Con đã đi không ngừng. Vào các bản làng xa xôi. Trèo lên những thôn cheo leo. Ở đâu cũng thấy có người tin Chúa. Ở đâu cũng gặp những tâm hồn đơn sơ nhưng hết sức thánh thiện. Ở đâu cũng có người đang chờ đợi. Con có cảm tưởng Chúa đã vùi chôn những hạt giống sẵn sàng chờ bàn tay người đến gieo hạt. Con có cảm tưởng Chúa đã dọn sẵn thửa đất màu mỡ chờ bàn tay truyền giáo tới cày xới. Con có cảm tưởng Chúa đã cho sẵn một mùa gặt. Những bông lúa bụ bẫm đẫy đà đang chờ tay người thợ gặt. Thợ gặt phải lành nghề nâng niu từng bông kẻo sợ lúa chín quá dễ rơi rụng đi mất. Từ nay đi qua những đường đèo quanh co con không còn thấy hoang vắng, lạnh lẽo. Con có cảm tưởng đàng sau mỗi ngọn đồi có người đang chờ con. Bên mỗi khe suối đang có người khao khát ơn cứu độ. Trên những đỉnh núi đang có tiếng mời gọi. Mỗi khi nghe lá rừng xôn xao, con tưởng như nghe tiếng đọc kinh âm thầm của biết bao tâm hồn tin kính mà chưa có dịp bày tỏ đức tin ra ngoài. Mỗi khi nghe tiếng gió reo, con tưởng như nge tiếng bao người tha thiết : “Hãy đến cứu chúng tôi. Chúng tôi đang chờ đợi. Chúng tôi đang khao khát”. 

Cả núi rừng đang mời gọi. Tiếng Chúa vọng lên trên những đỉnh đồi. Tiếng Chúa xuyên qua những hang núi. Tiếng Chúa róc rách trong những dòng suối. Tiếng Chúa lao xao qua đám lá rừng. “Lúa chín đầy đồng. Thợ gặt thì ít”. Hôm nay tiếng Chúa vẫn vang lên qua những lời giáo huấn của Hội thánh. Tiếng Chúa vẫn mãnh liệt trong tâm hồn mỗi vị mục tử. Tiếng Chúa bàng bạc, âm thầm nhẹ nhàng nhưng sâu thẳm tha thiết “Hãy ra khơi truyền giáo”. Biết bao tâm hồn thiện chí đang khao khát chờ đợi ta. Biết bao niềm tin câm lặng đang chờ dịp tỏ lộ. Biết bao nỗi mất mát đau thương chờ được thông cảm. Biết bao cảnh lầm than cơ cực chờ được nâng đỡ. Những tiếng mời gọi tha thiết nhưng rất âm thầm. Phải mở lòng ra mới nghe thấy. Phải mở trái tim ra mới hiểu được.

Tác giả:  TGM. Jos Ngô Quang Kiệt

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!