Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

BBT CGVN YouTube
Thánh Kinh Công Giáo
Cầu nguyện bằng email
Hội Đồng Giám Mục VN
Liên Lạc

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

ThánhVịnhĐápCa (NgọcCẩn)

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Các Tác Giả
  Augustinô Đan Quang Tâm
  Đinh Văn Tiến Hùng
  Ban Biên Tập CGVN
  Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
  Bác Sĩ Nguyễn Ý-Đức, MD.
  Bùi Nghiệp, Saigon
  Bernard Nguyên-Đăng
  Bosco Thiện-Bản
  Br. Giuse Trần Ngọc Huấn
  Cursillista Inhaxiô Đặng Phúc Minh
  Dã Quỳ
  Dã Tràng Cát
  Elisabeth Nguyễn
  Emmanuel Đinh Quang Bàn
  Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền,OSB.
  EYMARD An Mai Đỗ O.Cist.
  Fr. Francis Quảng Trần C.Ss.R
  Fr. Huynhquảng
  Francis Assisi Lê Đình Bảng
  Gia Đình Lectio Divina
  Gioan Lê Quang Vinh
  Giuse Maria Định
  Gm Phêrô Huỳnh Văn Hai
  Gm. Giuse Đinh Đức Đạo
  Gm. Giuse Vũ Văn Thiên
  Gm. JB. Bùi Tuần
  Gm. Nguyễn Thái Hợp, op
  Gm. Phêrô Nguyễn Khảm
  Gs. Đỗ Hữu Nghiêm
  Gs. Ben. Đỗ Quang Vinh
  Gs. Lê Xuân Hy, Ph.D.
  Gs. Nguyễn Đăng Trúc
  Gs. Nguyễn Văn Thành
  Gs. Phan Văn Phước
  Gs. Trần Duy Nhiên
  Gs. Trần Văn Cảnh
  Gs. Trần Văn Toàn
  Hạt Bụi Tro
  Hồng Hương
  Hiền Lâm
  Hoàng Thị Đáo Tiệp
  Huệ Minh
  HY. Nguyễn Văn Thuận
  HY. Phạm Minh Mẫn
  JB. Lê Đình Nam
  JB. Nguyễn Hữu Vinh
  JB. Nguyễn Quốc Tuấn
  Jerome Nguyễn Văn Nội
  Jorathe Nắng Tím
  Jos. Hoàng Mạnh Hùng
  Jos. Lê Công Thượng
  Jos. Vinc. Ngọc Biển, SSP
  Joseph Vũ
  Khang Nguyễn
  Lê Thiên
  Lm Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, HKK
  Lm Đaminh Hương Quất
  Lm BÙI NINH, Gp Bùi Chu
  Lm. Anmai, C.Ss.R.
  Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.
  Lm. Anrê Đỗ Xuân Quế op.
  Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
  Lm. Đan Vinh, HHTM
  Lm. Đỗ Vân Lực, op.
  Lm. G.Trần Đức Anh OP.
  Lm. GB. Trương Thành Công
  Lm. Giacôbê Tạ Chúc
  Lm. Gioan Hà Trần
  Lm. Giuse Hoàng Kim Đại
  Lm. Giuse Lê Công Đức
  Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
  Lm. Giuse Trần Đình Thụy
  Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
  Lm. Inhaxio Trần Ngà
  Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
  Lm. JB Trần Hữu Hạnh fsf.
  Lm. JB. Bùi Ngọc Điệp
  Lm. JB. Vũ Xuân Hạnh
  Lm. Jos Đồng Đăng
  Lm. Jos Cao Phương Kỷ
  Lm. Jos Hoàng Kim Toan
  Lm. Jos Lê Minh Thông, OP
  Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa BMT
  Lm. Jos Phan Quang Trí, O.Carm.
  Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn
  Lm. Jos Tạ Duy Tuyền
  Lm. Jos Trần Đình Long sss
  Lm. Jos.Tuấn Việt,O.Carm
  Lm. Lê Quang Uy, DCCT
  Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
  Lm. Linh Tiến Khải
  Lm. Martin Ng Thanh Tuyền, OP.
  Lm. Minh Anh, TGP. Huế
  Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên O. Cist.
  Lm. Ng Công Đoan, SJ
  Lm. Ng Ngọc Thế, SJ.
  Lm. Ngô Tôn Huấn, Doctor of Ministry
  Lm. Nguyễn Hữu An
  Lm. Nguyễn Thành Long
  Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)
  Lm. Pascal Ng Ngọc Tỉnh
  Lm. Pet. Bùi Trọng Khẩn
  Lm. Phêrô Phan Văn Lợi
  Lm. Phạm Văn Tuấn
  Lm. Phạm Vinh Sơn
  Lm. PX. Ng Hùng Oánh
  Lm. Raph. Amore Nguyễn
  Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Lm. Tôma Nguyễn V Hiệp
  Lm. Trần Đức Phương
  Lm. Trần Mạnh Hùng, STD
  Lm. Trần Minh Huy, pss
  Lm. Trần Việt Hùng
  Lm. Trần Xuân Sang, SVD
  Lm. TTT. Võ Tá Khánh
  Lm. Vũ Khởi Phụng
  Lm. Vĩnh Sang, DCCT
  Lm. Vinh Sơn, scj
  Luật sư Đoàn Thanh Liêm
  Luật sư Ng Công Bình
  Mẩu Bút Chì
  Mặc Trầm Cung
  Micae Bùi Thành Châu
  Minh Tâm
  Nữ tu Maria Hồng Hà CMR
  Nguyễn Thụ Nhân
  Nguyễn Văn Nghệ
  Người Giồng Trôm
  Nhà Văn Hương Vĩnh
  Nhà văn Quyên Di
  Nhà Văn Trần Đình Ngọc
  Nhạc Sĩ Alpha Linh
  Nhạc Sĩ Ngọc Cẩn
  Nhạc Sĩ Phạm Trung
  Nhạc Sĩ Văn Duy Tùng
  Phaolô Phạm Xuân Khôi
  Phêrô Phạm Văn Trung
  Phó tế Giuse Ng Xuân Văn
  Phó tế JB. Nguyễn Định
  Phùng Văn Phụng
  Phạm Hương Sơn
  Phạm Minh-Tâm
  PM. Cao Huy Hoàng
  Sandy Vũ
  Sr. Agnès Cảnh Tuyết, OP
  Sr. M.G. Võ Thị Sương
  Sr. Minh Thùy, OP.
  Têrêsa Ngọc Nga
  Tín Thác
  TGM. Jos Ngô Quang Kiệt
  TGM. Phaolô Bùi Văn Đọc
  Thanh Tâm
  thanhlinh.net
  Thi sĩ Vincent Mai Văn Phấn
  Thiên Phong
  Thy Khánh
  Thơ Hoàng Quang
  Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
  Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
  Tiến Sĩ Trần Xuân Thời
  Trầm Tĩnh Nguyện
  Trầm Thiên Thu
  Trần Hiếu, San Jose
  Vũ Hưu Dưỡng
  Vũ Sinh Hiên
  Xuân Ly Băng
  Xuân Thái
Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
  Tâm Lý Giáo Dục
BẨM SINH VÀ MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC

 

LTS: Trong năm "Giáo dục Kitô giáo", chúng tôi hân hạnh giời thiệu những nghiên cứu giá trị của Gs. Nguyễn Văn Thành đã ưu ái dành cho các Trẻ Em Tự Kỷ tại VN.

Thể theo định nghĩa thông thường, trẻ em có « nguy cơ Tự Kỷ » không có khả năng tiếp xúc và trao đổi qua lại hai chiều, với những người thân yêu, từ những ngày đầu tiên, khi vừa mới sinh ra. Thế nhưng, cho dù mang trên mình những rối loạn đến độ nào chăng nữa, các trẻ em nầy vẫn là những « con người toàn phần và toàn diện ». Các em có quyền đi học, được giáo dục giống như những trẻ em khác cùng lứa tuổi. Theo nguyên ngữ, trong tiếng Latinh, giáo dục là educare, có nghĩa là hướng dẫn một người, từ một giai đoạn hoang sơ, ban đầu đến một giai đoạn làm người có nhiều giá trị và ý nghĩa cao đẹp hơn…Thêm vào đó, để thực hiện tiến trình chuyển hóa từ khởi điểm đến tận điểm, không phải mọi con đường đi đều có có giá trị ngang bằng nhau, mọi phương tiện sử dụng đều thích hợp với ý nghĩa làm người.

Hy vọng, trong những khóa hội thảo về trẻ em tự kỷ được tổ chức đó đây, các giáo viên, chuyên viên, các nhà nghiên cứu, cũng như những người làm cha mẹ…sẽ khảo sát một cách tường tận và nghiêm chỉnh : đâu là những giá trị và ý nghĩa LÀM NGƯỜI, trong tất cả những phương tiện và phương pháp được chúng ta đang sử dụng đó đây, trong lòng Quê Hương và Đất Nước.

 
                                          ***

Thể theo những công trình nghiên cứu của Douglas M. ARONE, Hội chứng Tự Kỷ, dưới hình thức “Gên”, đã có mặt trong các tế bào của Não Bộ, khi trẻ em đang còn là thai sinh, trong tử cung của bà mẹ. Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả này, cũng như của các nhà khoa học về Hệ Thần Kinh, Gên không phải là số mệnh hay là định mệnh, bao lâu Môi Trường giáo dục bên ngoài không cung ứng cho Gên những điều kiện thuận lợi, để phát huy, triển nở, củng cố và tăng cường. Nói khác đi, Gên chỉ là “hạt giống”. Để có thể đâm chồi nảy lộc, lớn lên thành cây và kết sinh hoa trái, phải chăng Gên cần sự hợp tác của đất màu, mưa sương, cũng như ánh sáng và hơi ấm của mặt trời?
 

Hẳn thực, trong những năm đầu tiên, nhất là từ 0 đến 7 tuổi, Hệ Thần Kinh đang còn ở trong tình trạng “mềm dẻo, dễ uốn nắn”. Trong suốt giai đoạn ấy, nếu môi trường giáo dục, bắt đầu từ hai người cha mẹ, có khả năng học tập và tạo cho trẻ em những quan hệ an toàn và tin tưởng, vui tươi và cởi mở, khó khăn nào xảy đến trong cuộc đời, cũng sẽ dần dần được vượt qua. Vấn đề nào, cho dù khốc liệt và trầm trọng đến đâu, cũng có thể được hoá giải một cách tốt đẹp.

Trong tinh thần và lăng kính ấy, bài chia sẻ này sẽ lần lượt trình bày hai phần chính yếu sau đây:

Trong phần thứ nhất, chúng ta sẽ cùng nhau khảo sát những thí nghiệm của tác giả Michael MEANEY, tại Đại Học McGill ở Montreal, Canada, nhằm làm nổi bật những quan hệ tương tác giữa Gên và Môi trường giáo dục, bắt đầu từ thể thức nuôi và dạy con cái của các người làm cha mẹ.

Trong phần thứ hai, chúng ta hãy đặt lại vấn đề một cách can đảm và đứng đắn: môi trường xã hội đã và đang chuẩn bị thế nào các thanh niên nam nữ, trong vai trò làm cha, làm mẹ sau này? Nói khác đi, “những bài học nuôi con và dạy con” được dạy dỗ như thế nào, ở đâu và cho những ai? Phải chăng đó cũng là những cách “xây dựng và bảo vệ Đất Nước”, mà chúng ta có xu thế coi nhẹ, dồn nén và lãng quên, trong những tầng sâu thăm thẳm của tâm hồn?

***

1.- THÍ NGHIỆM CỦA TÁC GIẢ MICHAEL MEANEY

Tại phòng thí nghiệm của Đại Học McGill, giáo sư Michael MEANEY đã quan sát hành vi của những con chuột mẹ đang lo lắng chăm sóc đàn con vừa mới được sinh ra. Sau nhiều năm làm việc, trải qua nhiều đợt nghiên cứu khác nhau, tác giả đã ghi lại những loại nhận xét sau đây:

Nhận xét thứ nhất: Xét về mặt hành vi khách quan bên ngoài, chúng ta có thể phân biệt hai loại chuột mẹ hoàn toàn khác nhau. Loại số một gồm có những con chuột mẹ sử dụng nhiều thì giờ trong ngày để “liếm và vuốt lông” cho các con của mình, một cách rất chu đáo và cẩn thận. Loại số hai, trái lại, thi hành công việc chăm sóc con, một cách vội vã, lơ là và không đều đặn.

Nhận xét thứ hai: những chú chuột con, sau khi được mẹ liếm và vuốt lông, thường chạy ra xa khỏi vòng ôm ấp của mẹ, để chơi với nhau một cách rất thân tình và náo nhiệt. Khi bị điện giật, chẳng hạn, các chú chuột thuộc loại này, tìm cách lánh ra xa và không tỏ ra lo sợ và hốt hoảng. Trái lại, các chú chuột con không được mẹ liếm và vuốt lông một cách chu đáo, thường tỏ ra kinh hoàng và tê liệt, khi gặp khó khăn. Ngoài ra, những chú chuột thuộc loại sau này, không biết chơi với nhau hay là không chạy loanh quanh, khám phá, tìm tòi từ chỗ này qua chỗ khác. Suốt ngày, chúng nó chỉ quanh quẩn và bám sát bên lưng mẹ, hay là tấn công nhau, cắn xé nhau...

Nhận xét thứ ba: sau khi trưởng thành chung quanh lứa tuổi 2 năm và đến lúc sinh con, những con chuột con ngày trước, bây giờ trong hành vi làm mẹ và nuôi con, lặp lại tập tục giống y hệt những gì mẹ của mình đã làm cho mình. Những con đã được mẹ liếm và vuốt chải lông một cách cẩn thận, bây giờ cũng siêng năng trong công việc liếm và vuốt lông cho con. Những con có mẹ lơ là, bây giờ cũng lơ là với những đứa con của mình.

Nhận xét thứ bốn: Sau bao nhiêu ngày tháng quan sát những hiện tượng thường xuyên “lặp đi lặp lại” như vậy, giáo sư Michael MEANEY có sáng kiến chuyển đổi những cặp mẹ con với nhau. Trong những chiếc lồng riêng biệt, M. MEANEY nhốt những con chuột con sinh ra từ những con chuột mẹ có hành vi “liếm và chải lông” cho con, với những con chuột mẹ có hành vi lơ là. Cũng vậy, những con chuột con sinh ra từ những con chuột mẹ lơ là, được nhốt lại với những con chuột mẹ siêng năng cần mẫn, có hành vi liếm và chải lông thường xuyên cho con. Và những con chuột con này, đến lúc trở thành chuột mẹ, thay vì bắt chước con chuột “mẹ tự nhiên” đã thực sự sinh ra mình, lại có hành vi nuôi con, giống y hệt con chuột “mẹ nuôi” của mình.


CÁCH THUYÊN GIẢI CỦA TÁC GIẢ MICHAEL MEANEY:

Sau khi tổng hợp bốn loại nhận xét trên đây lại với nhau, giáo sư Michael MEANEY đã rút ra những kết luận sau đây:

- Chính cách “Nuôi con” của các con chuột mẹ là nguyên nhân chính yếu đã tạo ra những nét khác biệt cơ bản và bền vững, trong thể thức sinh hoạt và giải quyết vấn đề, nơi các con chuột con, thậm chí sau khi đã trưởng thành và có khả năng làm mẹ, sinh ra những đoàn con.

- Nét khác biệt không phải chỉ có mặt trong những hành vi cụ thể và khách quan bên ngoài mà thôi. Những biến đổi sâu xa đã thực sự xảy ra, trong Hệ Thần Kinh Trung Ương, tại cơ quan Hải Mã (Hippocampus), còn mang tên là Trung Tâm Học Tập và Lưu Giữ Hoài Niệm.

- Hẳn thực, xuyên qua hành vi “liếm lông và chải lông”, con chuột mẹ đã kích thích và phát huy cấu trúc Hải Mã của các con chuột con. Càng được kích thích, Trung Tâm Học Tập này càng có khả năng sản xuất thêm nhiều những “bộ phận tiếp nhận” hoá chất glucocorticoid hay là cortisol. Nhờ được khoanh vùng và lưu giữ một cách ổn định, trong các “bộ phận tiếp nhận” (receptor), loại hoá chất hay là hóc-môn này không lan tràn, di chuyển khắp nơi và hủy diệt các tế bào khác. Cũng vì lý do này, những con chuột con sống thảnh thơi, thoải mái, hồn nhiên, không phải lo sợ và bị tê liệt, giống như những con chuột con “không được mẹ liếm và chải chuốt thường xuyên”. Thêm vào đó, khi những “bộ phận tiếp nhận” càng nhân ra nhiều, thì các chú chuột con càng tỏ ra thảnh thơi, sung sướng và càng ngày càng gia tăng khả năng vui đùa và khám phá môi trường sinh sống chung quanh.

- Trong cuộc sống của loài người, không có người mẹ nào nuôi con và giáo dục con, bằng phương pháp liếm con như các loài chuột hay là các loài có vú khác… Thay vào đó, cách làm tương đương là tạo quan hệ an toàn và vui thích cho con, chơi với con và sẵn sàng phản ánh cho con, nghĩa là kêu tên hay là gọi ra ngoài những xúc động lo sợ, giận hờn và buồn phiền của con. Khi các bà mẹ học tập “nuôi con và dạy con” như vậy, thể theo nhận xét của các nhà khoa học về não bộ, cấu trúc Hải Mã ngày ngày tiết ra hai loại hoá chất Oxytoxin và Endorphin, khả dĩ tăng cường mức độ tự tin, vui thích và hiếu kỳ của đứa con.

- Ngoài ra, nhờ được mẹ dạy dỗ và giáo dục, trẻ em từ từ phát huy và mở rộng khả năng hoạt động của Vỏ Não, nhất là của Thùy Trán. Lúc bấy giờ, Cấu Trúc Hạnh Nhân không còn phản ứng một cách tự động, máy móc và bốc đồng, hay là tạo nên những tình huống khủng hoảng và lo sợ… Thay vào đó, trung tâm đặc trách đời sống xúc động này, được Thùy Trán điều hướng, điều hợp và giáo hoá, để dần dần có thể trở nên một động cơ thúc đẩy và giúp đỡ con người thực hiện những lý tưởng, mộng mơ và hoài bão chính đáng của mình.

Trong tinh thần và lăng kính ấy, khi một trẻ em sinh ra khỏi lòng mẹ, “Chương trình hay là Gên Tự Kỷ” có thể đã được cài đặt và ghi khắc, trong các tế bào của Hệ Thần Kinh Não bộ. Thế nhưng, trong tình huống ấy, chưa có chi là “sự đã rồi”, một cách vĩnh viễn. Nói cách khác, Gên Tự Kỷ, trong những năm đầu tiên của cuộc đời, chưa phải là Số mệnh hay là Định mệnh. Trái lại, Môi Trường giáo dục – hay là cách dạy dỗ trong gia đình và xã hội – còn có khả năng chuyển biến, hoá giải mức độ ảnh hưởng và tác động của Gên.

 

2.- NHỮNG BÀI HỌC “NUÔI CON VÀ DẠY CON”, NHẰM CHUYỂN HÓA GÊN CỦA TRẺ
EM CÓ NGUY CƠ TỰ KỶ.

Thể theo những công trình nghiên cứu của Douglas M. ARONE, kéo dài trong vòng 10 năm, thai nhi, từ tháng thứ ba trở đi, khi đang còn sống trong tử cung của bà mẹ, đã mang Gên Tự Kỷ trong các tế bào thuộc Thần Kinh Não Bộ của mình.

Tuy nhiên, từ ngày đứa con đi ra khỏi tử cung, nếu bà mẹ có khả năng sáng tạo cho con những quan hệ hài hòa, an toàn, vui thích và đồng cảm… trong suốt thời gian 7 năm đầu tiên của cuộc đời. Gên Tự Kỷ không có môi trường và điều kiện phát triển, do đó sẽ bị vô hiệu hoá và tàn lụi.

Nói một cách rõ ràng và chính xác hơn, nhiều lý do giải thích hiện tượng tàn lụi này:

- Lý do thứ nhất: Gên không được môi trường giáo dục và xã hội bên ngoài kích hoạt, cho nên không thiết lập được những đường dây Thần Kinh trong Não Bộ, với nhiều khớp Xi-Nắp giao thoa chằng chịt, để tác động và tạo ảnh hưởng trên toàn cơ thể và các bộ phận khác nhau.

- Lý do thứ hai: Vì không được kích hoạt, Gên không có khả năng tiết ra những loại hoá chất hay là những hốc-môn, để tác động lâu dài trên toàn diện hệ Thần Kinh, cũng như trên hai Hệ Giao Cảm và Đối Giao Cảm. Nói rõ hơn, Gên nào không có môi trường sinh hoá (Biochemical) để hoạt động, Gên ấy sẽ bị các loại hốc-môn khác tấn công và hủy diệt.

- Lý do thứ ba: Vì không nhận lãnh được sự tiếp tay của ba loại môi trường khác nhau – giáo dục, thần kinh và sinh hoá – Gên bị khoanh vùng nghĩa là bị nhốt lại, giam tù tại chính nơi được sinh ra. Và khi một tế bào thần kinh không có điều kiện và môi trường hoạt động, tế bào ấy sẽ bị loại thải hay là tàn lụi.

Trong thực tế của cuộc sống làm người, không bao giờ có hai đối lực hoàn toàn mâu thuẫn và đấu tranh với nhau, để rồi “một mất một còn”, như tôi vừa phác hoạ trên đây. Vì lý do sư phạm, tôi đã cố tình đơn giản hoá vấn đề, đến mức độ tối đa. Chẳng hạn, trước đây khi nói đến những mâu thuẫn gay go, giữa Hạnh Nhân và Thùy Trán, tôi đã kết luận: Vì hạnh phúc và ý nghĩa làm người, chúng ta không thể giải phẫu và loại thải Hạnh Nhân, khi cấu trúc này gây ra những tình huống khó khăn và khổ đau, trong cuộc đời.

Cũng vậy, vì lý do hạnh phúc và ý nghĩa làm người, Thùy Trán không thể quyết định một mình, tất cả mọi vấn đề. Trái lại, để thành công trong vai trò sáng soi và hướng dẫn toàn diện cơ thể, Thùy Trán cần lắng nghe và tham khảo từng mỗi bộ phận lớn bé của con người. Con mắt, bàn tay hay bàn chân cũng có giá trị ngang bằng tim, phổi, lá gan và bao tử… Không một thành phần bị quên sót và khinh miệt.

Cũng trong tình thần và lăng kính ấy, bà mẹ không phải là nhân vật duy nhất có nhiệm vụ nuôi dạy con cái thành người. Hẳn thực, bà là người gần gũi với đứa con, hơn mọi người khác. Tuy nhiên, không có những người khác tiếp tay nâng đỡ, bà sẽ ngã quị, trầm cảm, kiệt quệ và bị thiêu rụi (Burn-out), nhất là khi đứa con của bà đang có những nguy cơ Tự Kỷ, với những triệu chứng “Bùng Nổ”, hay là “Sống Bít Kín”, gần như suốt ngày và mỗi ngày.

Nhằm nâng đỡ và soi sáng bà mẹ một phần nào, trong vai trò nuôi nấng và giáo dục con cái, những cuốn sách của tôi về Nguy Cơ Tự Kỷ đã cố gắng cung cấp những tin tức hiện đại, thuộc môi trường khoa học nghiên cứu tại các Đại Học ở Âu Mỹ. Một cách đặc biệt, những tác phẩm ấy đề nghị những động tác cụ thể có liên hệ đến Trí Thông Minh Xã Hội, nhằm thiết lập những quan hệ đồng cảm, an toàn, tôn trọng và lắng nghe… với trẻ em, nhất là với những em đang gặp một vài khó khăn, trong những giai đoạn tăng trưởng và phát triển.

Thay vì lặp lại ở đây toàn bộ tin tức đã được trình bày trong các công trình nghiên cứu ấy, tôi chỉ muốn nhấn mạnh hai loại động tác cơ bản phải có mặt, khi chúng ta giáo dục con cái:

Thứ nhất Đồng Cảm và Chia Sẻ, có nghĩa là có mặt với con, lắng nghe con, tôn trọng con, khám phá nhu cầu chính đáng của con, nhằm tạo cho con một cuộc sống an toàn, vui thú và hồn nhiên.

Thứ haibiết Từ Chối, nói KHÔNG, để giúp trẻ em có khả năng phân biệt điều nào làm được, điều nào không có phép làm. Tuy nhiên, để tiếng KHÔNG của chúng ta có khả năng tổ chức hay là “cấu trúc hoá” tư duy của trẻ em như vậy, mỗi tiếng KHÔNG phải được kèm theo bằng ba tiếng CÓ. Ví dụ: Con không được làm điều A. Thay vào đó, con có thể và có phép làm B, C. và Đ…

Thiếu hai bài học quan trọng số một ấy, trong lãnh vực giáo dục, tại trường học cũng như tại gia đình, tất cả những gì chúng ta làm cho con cái, chỉ là “Nước rơi đầu vịt”, hay là “Dã tràng xe cát Biển Đông”.

***

Nhằm tóm lược bài chia sẻ nầy, tôi lắng nghe và chọn làm của mình tư tưởng của John GRAY.

Thể theo tầm nhìn của tác giả này, giáo dục không phải chỉ là công việc của cha mẹ và thầy cô mà thôi. Đó cũng là trách nhiệm của tất cả mọi người có trách nhiệm lãnh đạo, và nhất là có tinh thần trách nhiệm, trong lòng xã hội và Quê Hương.

Giáo dục là gì, nếu không phải là ngày ngày sáng tạo và xây dựng cho con cái và các thế hệ tương lai, năm KHUNG TRỜI MỞ RỘNG:

- Trong khung trời thứ nhất, chúng ta CHO PHÉP trẻ em trở nên khác biệt, độc đáo, chọn lựa và quyết định con đường làm người của mình.

- Trong khung trời thứ hai, chúng ta cho phép trẻ em sai lầm và ý thức đến sai lầm của mình, để vươn lên, đổi mới.

- Trong khung trời thứ ba, chúng ta cho phép trẻ em diễn tả, trình bày ra ngoài những xúc động của mình, như giận, buồn và lo sợ… Và chúng ta lắng nghe, với tất cả tấm lòng chân thành, đón nhận và nhìn nhận.

- Trong khung trời thứ tư, chúng ta cho phép trẻ em trình bày những nhu cầu, nguyện vọng hay là những mộng mơ của mình, để rồi tìm cách đáp ứng hay là từ chối, tùy vào những điều kiện thực tế của cuộc sống ngày hôm nay.

- Trong khung trời thứ năm, chúng ta cho phép trẻ em từ chối, nói KHÔNG với chúng ta, khi chúng ta đưa ra những yêu cầu và đề nghị có tính chủ quan.

Trong lòng Đất Nước, nếu trẻ em, con cái, giới trẻ… mỗi người có phép LÀM NGƯỜI, trong năm khung trời vừa tự do, vừa an toàn, vừa sung sướng và hạnh phúc, việc học không còn là một gánh nặng. Trái lại, đó là một niềm vui và hứng khởi. Đó cũng là một cách “GIỮ NƯỚC và DỰNG NƯỚC”, ngày ngày quyết tâm chuyển biến Quê Hương thành “Vạn Xuân và Đại Việt”, bất diệt và cao cả.

 

SÁCH THAM KHẢO:

1. John GRAY – Children are from Heaven – HarperPerennial, New York 1999.

2. Sharon BEGLEY – Train your Mind, change your Brain – Ballantine Books, New York 2007.

3. Daniel GOLEMAN – Social Intelligence – Hutchinson, London 2006.

4. NGUYỄN Văn Thành – NGUYỄN TRÃI và vấn đề giáo dục con cái – Tình Người, Lausanne Hè 2001.

5. NGUYỄN Văn Thành – Khung Trời Mở Rộng – Tình Người, Lausanne 2000.

6. NGUYỄN Văn Thành – Quan Hệ Mẹ Con – Tình Người, Lausanne 2000, xem lại 2006.

7. Arone M. DOUGLAS – The Theorem – O Books, Winchester UK 2005.

CH-ORSONNENS/Fr, Suisse

Để kỷ niệm Khóa Học về Trẻ Em Tự Kỷ - Tại Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội - Kỳ Hè 2007

Nguyễn Văn Thành

Tác giả:  Gs. Nguyễn Văn Thành

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!