Ngày gia đình trẻ, GXVN Paris, 09/05/09
Tiếp tục truyền thống tốt đẹp, chiêu thứ bảy 09-05-2009 từ 15 đến 17 giờ, tại GXVN Paris, ngày Gia Đình đã được tô chức với sự tham dự đông đảo của các phụ huynh có con em sinh hoạt trong đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể. Đề tài thảo luận là: “Xử dụng Internet và những ảnh hưởng của nó trong đời sống gia đình, đặc biệt dến các em thiếu nhi từ 6 đến 17 tuổi và làm thế nào để quản lý tốt việc xử dụng Inernet”.
Anh Giang Minh Đức, người điều hành chung buổi thảo luận, trước tiên giới thiệu các vị trong Ban Mục Vụ Gia Đình hiện diện như BS Tạ Thanh Minh, GS Trần Văn Cảnh, GS Tạ Thanh Minh Khánh, BS Bích Hiên, Cha Đinh Đồng Thượng Sách, Thày Phạm Bá Nha. Anh Đức cũng giới thiệu các anh chị nhóm gia đình trẻ, trách nhiệm buổi hội thảo hôm nay : Anh Giang Minh Đức, Phạm Trung Hiền, Nguyễn Thanh Phong, Trần Thiện Hải, Chị Liên Phuong, Chị Kim Phượng, Chị Giao Phương. Rồi anh mời cha Sách nói lời khai mạc.
Được mời nói lời mở đầu, cha Đinh Đồng Thượng Sách đã đưa ra một định nghĩa nguyên ngữ : được ghép bởi hai chữ : « Inter » có nghĩa là nối kết với nhau, « Net » có nghĩa là cái lưới, Internet có thể được hiểu như cái lưới thông tin và truyền thông nối kết mọi người lại với nhau. Cha cho rằng đề tài trao đổi năm nay về Internet là rất cân thiết và thực tế đối với các phụ huynh. Internet, mạng lưới toàn cầu, đặc biệt được các trẻ em ấu thiếu ưa thích và xử dụng. Internet là một dụng cụ lan tràn khắp nơi : trong gia đình, trong trường học, trong xưởng thợ, trong xã hội. Bất cứ chỗ nào, ở đâu, hầu như ai ai cũng xử dụng Internet. Vấn đề bởi vậy không phải là « Nên hay không nên xử dụng Internet » ? Nhưng vấn đề là « Làm thế nào để quản lý tốt việc con cái xử dụng Internet » ? Cha cám ơn các anh chị Nhóm Gia Đình Trẻ đã chuẩn bị buổi hội thảo và chúc các phụ huynh trao đổi tốt đẹp.
Anh Giang Minh Đức dẫn nhập đề tài : Internet bắt nguồn từ chữ Inter Connected Netword, ra đời vào năm 1960 dùng để chuyển tải thông tin. Năm 1990 Internet được đem áp dụng vào trong kỹ nghệ và phát triển mau chóng trong việc chuyển tải tư liệu đại chúng dưới nhiều hình thức và rất đa dạng : chat, gặp gỡ, trao đổi trực tuyến, nhật ký tin học, tube hình, vidéo, thư liệu đủ loại, hình ảnh, phóng sự, tìm tin tức, thư từ liên lac, mua bán thương mại, làm quen trên mạng, nhiều trò chơi giải trí,… Ngày nay hầu hết trong mỗi gia đình đều có ít nhất một máy vi tính để xử dụng tại gia.
1. Thảo luận và trao đổi giữa các phụ huynh
Sau phần giới thiệu tổng quát của anh Giang Minh Đức, Anh Trân Thiện Hải và anh Nguyễn Thanh Phong luân phiên nhau hướng dẫn điều hành thảo luận và trao đổi với các phụ huynh, qua hai phần rõ rệt : phần trao đổi tổng quát và phần trao đổi về các nhu liệu kỹ thuật.
Xử dụng Internet giúp cho chúng ta tìm thông tin, liên lạc, giải trí, học hỏi nhiều và có thể tìm bất cứ cái gì. Nhưng bên cạnh đó, có những mặt xấu đối với trẻ chưa đủ tuổi để tìm hiểu, đặc biệt là những trẻ từ 6 đến 17 tuổi. Hoặc có nhiều trò chơi làm đưa đến đam mê, rồi lệ thuộc, không bỏ được, sao lãng học hành, lêu lổng chơi bời, trốn đến nhà bạn bè chơi trò chơi điện tử. Đòi hỏi cha mẹ mua trò chơi,… Câu hỏi được đặt ra là phải quản lý làm sao ? Các phụ huynh hiện diện đóng góp ý kiến trên hai bình diện.
a. Đối với con cái :
· Cha mẹ nên để ý giáo dục con cái biết phân biệt cái hay cái giở, kiểm soát, theo dõi, tùy theo độ tuổi. Có thể cho phép dùng Internet, nếu chúng đã làm xong bài học ở trường, hoặc sau khi đã giúp đỡ cha me làm vài công việc vặt trong nhà.
· Nên quy định thời gian xử dụng, thí dụ không dùng Internet trong mùa chay, mùa vọng. Tìm những trò chơi có tính cách giáo dục, theo từng độ tuổi.
· Cho xem những sites lành mạnh và cùng chơi với chúng. Tránh những trò chơi bạo động….
· Cho trẻ học những môn thể thao giải trí khác, tham gia những sinh hoạt khác, như hướng đạo, thiếu nhi Thánh Thể,… Tạo cho chúng không đam mê quá trớn và bỏ được những cái tật xấu khác….
· Chọn lọc bạn bè môi trường giao tiếp. Cấm không cho chúng cho người lạ biết tên tuổi, địa chỉ của mình. Chỉ « chat » với những người đã quen biết. Lý do vì khi vào mạng, có thể kết bạn với bất cứ ai, và dễ bị lợi dụng, hẹn hò, thậm chí có thể bị bắt cóc.
· Giữa cha me và con cái phải có sự tin tưởng lẫn nhau, luôn cắt nghĩa và giải thích để khi trẻ có nhiều thắc mắc, gặp khó khăn, nó không ngần ngại trao đổi tự nhiên với cha mẹ.
· Trên Internet, có những cái « blogs », gọi là nhật ký điện tử, mở ra có thể tâm sự, chia sẻ, kết bạn với người quen biết, hoặc không quen biết, ai cũng có thể vào được, nếu không khóa nó lại.
· Ngoài ra, có những sites kỳ thị, dâm dật, nói chuyện không lành mạnh. Tránh không nên vào. Cần để ý đến webcam khi xử dụng. Không nên photo hình cho ai. Có gì, phải thông báo cho cha mẹ biết liền.
b. Đối với cha mẹ :
· Có vấn đề buôn bán thương mại trên mạng. Các phụ huynh nên đề phòng. Giới hạn việc cho biết số thẻ trả tiền. Nên thông qua một dịch vụ, như Paypal, thì sự trả tiền sẽ được bảo vệ an toàn hơn.
· Một số các anh chị muốn tìm hiểu Internet hay « Chat » làm quen trên mạng. Lúc đầu, là để giải trí. Sau trở thành một thói quen và thành nghiền, làm sao nhãng việc gia đình. Quen với người khác, dễ đi đến mất hạnh phúc gia đình.
· Có nhiều cha mẹ cho ý kiến : « nên đặt máy điện toán ở phòng khách hay nơi sinh hoạt thường xuyên của gia đình hoặc ở một vị trí thuận tiện cho việc kiểm soát.
· Luôn luôn để ý theo dõi việc con cái xử dụng Internet. Chỉ xử dụng khi cần thiết. Cha mẹ làm guong cho con. Nếu cần, nên theo học vài cours điện toán để hiểu biết hơn, hầu dễ dàng hướng dẫn, thông cảm và kiểm soát con cái.
· Ngày nay đã có nhiêu phương tiện kỹ thuật giúp việc ngăn cản và kiểm soát do các opérateurs như Neuf , SFR, Free, Orange, Alice....., đề nghị. Ngoài ra còn có những logiciels trong đó có mục « contrôle parental », để giúp cha mẹ kiểm soát con em xử dụng Internet.
2. Nhu liệu kiểm soát sử dụng Internet.
Về phương diện kỹ thuật, có những dụng cụ cho phép cha mẹ hướng dẫn và kiểm soát con em sử dụng các phương tiện Internet. Anh Phạm Trung Hiền đã chiếu hình và đưa ra những góp ý sau đây :
a. Một số chức năng cần lưu ý
• Ngăn chặn virus, spam, malware, …
• Định giờ giấc sử dụng (fixer les horaires)
• Ngăn chặn những nơi không tốt trên mạng lưới Internet (blocage des sites web)
• Giới hạn các nhu liệu được dùng (limiter l’accès aux logiciels et aux jeux)
• Thanh lọc các thư từ trao đổi (filtrage des échages par emails, chat, …)
• Dễ dùng
b. Vài nhu liệu
• XOOLOO.Net (40€/ năm)
• Parental Filter (40€)
• KiddyWeb Free Edition (miễn phí)
• Free Angel (miễn phí)
• NAOMI (miễn phí)
• Các công ty cung cấp đường vào Internet cũng có những nhu liệu cho khách thuê bao (Vista, Free, Alice, Neuf, Orange, MSN, CI, …)
c. Những nhu liệu này cho phép kiểm soát những gì ?
· chọn và giới hạn dịch vụ xử dụng
· giờ giấc xử dụng
· chọn, giới hạn và ngăn chặn những trạm mình muốn hay không muốn
d. Nhưng chủ yếu vẫn là phụ huynh
• Theo dõi hoạt động của các nhu liệu (nếu có)
• Nơi đặt máy (tránh phòng riêng ở tuổi nhỏ)
• Để ý thời lượng sử dụng
• Giáo dục cách tìm hiểu và cách sử dụng
• Giải thích tại sao phải kiểm soát
e. Để tìm hiểu thêm
• http://www.controle-parental.net
• http://www.clubic.com/article-71858-1-controle-parental-solutions-enfants.html
• http://www.commentcamarche.net/telecharger/logiciel-94-controle-parental
Để giúp các phụ huynh nắm bắt được những ý tưởng chính đã được trao đổi, chị Liên Phương đã đúc kết phần thảo luận và đề nghị GS Trần Văn Cảnh làm tổng kết, kết thúc ngày gia đình. Giáo sư Cảnh đưa ra hai nhận định. Thứ nhất ông tỏ bầy niềm vui mừng được tham dự một cuộc thảo luận về một đề tài cụ thể và cần thiết hiện nay trong việc giáo dục gia đình, là việc xử dụng Internet. Thứ hai ông thấy rằng cuộc thảo luận thật rất đầy đủ. Nhưng xin nhắc đến 14 nguy hiểm của Internet mà Hội Nghị Gia Đình Pháp đã đưa ra vào năm 2005, để giúp các cha mẹ cẩn trọng hơn trong việc theo dõi con em xử dụng Internet.
Ngững nguy hiểm ấy, đại cương như : khích lệ dâm dật, bạo lực, chán ăn, chán học, chán sống, ngỗ nghịch,…thu thập dữ kiện cá nhân, quảng cáo, ức hiếp, cưỡng bách, lôi kéo vào bè đảng, giáp phái, ….thêm bớt, cắt xén sự thật, tạo ra một tư cách mê chơi trò chơi,…sao lãng việc học, bất kính cha mẹ,…cáu kỉnh anh em,…
Sau lời tổng kết của Giáo sư Cảnh, nhóm Du Ca đã đề nghị hội trường đồng ca. Bầu không khí thành vui nhận hẳn lên.
Cuối cùng GS Tạ Thanh Minh Khánh đã ngỏ lời cám ơn Cha Sách và các phụ huynh đã nhiệt tình tham gia đóng góp ý kiến, làm cho buổi hội thảo thành công tốt đẹp và mời các phụ huynh cộng tác với Nhóm Gia Đình Trẻ, để đưa ra đề tài thảo luận cho năm tới. Một phụ huynh đã đề nghị năm tới nên thảo luận về việc « Dậy con em nói tiếng việt trong gia đình ».
Ngày Gia Đình đã được kết thúc bằng một tấm hình lưu niệm 2009, với Cha Sách và các phụ huynh.
Paris, ngày 14 tháng 05 năm 201-09.
Nguyên Liên Phuong
Giang Minh Đức,
Phạm Trung Hiền
Trần Văn Cảnh