Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

BBT CGVN YouTube
Thánh Kinh Công Giáo
Cầu nguyện bằng email
Hội Đồng Giám Mục VN
Liên Lạc

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

ThánhVịnhĐápCa (NgọcCẩn)

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Các Tác Giả
  Augustinô Đan Quang Tâm
  Đinh Văn Tiến Hùng
  Ban Biên Tập CGVN
  Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
  Bác Sĩ Nguyễn Ý-Đức, MD.
  Bùi Nghiệp, Saigon
  Bernard Nguyên-Đăng
  Bosco Thiện-Bản
  Br. Giuse Trần Ngọc Huấn
  Cursillista Inhaxiô Đặng Phúc Minh
  Dã Quỳ
  Dã Tràng Cát
  Elisabeth Nguyễn
  Emmanuel Đinh Quang Bàn
  Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền,OSB.
  EYMARD An Mai Đỗ O.Cist.
  Fr. Francis Quảng Trần C.Ss.R
  Fr. Huynhquảng
  Francis Assisi Lê Đình Bảng
  Gia Đình Lectio Divina
  Gioan Lê Quang Vinh
  Giuse Maria Định
  Gm Phêrô Huỳnh Văn Hai
  Gm. Giuse Đinh Đức Đạo
  Gm. Giuse Vũ Văn Thiên
  Gm. JB. Bùi Tuần
  Gm. Nguyễn Thái Hợp, op
  Gm. Phêrô Nguyễn Khảm
  Gs. Đỗ Hữu Nghiêm
  Gs. Ben. Đỗ Quang Vinh
  Gs. Lê Xuân Hy, Ph.D.
  Gs. Nguyễn Đăng Trúc
  Gs. Nguyễn Văn Thành
  Gs. Phan Văn Phước
  Gs. Trần Duy Nhiên
  Gs. Trần Văn Cảnh
  Gs. Trần Văn Toàn
  Hạt Bụi Tro
  Hồng Hương
  Hiền Lâm
  Hoàng Thị Đáo Tiệp
  Huệ Minh
  HY. Nguyễn Văn Thuận
  HY. Phạm Minh Mẫn
  JB. Lê Đình Nam
  JB. Nguyễn Hữu Vinh
  JB. Nguyễn Quốc Tuấn
  Jerome Nguyễn Văn Nội
  Jorathe Nắng Tím
  Jos. Hoàng Mạnh Hùng
  Jos. Lê Công Thượng
  Jos. Vinc. Ngọc Biển, SSP
  Joseph Vũ
  Khang Nguyễn
  Lê Thiên
  Lm Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, HKK
  Lm Đaminh Hương Quất
  Lm BÙI NINH, Gp Bùi Chu
  Lm. Anmai, C.Ss.R.
  Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.
  Lm. Anrê Đỗ Xuân Quế op.
  Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
  Lm. Đan Vinh, HHTM
  Lm. Đỗ Vân Lực, op.
  Lm. G.Trần Đức Anh OP.
  Lm. GB. Trương Thành Công
  Lm. Giacôbê Tạ Chúc
  Lm. Gioan Hà Trần
  Lm. Giuse Hoàng Kim Đại
  Lm. Giuse Lê Công Đức
  Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
  Lm. Giuse Trần Đình Thụy
  Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
  Lm. Inhaxio Trần Ngà
  Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
  Lm. JB Trần Hữu Hạnh fsf.
  Lm. JB. Bùi Ngọc Điệp
  Lm. JB. Vũ Xuân Hạnh
  Lm. Jos Đồng Đăng
  Lm. Jos Cao Phương Kỷ
  Lm. Jos Hoàng Kim Toan
  Lm. Jos Lê Minh Thông, OP
  Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa BMT
  Lm. Jos Phan Quang Trí, O.Carm.
  Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn
  Lm. Jos Tạ Duy Tuyền
  Lm. Jos Trần Đình Long sss
  Lm. Jos.Tuấn Việt,O.Carm
  Lm. Lê Quang Uy, DCCT
  Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
  Lm. Linh Tiến Khải
  Lm. Martin Ng Thanh Tuyền, OP.
  Lm. Minh Anh, TGP. Huế
  Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên O. Cist.
  Lm. Ng Công Đoan, SJ
  Lm. Ng Ngọc Thế, SJ.
  Lm. Ngô Tôn Huấn, Doctor of Ministry
  Lm. Nguyễn Hữu An
  Lm. Nguyễn Thành Long
  Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)
  Lm. Pascal Ng Ngọc Tỉnh
  Lm. Pet. Bùi Trọng Khẩn
  Lm. Phêrô Phan Văn Lợi
  Lm. Phạm Văn Tuấn
  Lm. Phạm Vinh Sơn
  Lm. PX. Ng Hùng Oánh
  Lm. Raph. Amore Nguyễn
  Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Lm. Tôma Nguyễn V Hiệp
  Lm. Trần Đức Phương
  Lm. Trần Mạnh Hùng, STD
  Lm. Trần Minh Huy, pss
  Lm. Trần Việt Hùng
  Lm. Trần Xuân Sang, SVD
  Lm. TTT. Võ Tá Khánh
  Lm. Vũ Khởi Phụng
  Lm. Vĩnh Sang, DCCT
  Lm. Vinh Sơn, scj
  Luật sư Đoàn Thanh Liêm
  Luật sư Ng Công Bình
  Mẩu Bút Chì
  Mặc Trầm Cung
  Micae Bùi Thành Châu
  Minh Tâm
  Nữ tu Maria Hồng Hà CMR
  Nguyễn Thụ Nhân
  Nguyễn Văn Nghệ
  Người Giồng Trôm
  Nhà Văn Hương Vĩnh
  Nhà văn Quyên Di
  Nhà Văn Trần Đình Ngọc
  Nhạc Sĩ Alpha Linh
  Nhạc Sĩ Ngọc Cẩn
  Nhạc Sĩ Phạm Trung
  Nhạc Sĩ Văn Duy Tùng
  Phaolô Phạm Xuân Khôi
  Phêrô Phạm Văn Trung
  Phó tế Giuse Ng Xuân Văn
  Phó tế JB. Nguyễn Định
  Phùng Văn Phụng
  Phạm Hương Sơn
  Phạm Minh-Tâm
  PM. Cao Huy Hoàng
  Sandy Vũ
  Sr. Agnès Cảnh Tuyết, OP
  Sr. M.G. Võ Thị Sương
  Sr. Minh Thùy, OP.
  Têrêsa Ngọc Nga
  Tín Thác
  TGM. Jos Ngô Quang Kiệt
  TGM. Phaolô Bùi Văn Đọc
  Thanh Tâm
  thanhlinh.net
  Thi sĩ Vincent Mai Văn Phấn
  Thiên Phong
  Thy Khánh
  Thơ Hoàng Quang
  Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
  Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
  Tiến Sĩ Trần Xuân Thời
  Trầm Tĩnh Nguyện
  Trầm Thiên Thu
  Trần Hiếu, San Jose
  Vũ Hưu Dưỡng
  Vũ Sinh Hiên
  Xuân Ly Băng
  Xuân Thái
Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
  Thi Ca Công Giáo
THÁNG KỲ HỒN GẪM KINH “PHỤC DĨ”

 

I. TỰ BẠT:

Ngọn gió may đã về trên cánh đồng Cái Sắn, thời tiết chuyển sang mùa khô, nước bắt đầu rút sau đợt thủy cường tháng chín. 

Hết tháng Rosa sang tháng cầu hồn, dân hiền nước lành cứ thanh thản bình an ngày tháng trôi theo tuần hoàn thời tiết, hòa nhịp sống đạo cùng lịch phụng vụ thường niên. 

Thưở ấy, lũ chúng tôi còn “nhân chi sơ – sờ vú mẹ”, cắt rốn ngoài Bắc rồi theo bố mẹ vào Nam, khu định cư quây quần toàn dân Bùi Chu chính hiệu, dẫu chín người mười làng cũng cùng một tập tục như nhau, hoàn cảnh đắng cay có khác nhưng lại đồng phần số ngọt ngào, cả trăm nóc gia toàn tòng xum vầy vui sống. 

Những ngày giỗ chạp và tháng các linh hồn được nghe kinh “Phục Dĩ”, kinh cầu Đức Bà, kinh Tại Thiên bằng Hán tự, rồi chỉ được phép thưa “Vị thần đẳng kỳ” sau mỗi câu xướng, và thế là… bấm nhau cười rúc rích, vì trong cái đầu nghịch ngợm cứ văng vẳng câu vè tai quái “Vị thần đẳng kỳ, có gì đưa ra, có đồng bánh đa, đem ra nhắm rượu”…Chỉ nghe kinh bằng lối truyền khẩu, chẳng hiểu nội dung ý tứ ra sao, vậy mà chúng tôi thuộc làu làu, trước cả khi được đi học bổn đồng ấu. 

Năm mươi năm như bóng câu vèo qua khe cửa, bao nhiêu là đổi thay dâu bể, các cụ ngâm nga ai vãn Hán tự đã lần lượt về với tổ tiên, chúng tôi lại rặt theo phường tân học, kinh “phục dĩ” nguyên tác có nguy cơ thất truyền vì được thay bằng bản diễn ca “Kinh cao sang” của cụ Phạm Trạch Thiện, thể thơ lục bát, cung văn thanh thoát, dễ nghe dễ hiểu như vần ca dao đất nước…

 

II. NGUỒN GỐC:

Theo ông Lê Đình Bảng, người viết bài: Đi tìm tác giả bài “Cảm tạ niệm từ” tức kinh giỗ “Phục dĩ chí tôn”, được đăng rộng rãi trên mạng lưới Dunglac.net, tác giả chính là “Thầy Phanchico thành Phao”, Xin phép được ghi lại đoạn cuối của nhà khảo cứu Lê Đình Bảng: 

…Đến đây, tưởng như vấn đề đã thông thoáng rõ ràng. Một kết luận có khả năng được mở ra, dung hợp cả hai chứng cứ để đi tới đồng tình chấp nhận: Bản Kinh Vãn Nguyện Giỗ “Cảm Tạ Niệm Từ” nguyên văn bằng Chữ Hán Do Thầy Phanchicô biên soạn khi hợp tác với thầy cả Majorica ở Đàng Ngoài (1631-1656). Công trình đồ sộ về thần học và văn hóa của tập thể này, khi có điều kiện thuận lợi, chúng tôi xin được phép trình bày sau. Còn riêng cụ cử Phạm Tư Thiện chính là người đã có công sưu tập, công bố, cổ xúy, vận dụng một cách rộng rãi bài kinh văn này trong các cộng đoàn. Nhờ vậy mà đến nay, nhiều người trong chúng ta, hễ cứ vào dịp ma chay giỗ chạp hoặc ròng rã suốt tháng cầu cho các đẳng linh hồn này, lại được nghe văng vẳng bên tai “chữ nghĩa và cung giọng” tuyệt vời của “Phục dĩ chí tôn”. Trong khi chuông nhà thờ chậm rãi nhỏ giọt thì bản Requiem lâm khốc, biệt hành  của lời kinh cũng ngân nga như gọi hồn ai về. 

Tuổi thọ bài kinh gần như đồng hành khởi điểm cùng Giáo Hội Công Giáo Việt Nam thuở sơ khai, đến nay đã trên ba trăm năm mươi tuổi(!)

 

III. KHẨU TỤNG TÂM SUY:

Tuổi tác đang bước về chiều, trằn trọc những đêm khó ngủ, lần mò giở trang kinh “Phục dĩ”, đọc đi đọc lại cả trăm, từng chữ từng câu ngấm ngáp, ý tứ nhuộm ngập tâm hồn, khép mắt lại mà hương kinh hiện về trong cả giấc chiêm bao. Đêm tiếp nối đêm, một lần chợt ngã ngửa nhận ra bút pháp tuyệt luân của “Thầy Phan” vô cùng kỳ diệu: Kinh Phục dĩ được viết bằng thể loại văn tế theo khuôn mẫu phú Đường luật, lối liên vận, luật bằng trắc phân minh, có đủ năm thức đặt câu: tứ tự, bát tự, song quan, cách cú và hạc tất, mỗi câu dài ngắn khác nhau đều có hai vế đối san sát. Về bố cục hiểu theo lối nào cũng chỉnh, phân tích theo lối phú có lung, biện nguyên, thích thực, phô diễn, nghị luận và kết; hoặc phân tích theo lối văn tế có khởi tế, đức tính, tiếc thương, và kết bày tỏ, thật là lưỡng toàn. 

Thảo nào đến cụ “Phạm Văn Thụ, Tổng đốc Thái Bình, xuất thân khoa bảng, tuy không có đạo mà khi được nghe ngâm ngợi, đã phải tấm tắc khen là tuyệt tác, không có bài biểu, chiếu nào ví cho bằng! Bèn xin ngay một bản . . .”.(trích nghiên cứu của ông Lê Đình Bảng) 

Xin được mạn phép chép lại bản phiên âm kinh này và đánh số thứ tự từng câu, đồng thời xếp hàng từng đôi, để dễ phân tích nhận ra về phép đối (những chữ viết nghiêng chỉ là tiêu đề diễn tả ý, như trong các bài văn tế thông thường khác, (chẳng hạn như nhớ linh xưa, than ôi, ơi hỡi, bản chức nay v.v…) không tính vào phép đối.

 

CẢM TẠ NIỆM TỪ

BẢN PHIÊN ÂM:

Phục dĩ:

(1) Chí tôn Chân Chủ, Cửu trùng cao ngự chi thiên,

Khả tiểu phàm khu, vạn vật hữu sinh chi địa.

(2) Chiếu lâm bất sảng,

Phú tái vô tư.

 

Thần đẳng thiết duy:

(3) Linh giác tiên nguyên,

 Hồng mông thủy phán,

(4)Tổng huyền khu nhi tạo hóa,

 Trì diệu pháp dĩ thi hành.

(5) Sinh thiên sinh địa sinh nhân cập vật giả, Thánh Phụ chi năng toàn;

Thụ khổ thụ nạn thụ tử giáng thế giả, Thánh Tử chi duy nhất;

 (6) Chí nhược linh hồn sung mãn,

 Sử tri đức nghĩa phú siêu,

(7) Hiển hách Thánh thần,

 Uy linh hiện hóa.

(8) Phán nhiên vị tam tuy dị,

 Hợp chi thể nhất tương đồng.

(9) Nhất trí nhất hảo nhất năng đồng công vô gián;

Chí thiện chí nhân chí mỹ, thậm thị linh thông.

 

Thiết niệm linh hồn (mỗ)

(10) Tự tòng sinh tiền,

 Chí kim tử hậu,

 (11) Thụ Thiên  Chủ cực đại chi ân.

Lự thử hồn vô tình chi vật,

 (12) Bình sinh cư thế, bất tín bất chí bất vụ lực khuy.

Vãng nhật đa khiên, hoặc tư hoặc ngôn hoặc hành hữu mậu.

(13) Hoặc bị linh hồn ký hàm minh ngộ, ái dục tam năng, đa vị biệt dụng, bất chuyên ức, chuyên mộ,chuyên tu,

Hoặc bị nhục thân nhĩ mục khẩu tị, thủ túc tứ thể, vọng các tha kỳ, mạc toàn kính toàn tuân toàn phụng.

(14) Ngẫu tao thử ách,

 Thống hối vị chân.

 

Ô hô!

(15) Sinh nhật dĩ hoàn,

Mệnh chung thích chí.

(16) Khí linh đãi tận, bồi hồi thuấn tức chi gian; 

Thiên Chủ thị bằng cứu trợ úy an chi tế.

(17) Huống nẵng thì tập tục sở doanh, vật dụng giai tư ích kỷ;

Nhi kim nhật khiên vưu vô kế, thùy năng cứu thoát hồng lô.

 

Á!

(18) Thần Chủ Gia tô, thục tội thi ân chi đại.

Nhân từ Thánh Mẫu, vị kì xá quá chi đa.

 

(19) Dĩ chí Thiên Thần,

Phù trì bản tính,

(20) Kỷ niên tằng giáo huấn, tằng đa bảo hộ chi lao.

Kim nhật khất đề huề khắc thắng cửu thù chi biến.

 

Tinh bản danh Thánh nhân,

(21) Bình sinh thân thiết,

Mỗi nhật phụng thị,

 

Cập Thánh Nam Thánh Nữ đẳng

 (22) Tại Chủ diện tiền, vị nhân tình thuyết,

Hữu kì tất ứng, vô đảo bất thông.

 

Phục vọng.

(23) Hoàng hoàng vị tam,

Nguy nguy thể nhất.

(24) Thiên cao địa hậu, sanh trì chưởng ác vô di;

Ngôn viễn thính ti, thưởng phạt khuyến trừng bất lậu.

(25) Thần kim khể thủ,

Khẩn thiết nghệ cầu.

(26) Nguyện thử linh hồn

Khiết thăng thiên quốc.

(27) Xuân đài tự tại, chân hưởng phúc chi vô cùng;

Thọ vực tiêu dao, tín thường sinh chi hữu vĩnh.

(28) Kinh văn sở đảo,

 Thỉnh chúng đồng âm.

A mạnh.

 

Bài vãn trên đã được mạn phép đánh số từng câu, kết quả xem lại rất dễ nhận ra, mỗi câu dù dài hay vắn đều đối nhau từng đôi một.

* Đặt câu:

Câu 1 cách cú, câu 2 và 3 tứ tự, câu  4 song quan, câu 5 hạc tất, câu 6 song quan, câu 7 tứ tự, câu 8 song quan, câu 9 cách cú, câu 10 tứ tự, câu 11 song quan, câu 12 cách cú, câu 13 hạc tất, câu 14 và 15 tứ tự, câu 16 , 17 và 18 cách cú,  câu 19 tứ tự, câu 20 cách cú, câu 21 tứ tự, câu 22 bát tự, câu 23 tứ tự, câu 24 cách cú, câu 25 và 26 tứ tự, câu 27 cách cú, câu 28 tứ tự.

* Phối trí từ cú:

Bài Kinh đa phần “Thầy Phan” dùng phép xuyến đối (lưu thủy),  xen kẽ một vài chính đối và phản đối, nên khi đọc hết bài kinh, cảm tưởng như chiếc thuyền theo con nước xuôi dòng trôi trôi về bến, thi thoảng một chút gập ghềnh sóng vỗ mạn không đủ làm chao đảo con thuyền. Sự sắp xếp hình chữ khảm số thật tài tình, tuyên xưng về nhân đức đối thần lộng vào câu đối, thay thế điển cố bằng kinh thánh, dùng điệp tự - hài văn một cách nhuần nhuyễn. Đặc biệt khi vận dụng chữ nghĩa không dùng các thủ pháp tá đại, khoa trương, tỷ nghĩa theo lối thông thường, toàn nội dung toát lên sự tin tưởng tuyệt đối vào lòng lân tuất của đấng tạo thành, nên có thể ví bài kinh này như một bản thánh ca tuyệt hay có đủ 3 yếu tố: Thánh – Thật và Công Giáo.

 

IV. LUẬN CỔ SUY KIM:

Hiện nay, thể loại phú và văn tế đang có nguy cơ “tuyệt chủng” trên văn đàn, đời cũng như đạo, di sản của tiền nhân sắp bị mai một, tiếc thay nhưng cách nào để khơi dòng, thật cần lắm những văn nhân thi sĩ chung vai vực dậy. 

Trước khi kết thúc bài này, cũng xin cả gan một lần múa rìu, thử chuyển kinh “Phục dĩ” bằng Hán tự sang quốc ngữ theo thể loại văn tế Đường luật, lối liên vận (mặc dù đã có bản diễn nghĩa quốc âm), cũng với 28 câu và mẹo đặt câu giống với “Thầy Phan”, chỉ xin sắp xếp lại con chữ cho xuôi xắn và hợp vần, để thấy ngôn ngữ đơn âm nước ta phong phú là ngần nào, xin niệm thứ cho kẻ chân quê hành văn chưa chỉnh.

 

VĂN TẾ CẦU HỒN

 Kính  lạy!

Đức Chúa chí tôn, muôn trùng  trời cao duy nhất.

Tôi phàm mọn mạy, vạn vật đất thấp nhiều loài.

Soi xét chẳng sai,

Chở che không sót.

 

Trộm suy:

Khí thiêng tận gốc,

Vũ trụ từ đầu.

Cõi hoang sơ Ngài tạo dựng nhiệm màu,

Dùng diệu pháp Chúa điều hành xếp đặt.

Ngôi Cha toàn năng: sinh trời sinh đất sinh người cùng mọi vật,

Ngôi Con duy nhất: nhận khổ nhận đau nhận chết với phàm nhân.

Cho linh hồn con ân sủng dư tràn.

Cho đức nghĩa Chúa siêu nhiên đầy ắp.

Ngôi Thánh Thần hiển hách,

Sáng rực rỡ uy linh.

Ba ngôi phân định rành rành,

Một thể  hợp hòa đâu khác,

Toàn trí toàn hảo toàn năng - hoàn toàn phép tắc,

Rất lành, rất nhân, rất đẹp - thật rất quang linh.

 

Linh hồn này:

Từ lúc khởi sinh,

Đến khi đoạn thác.

Nhận gấp bội ơn lành thân xác,

Mà nhỏ nhoi thói xấu linh hồn.

Khi sống trên đời: chẳng biết chẳng siêng chẳng thờ phụng kính tôn.

Ngày qua dưới thế: do suy do nói do hành vi sai phạm.

Vì ba điều linh hồn ám ảnh, nghĩ sai yêu bậy muốn lầm,chẳng nhớ chẳng mộ chẳng suy lắm điều mờ ám.

Bởi tứ chi xác thịt vương mang, mắt quáng miệng quàng tai ngóng, không tuân không thờ không kính nhiều lúc tối tăm. 

Tai ách sát gần,

Kịp đâu thống hối.

 

Than ôi!

Giấc sinh xa vội!

Giờ chết gần rồi!

Khí thiêng đã đoạn, đang cơn hoi hóp bồi hồi.

Thiên chúa còn thương, kịp lúc cứu nguy giải tế.

Huống hồ khi trước thói xấu buộc trì, tham nhục dục ngu si ích kỷ.

Nên chi ngày nay tội khiên khôn kể, chịu đớn đau hình ngục hỏa hào.

 

Ôi!

Đức Kitô Chúa hỡi! Ban ơn chuộc tội lớn lao.

Lạy Thánh Mẫu Mẹ ơi! Khấng xin dủ tình dung thứ.

Lạy thiên thần hộ thủ!

Đấng gìn giữ bấy lâu.

 Bao năm từng dạy dỗ, công lao bảo trợ xiết bao,

Nay xin hãy cầu bầu, cứu giúp nguy nan thắng vượt.

 

Lạy thánh Quan thầy!

 Nâng niu khi trước,

 Bênh đỡ lúc này.

 

Lạy các thánh Nam Nữ!

Trước nhan Chúa đây,cầu cho thân thuộc.

Có cầu ắt được, không  khấn chẳng thiêng.

 

Ngửa trông lên:

Tòa ba Ngôi rực rỡ huy hoàng,

 Ngai một Chúa uy nghi lộng lẫy.

Trời rộng đất dầy, nảy mực cầm cân chẳng sẩy.

Lời xa nghe tỏ, phạt trừng công thưởng không sai.

Nay con khẩn nguyện  từ dưới trần ai,

Xin cho hồn này được lên Thiên quốc.

An nghỉ đài xuân, phúc hưởng chẳng cùng chẳng hết!

Tiêu dao cõi thọ, thường sinh an lạc vĩnh hằng!

Hợp tiếng hòa vang.

Kinh cầu khẩn thiết,

Amen.

 

Bùi Nghiệp

Tác giả:  Bùi Nghiệp, Saigon

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!