Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Phêrô Phạm Văn Trung
Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Phêrô Phạm Văn Trung

Cầu nguyện suy niệm dành cho những người dễ bị phân tâm
Nhiều phiền nhiễu ngày nay đã làm giảm khả năng tập trung của chúng ta, kể cả trong đời sống cầu nguyện. May mắn thay, có những lời khuyên thiết thực có thể giúp chúng ta.

Hơn cả sự chữa lành
Tại sao chúng ta lại bị bệnh? Là những người có đức tin, những Kitô hữu, chúng ta biết rằng nhiều người trong chúng ta cũng hỏi một câu hỏi tương tự: tại sao Thiên Chúa lại để chúng ta bị bệnh? Một số người mắc bệnh rất nhẹ, trong khi những người khác phải nhập viện và thậm chí tử vong. Tại sao? Bài đọc Tin Mừng hôm nay giúp chúng ta suy nghĩ theo những cung cách mới.

Bài học về thẩm quyền
Các thầy thông luật không nói theo thẩm quyền của mình. Họ nhất định phải mở đầu những lời dạy của mình bằng những câu như “Có người nói rằng…” hoặc “Rabbi đó nói rằng…” Ngay cả các vị tiên tri cũng bắt đầu những lời tuyên bố của họ là “Chúa phán rằng…” Còn Chúa Giêsu, Ngài chỉ nói đơn giản: “Bởi đó, tôi nói cho các ông hay…” (Mt 21;43), “Tôi bảo thật các ông…” (Lc 4:24), “Tôi nói cho các ông biết…” (Lc 13;4)… 

Chúng ta tìm thấy Chúa ở đâu?

Chuyên mục:

TÔI TIN, CHÚNG TÔI TIN 

Phêrô Phạm Văn Trung

(https://stjohnthebaptistcatholicchurch.weebly.com )

Kính mời theo dõi video tại đây:

https://bit.ly/47cZep4

CHÚA QUAN TÂM TÔI LÀ AI, NGÀI KHÔNG QUAN TÂM TÔI CÓ GÌ.

Chuyên mục:

TÔI TIN, CHÚNG TÔI TIN

Phêrô Phạm Văn Trung

Kính mời theo dõi video tại đây

https://bit.ly/418CHIx

VIỆC CHIÊM NIỆM CÓ DÀNH CHO MỌI NGƯỜI KHÔNG?

Chuyên mục:

TÔI TIN, CHÚNG TÔI TIN

Phêrô Phạm Văn Trung

chuyển ngữ và tổng hợp từ fr.aleteia.org

Kính mời theo dõi video tại đây:

https://bit.ly/3Mk45x9

MỌI NGƯỜI ĐỀU ĐƯỢC KÊU GỌI NÊN THÁNH

Chuyên mục:

TÔI TIN, CHÚNG TÔI TIN

Phêrô Phạm Văn Trung

chuyển ngữ và tổng hợp từ

ftp.diocese-annecy.fr  và  https://fr.aleteia.org/

Kính mời theo dõi video tại đây:

https://bit.ly/3O8cuFi 

Đáp lại lời mời gọi của Chúa Giêsu
Để hiểu được lời của Chúa Giêsu “Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần” (Mc 1:15), trước tiên chúng ta cần hiểu Ngài muốn nói gì khi công bố “Thời kỳ đã mãn.” Hầu hết các nhà chú giải đều nghĩ rằng Chúa Giêsu muốn nói “thời điểm quyết định đã đến”. Nói cách khác, Chúa Giêsu muốn nhấn mạnh vào hiện tại: đây là thời điểm viên mãn. Điều này rất có ý nghĩa, vì nó cho thấy việc Chúa Giêsu đến chấm dứt toàn bộ thời kỳ mong đợi. Cụm từ “Triều Đại Thiên Chúa” không xuất hiện trong Cựu Ước. Tuy nhiên, Thiên Chúa thường được thể hiện như một vị vua. Sách đệ nhị luật viết: “Ở Giơsurun đã có một vua” (Đnl 33:5). Khi dân Israel yêu cầu Samuel chọn một vị vua, Thiên Chúa trả lời rằng “Chúng gạt bỏ Ta, không chịu để Ta làm vua của chúng” (1 Sam 8:7). Khi tuyên bố rằng Ngài sẽ thiết lập một dòng dõi trường tồn, Thiên Chúa hứa sẽ xác lập dòng dõi Đavít “Ta sẽ làm cho nó được kiên vững trong nhà Ta cũng như trong vương quốc của Ta đến muôn đời” (1 Sử biên niên 17:14) . Có lẽ các Thánh vịnh nói về vương quyền của Thiên Chúa nhiều nhất: “Chúa là Vua muôn thuở muôn đời, miền đất Chúa sạch bóng chư dân” (Tv 10:16) và “Chúa ngự trị trên cơn hồng thuỷ, Chúa là Vua ngự trị muôn đời” (Tv 29:10). Các Thánh vịnh đặt vương quyền của Đavít trên nền tảng của một thực tại cơ bản hơn nhiều, đó là vương quyền của Thiên Chúa. Các Thánh vịnh nói về bản chất vĩnh cửu của vương quốc Thiên Chúa và vương quyền tối cao của Ngài: “Triều đại Ngài: thiên niên vĩnh cửu, vương quyền Ngài vạn đại trường tồn” (Tv 145:13). Thực vậy, khi Chúa Giêsu đến, Ngài cho thấy cuộc cách mạng của Thiên Chúa đang diễn ra. Chính nơi Chúa Giêsu mà chúng ta thấy Thiên Chúa đến làm vua. 

Hãy chọn Chúa Kitô và bước đi theo Ngài
Chỉ vài câu trong bài Tin Mừng hôm nay, Thánh Gioan chỉ ra cho chúng ta ba danh hiệu chính của Chúa Kitô, mỗi danh hiệu khơi dậy nơi tâm hồn chúng ta lòng khát khao được Ngài thanh tẩy mọi tội lỗi, được cứu độ và bước theo Ngài để nên giống Ngài với lòng biết ơn, ngợi khen và tôn thờ.

Hãy thờ phượng Đức Vua
Tin Mừng Mátthêu hôm nay trình bày cho người đọc thấy Thiên Chúa mạc khải chính Ngài cho tất cả mọi người, không phân biệt ai, dù là người Do thái hay dân ngoại phương xa, như các đạo sĩ từ Phương đông. Thiên Chúa mạc khải chính mình qua Chúa Giêsu, Vị Vua mà con người cần tìm đến.

Đón Chúa theo gương mẫu của Mẹ Maria
Bài Tin mừng theo Thánh Luca hôm nay cho chúng ta thấy rằng cuộc đời của Mẹ Maria, ngay từ đầu, đã không có bóng tối, không có tội lỗi nơi Mẹ. Mẹ Maria đã tràn đầy ân sủng của Thiên Chúa ngay từ giây phút hiện hữu đầu tiên của Mẹ: “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Thiên Chúa ở cùng bà” (Lc 1: 28). Nếu tội lỗi là quay lưng lại với Thiên Chúa, thì hôm nay Thánh Luca cho chúng ta thấy Mẹ Maria luôn luôn hướng về Thiên Chúa, hoàn toàn mở lòng đón nhận tiếng gọi và sự hiện diện của Thiên Chúa. Sự mở lòng của Mẹ đối với tiếng gọi của Thiên Chúa được thể hiện đặc biệt trong những lời cuối cùng của Mẹ trong bài đọc Tin Mừng hôm nay, “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói” (Lc 1: 38). Mẹ là Đấng đầy ân sủng, có nghĩa là Mẹ tràn đầy Thiên Chúa, nơi Mẹ không có gì mà không thấm nhuần Thiên Chúa. Tội lỗi và sự dữ không hề có một chút dấu vết gì nơi Mẹ, dù tội lỗi và sự dữ đã xâm nhập và lan tràn khắp trần gian từ khi Ađam và Eva bất tuân lệnh truyền của Thiên Chúa: “Còn trái trên cây ở giữa vườn, Thiên Chúa đã bảo: Các ngươi không được ăn, không được động tới, kẻo phải chết” (Stk 3:3). Cơn cám dỗ đầu tiên bắt đầu khi con rắn nói với người đàn bà: "Chẳng chết chóc gì đâu!” (Stk 3:4). Con rắn dụ dỗ người đàn bà bằng lời dối trá nghe có vẻ không chỉ vô hại mà lại còn hấp dẫn: “Thiên Chúa biết ngày nào ông bà ăn trái cây đó, mắt ông bà sẽ mở ra, và ông bà sẽ nên như những vị thần biết điều thiện điều ác" (Stk 3: 5). Cái bẫy ngọt ngào nhưng đầy độc tính đã được giăng ra: “Người đàn bà thấy trái cây đó ăn thì ngon, trông thì đẹp mắt, và đáng quý vì làm cho mình được tinh khôn.” Và con người đã không thể cưỡng lại vẻ đẹp đẽ, ngon lành, cuốn hút say mê đó: “Bà liền hái trái cây mà ăn, rồi đưa cho cả chồng đang ở đó với mình; ông cũng ăn” (Stk 3: 3,6). 

Niềm vui được ánh sáng Chúa Kitô chiếu rọi
Bài Tin Mừng hôm nay không nói về Chúa Giêsu nhưng nói về Gioan Tẩy Giả: “Có một người được Thiên Chúa sai đến, tên là Gioan” (Ga 1: 6). Thánh Gioan, tác giả sách Tin mừng thứ tư, nói Gioan Tẩy Giả làm chứng về ánh sáng: “Ông đến để làm chứng, và làm chứng về ánh sáng, để mọi người nhờ ông mà tin. Ông không phải là ánh sáng nhưng ông đến để làm chứng về ánh sáng” (Ga 1: 7-8). Gioan Tẩy Giả không phải là ánh sáng. Vai trò của ông là chuẩn bị cho dân chúng đón Chúa Giêsu đến, để khi Ngài đến, họ sẽ nhận ra Ngài là ánh sáng thật và tin vào Ngài: “Ngôi Lời là ánh sáng thật, ánh sáng đến thế gian và chiếu soi mọi người” (Ga 1: 9).

Cảm nghiệm niềm vui trong Chúa Kitô
Niềm vui là hoa trái của Chúa Thánh Thần: “Còn hoa quả của Thần Khí là: bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hoà, tiết độ” (Galát 5:22-23) nhưng thường các Kitô hữu có vẻ khó nắm bắt được. Trước khi có thể cảm nghiệm sâu xa niềm vui trong đời sống Kitô hữu, chúng ta phải nhận ra rằng niềm vui không dựa trên hoàn cảnh. Trên thực tế, niềm vui thậm chí có thể không giúp cho chúng ta tránh khỏi những cảm xúc tiêu cực. Đúng hơn, niềm vui là cảm thức hạnh phúc sâu xa về những gì Thiên Chúa đã làm và còn đang làm. Trong tiếng Hy Lạp từ “niềm vui” có liên quan đến từ “ân huệ”. Quả thật, niềm vui là một ân huệ Chúa ban cho chúng ta. Vậy làm thế nào chúng ta có thể đón nhận và cảm nghiệm ân huệ niềm vui?

Sám hối, thú tội và thanh tẩy đời sống để đón Chúa đến
Khởi đầu Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa” (Mc 1: 1). Đây là dòng đầu tiên trong sách Tin Mừng theo Thánh Máccô. Dòng này giống như một đầu đề in đậm trên trang đầu tiên của một tờ báo, bởi vì nó khái quát toàn bộ câu chuyện của Máccô. 

Hãy canh chừng, hãy thức tỉnh
Vào thời Chúa Giêsu, không phải là không có ai chờ đợi Đấng Thiên Sai - một vị cứu tinh, mà vấn nạn đặt ra cho dân Do thái là Chúa Giêsu hóa ra chính là Đấng Mêsia mà họ đang mong chờ, nhưng Ngài lại không giống như những gì dân chúng tưởng nghĩ. Do đó, không những họ không nhận ra Con Người ngay trước mặt họ là Đấng Mêsia; mà họ còn chống đối, lên án và giết chết Ngài.

VƯƠNG QUỐC TÌNH YÊU CỦA VUA NHÂN LÀNH
Bài Tin Mừng hôm nay nói về ngày phán xét, ngày kết thúc lịch sử loài người và khởi đầu tình trạng vĩnh cửu. Cuộc sống trần thế của mọi người sẽ chấm dứt và Thiên Chúa sẽ nói với từng người: “Anh hãy tính sổ công việc quản lý của anh” (Lc 16: 2), nghĩa là người ấy phải trả lẽ về những gì đã làm trên trần gian này.

ĐỜI SỐNG ĐẠO HẠNH VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT THA NHÂN
Một ngày nọ, cách đây rất lâu, vào khoảng năm 400, có người đã nói mỉa mai với Thánh Augustinô thành Hippo: “Tôi không muốn thừa hưởng Nước Trời; đối với tôi chỉ cần tôi không bị trầm luân đời đời là đủ.” Đây là đoạn văn trong Kinh thánh mà người hoài nghi vừa thảo luận với vị giám mục của mình:

TẨY TRẮNG ÁO MÌNH TRONG MÁU CON CHIÊN
Trong lễ kính các Thánh Tử đạo Việt Nam hôm nay, chúng ta nhớ về tất cả các nhân chứng mình mặc áo trắng, tay cầm nhành lá thiên tuế” (Kh 7: 9), các Kitô hữu, giám mục, linh mục, tu sĩ dòng Đa Minh, Hội Thừa Sai Paris, giáo dân, phụ nữ và trẻ em, những người đã bị giết bằng những cách thức khủng khiếp nhất trong hàng loạt cuộc đàn áp ở Việt Nam vào thế kỷ 17 đến thế kỷ 19. Có hàng ngàn người - có người nói lên đến trăm ngàn người - đã hiến mạng sống vì Đức Tin, trong đó có 117 vị đã được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II chính thức phong thánh vào năm 1988. Xin được kể đến Cha Anrê Dũng Lạc, một linh mục Việt Nam, Cha Théophane Vénard - Ven, một linh mục quê nước Pháp, và Đức Cha Melchior Garcia Sampedro – Xuyên, một giám mục quê Tây Ban Nha: 

LÀM CHO NHỮNG YẾN BẠC SINH LỢI GẤP ĐÔI
Hôm nay trong dụ ngôn những yến bạc, Chúa Giêsu thúc giục chúng ta hãy sẵn sàng đón ông chủ trở lại. Chúa Giêsu là Ông Chủ đã thực hiện cuộc hành trình khi Ngài lên trời. Sau một thời gian dài, Chúa Giêsu sẽ trở lại vào lúc chúng ta chết hoặc vào lúc Ngài đến lần thứ hai. Bất cứ khi nào Ngài trở lại, chúng ta sẽ đứng trước Ngài với những yến bạc Ngài đã giao cho chúng ta. Trong dụ ngôn, các yến bạc không được giao cho mỗi người đầy tớ bằng nhau. Tại sao? Chúa Giêsu nói rằng mỗi đầy tớ được giao số yến bạc “tuỳ khả năng riêng mỗi người” (Mt 25: 15).  Vì vậy, mỗi người đầy tớ chỉ nhận được số lượng yến bạc phù hợp với khả năng của mình - không quá nhiều khiến cho những yến bạc bị lãng phí, không sử dụng hết và không quá ít để người đầy tớ không cảm thấy thất vọng vì mình không được đánh giá cao. Hai người đầy tớ đầu tiên làm lợi số yến bạc khác nhau nhưng không có sự khác biệt trong lời khen của người chủ dành cho họ. Ông chủ khen người đầy tớ đã sinh lợi năm yến bạc hoàn toàn giống như người đã sinh lợi hai yến: “Khá lắm! hỡi đầy tớ tài giỏi và trung thành! Được giao ít mà anh đã trung thành, thì tôi sẽ giao nhiều cho anh. Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ anh!” (Mt 25: 21, 23). Tại sao? Vì cả hai đều siêng năng như nhau tùy theo khả năng của mình. Phần thưởng mà họ nhận được là như nhau vì họ đều tận tâm như nhau mặc dù họ có những khả năng khác nhau. 

TẠI SAO CHÚNG TA LẠI CHẾT?
Nếu Chúa muốn chúng ta hạnh phúc và dựng nên chúng ta để sống, thì tại sao Ngài lại bắt chúng ta phải chết thể lý và chịu mọi đau khổ khi mất người thân và phải chia ly? 

[1] 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 [2/18]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!