|
MARIA, MẸ VIỆT NAM
LỜI GIỚI THIỆU Trong cuộc hành hương Lộ Đức sau khi đã tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Krakow, Ba Lan, nơi sinh trưởng của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Thánh nữ Faustina, sau đó tôi đến viếng linh địa Lộ Đức. Tại đây, tôi đã liên kết các nơi mà Đức Mẹ đã hiển linh tại Việt Nam như La Vang, Trà Kiệu, La Mã Bến Tre, Măng Đen và Tà Pao dưới tước hiệu Mẹ Việt Nam. Để sửa soạn cho việc kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima, chúng tôi là Đức Giám Mục Mai Thanh Lương và Tiến sỹ Trần Mỹ Duyệt đã cùng góp sức để biên soạn, và phổ biến cuốn sách này và đặt tên là MARIA, MẸ VIỆT NAM. Với danh xưng Mẹ Việt Nam, chúng con cùng ước mong thuộc về Mẹ cách rất đặc biệt. Trước hết, xin Mẹ hãy nhận làm Mẹ của mỗi anh em chúng con. Chúng con cũng nhận thức rằng cuốn sách nhỏ này không phải là lịch sử về những nơi Mẹ đã ban muôn hồng ân cho các con cái Việt Nam - trong và ngoài Công Giáo. Vì thế nội dung của nó sẽ chỉ đề cao tước hiệu và sứ điệp của mỗi nơi mang dấu tích hiển linh của Mẹ. Chúng con xin Mẹ chúc lành trước hết trên chúng con, cùng mọi người dùng sách này như là sách gối đầu giường của mỗi người, để từng giây, từng phút chúng con đều đồng thanh ca rao Mẹ là Mẹ riêng của mỗi người, và của mọi con dân nước Việt Nam tại hải ngoại cũng như tại quê nhà. Xin Mẹ chúc lành cho cuốn sách này, để bất cứ ai dùng nó cũng gợi lên lòng tôn sùng Mẹ cách chân thành, và nhờ đó nhận được muôn ơn phúc lành của Mẹ. Lễ Đức Mẹ Mân Côi 7 tháng 10 năm 2016 + Đức Cha Đaminh Mai Thanh Lương Nguyên Giám mục Phụ tá Giáo Phận Orange, California |
|
Giới thiệu bản dịch Love Is Our Mission
LỜI GIỚI THIỆU Chúng tôi hân hạnh giới thiệu tập giáo lý về đời sống gia đình này, được soạn thảo do Tổng Giáo Phận Philadelphia và Hội Đồng Giáo Hoàng Về Gia Đình, trong việc chuẩn bị cho Đại Hội Gia Đình Thế Giới lần thứ 8 sẽ được tổ chức tại Philadelphia từ ngày 22 đến 27 tháng 9 năm 2015.
Tài liệu giáo lý này giải thích tổng quát giáo huấn của Giáo Hội về tính dục, hôn nhân, và gia đình bắt nguồn từ niềm tin căn bản về Chúa Giêsu. Những giáo lý này giới thiệu một tường thuật ban đầu với việc tạo dựng của chúng ta, ghi chú một cách mờ nhạt về sự sa ngã của chúng ta và những thách đố chúng ta đối diện, nhưng nhấn mạnh đến dự án cứu độ của Thiên Chúa. Tình yêu là sứ vụ của chúng ta, và vì yêu Chúa và tha nhân mà chúng ta sẽ sống một đời sống trọn vẹn.
Công Đồng Vaticanô II dậy rằng mỗi một gia đình là một “Giáo Hội tại gia”, một tế bào nhỏ bé của Giáo Hội hoàn vũ rộng lớn. Tập giáo lý này nhằm giải thích ý nghĩa lời dậy đó là gì. Chúng tôi khuyến khích mọi người học hỏi giáo lý này, thảo luận với nhau, một cách đặc biệt trong các giáo xứ, và cầu xin để làm cách nào Giáo Hội có thể phục vụ các gia đình, và các gia đình có thể phục vụ Giáo Hội. Giáo Hội và Gia Đình tùy thuộc song phương vào nhau.
Trong tập giáo lý này, chúng tôi sẽ cố gắng giới thiệu giáo huấn Giáo Hội bằng một cách thế mới mẻ, ý nghĩa, và dễ hiểu cho các giáo hữu đương thời và những tâm hồn thiện chí. Qua một chú giải, Thánh Augustine đã viết trong tác phẩm Tự Thú của ngài, Thiên Chúa mãi mãi cổ xưa, mãi mãi mới mẻ. Chúng tôi hy vọng rằng tài liệu giáo lý mới này xác định với các bạn giáo huấn sáng sủa và dễ hiểu của Giáo Hội, một giáo huấn tuyệt vời và khôn ngoan đáng kính, và là nguồn chân thật cho việc đổi mới mọi thời đại, bao gồm thời đại của chúng ta.
Chúng tôi mong được đón tiếp mọi người từ muôn phương sẽ đổ về Philadelphia. Để chuẩn bị cho biến cố này, chúng tôi van xin lời chuyển cầu của Đức Maria, Thánh Giuse, cha mẹ của Gia Đình Thánh Gia và là quan thầy của mọi gia đình.
Tổng Giám Mục Charles J. Chaput, O.F.M. Cap. Tổng Giáo Mục Philadelphia Giám Mục Vincenzo Paglia Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Gia Đình |
|
|
Bài Viết Của Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
|
TƯƠI ĐẸP THAY THÁNG ĐỨC MẸ
Lịch sử Giáo Hội Việt Nam không nhắc đến một cách rõ ràng việc sùng kính Đức Mẹ trong tháng Năm đã được truyền vào Việt Nam từ bao giờ và trong những hoàn cảnh nào. Tuy nhiên, những ai đã qua tuổi thiếu niên ở một giáo xứ thì không thể quên được hình ảnh những buổi dâng hoa kính Đức Mẹ khi tháng Năm về, và thuộc lòng những bài hát như: |
|
CHA NUÔI ĐẤNG CỨU THẾ LÀ BÁC THỢ MỘC
Thánh Giuse, Bạn Trăm Năm của Đức Trinh Nữ Maria, “cha đồng trinh” hay dưỡng phụ của Chúa Giêsu Kitô là một vị thánh cao cả trong Giáo Hội. Thánh Kinh gọi Ngài là “người công chính” (Mátthêu 1:18). Ngoài những danh hiệu cao quý trên, Thánh Kinh còn dành cho Ngài một danh hiệu nói nghề và sinh kế của Ngài: Bác máy mộc. Người Do Thái thời ấy đã gọi Chúa Giêsu: “Đây phải là con bác mộc sao?” (Mátthêu 13:35). Giáo Hội đã chào đón Ngài trong hai ngày lễ: 19 tháng Ba dưới danh hiệu Bạn Thanh Khiết của Đức Maria. Và 1 tháng dưới danh hiệu Giuse Thợ. |
|
EMMAUS, CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN THÁNH THỂ
Sau khi phục sinh từ cõi chết, Chúa Giêsu đã hiện ra với một số người trong một số hoàn cảnh. Ngài hiện ra với Maria Magdalene, Phêrô, và các Tông Đồ. Phaolô liệt kê những lần hiện ra mà ông biết: |
|
NHÂN LOẠI HÔM NAY CẦN LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA
“Con hãy nói cho toàn thế giới biết về Lòng Thương Xót lớn lao của Cha... Hãy làm cho cả nhân loại nhận biết Lòng Thương Xót vô biên của Cha” (x. NK 570; 580) |
|
VỌNG PHỤC SINH - BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG GIOAN PHAOLÔ II
Cái chết của Đức Kitô đã đi sâu vào tâm hồn những ai gần gũi với Ngài, và là sự thức tỉnh cho cả thành Giêrusalem. Một sự im lặng đã theo sau và bao trùm buổi chiều ngày Thứ Sáu, và cả ngày Thứ Bảy sau đó. Trong ngày đó theo luật Do Thái, không ai được phép đến nơi an táng của Ngài. Ba phụ nữ, những người được Phúc Âm nhắc tới hôm nay, nhớ rất rõ khối đá nặng đã đóng chặn lối vào mộ. Tảng đá này, làm họ suy nghĩ và nhắc tới ngày hôm sau trên đường đến thăm mộ. Nó cũng tượng trưng cho sức nặng đã đè trên trái tim của họ. Tảng đá đã chia cách Một Người Đã Chết với kẻ sống, tảng đá ghi dấu giới hạn của sự sống, sức mạnh của sự chết. Những phụ nữ, họ đến mồ trong buổi sáng tinh sương của một ngày sau ngày Sabbath, đã không nói về sự chết, nhưng về tảng đá. |
|
SỰ PHẢN BỘI CỦA PHÊRÔ VÀ GIUĐA ISCARIOT
Trong khi suy niệm về Cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu, chúng ta thấy có hai bộ mặt phản bội được nhắc đến bằng tên gọi rõ ràng: Phêrô và Giuđa Iscariot (Giuđa). Cả hai đều là Tông Đồ thuộc nhóm Mười Hai, những người mà chính Chúa Giêsu đã tuyển chọn. Phêrô được Chúa ưu ái trao cho chìa khóa nước trời, được chọn làm nền tảng tòa nhà Hội Thánh của Ngài: “Phêrô anh là đá, trên đá này Thầy sẽ xây giáo hội Thầy, và các cửa Hỏa Ngục cũng không phá nổi. Thầy sẽ trao cho anh chìa khóa nước trời; sự gì anh cầm buộc dưới đất trên trời cũng cầm buộc, và sự gì anh tháo gỡ dưới đất trên trời cũng tháo gỡ” (Mátthêu 16:18-19), còn Giuđa được tín nhiệm giao cho túi tiền của nhóm (Gioan 13:29). Nhưng rồi, cả hai đã sai phạm, phản bội Thầy mình. Phêrô chối Thầy ba lần, Giuđa thì hôn Thầy để bán Thầy. |
|
VẺ ĐẸP NHÂN ĐỨC CỦA ĐỨC MARIA VÀ THẬP GIÁ
Theo Thánh Gioan Henry Newman (1801-1890), thiếu lòng sùng kính Đức Maria, đời sống tâm linh của Kitô hữu sẽ không còn tình mến đối với Đức Kitô. Sự thánh thiện của Mẹ chiếu tỏa trong Tin Mừng, và dưới bóng của thập giá. |
|
BÀI GIẢNG THÁNH LỄ VỌNG PHỤC SINH - Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong bài giảng Thánh Lễ Vọng Phục Sinh, Thứ Bẩy Tuần Thánh năm 2001 đã diễn nghĩa về những biến cố của Phục Sinh đầu tiên trước đó. Ngài giải thích sự sống lại có ý nghĩa gì đối với đức tin của chúng ta. |
|
ĐỨC GIÊSU KITÔ LÀ THIÊN CHÚA
Trong khi đón rước Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem, dân chúng đã tung hô Ngài: “Chúc tụng đức vua, đấng nhân danh Chúa mà đến, bình an trên trời, và vinh quang trên các tầng trời.” (Luca 19:38) Nhưng liệu những người đón tiếp Chúa hôm đó, có thực sự nhận ra Ngài là vua của các vua, hay chỉ thuần túy đón tiếp một vị vua như Saulê hay Đavít. Và khi tung hô Ngài “nhân danh Chúa” mà đến, họ có tin rằng Ngài cũng là Thiên Chúa thật hay không? Điều mà mãi sau này mới được Thánh Phaolô trả lời khi ngài viết cho tín hữu Philipphê: “Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa.” (2:6) Như vậy, Đấng mà họ đón tiếp, tung hô hôm đó không ai khác chính là một Thiên Chúa, Đấng đến trần gian qua thân phận con người. Và Đấng ấy cũng là vua trời đất. |
|
CHA ĂN MẶN, CON KHÁT NƯỚC!
“Lâu lâu rồi ta mới nhậu một lần. Nhậu một lần thì nhậu cho lâu lâu”.
|
|
TÔI COI TẤT CẢ NHƯ RÁC RƯỞI ĐỂ ĐƯỢC ĐỨC KITÔ
Khi suy niệm về trích đoạn Thư Thánh Phaolô gửi tín hữu Philipphê đoạn 3 từ câu 8 đến 11, chúng ta có cảm thấy bị thu hút và bàng hoàng về xác tín mạnh mẽ của thánh nhân khi viết về Chúa Giêsu Kytô. Ngài viết: “…Tôi coi tất cả mọi sự là thiệt thòi, so với mối lợi tuyệt vời, là được biết Đức Kytô Giêsu, Chúa của tôi. Vì Người, tôi đành mất hết, và tôi coi tất cả như rác, để được Đức Kytô” (8).
|
|
TÔI PHẢI VỀ CÙNG CHA TÔI
Ba điều cần phải làm trong mùa chay là cầu nguyện, chay tịnh và thực hành bác ái. Đây là những việc sẽ dẫn chúng ta tiến tới mối tương quan gần gũi hơn với Thiên Chúa, đón nhận ánh sáng Phục Sinh. Nhưng để được gần gũi, thân mật với Ngài, con người phải biết thống hối và trở về với Ngài. Và để diễn tả thái độ “thống hối và trở về”, Giáo Hội đã dùng dụ ngôn người con hoang đàng trở về làm minh họa và đề tài để suy niệm. Theo Thánh Luca thì cả hai người con đều không tốt, đã làm cho cha họ phải khổ tâm, nhưng mỗi người lại có những hành động thống hối khác nhau (Luca 15:11-32). |
|
TÔI ĐÃ GẶP NGÀI TRÊN HÈ PHỐ
Thánh Martin sinh tại Savaria, địa phận Pannonia thuộc Hung Gia Lợi ngày nay vào năm 316 hoặc 336, qua đời ngày 8 tháng Mười Một 397 với tuổi thọ khoảng 60 đến 81. Khi còn là một sỹ quan trẻ, vào một buổi chiều mùa đông lạnh giá, ngài thấy một người ăn xin đang co ro, rét run bên đường. Chạnh lòng thương, ngài đã xuống ngựa, dùng gươm cắt đôi chiếc áo choàng của mình chia cho người này một nửa. Đêm đó trong giấc ngủ, ngài mơ thấy Chúa Giêsu hiện ra cùng với các thiên thần khoác trên mình nửa chiếc áo mà ngài đã tặng cho người ăn xin. Hiểu được ý nghĩa của giấc mơ, ngài đã tìm về với đức tin Công Giáo, và sau đó đã đi tu rồi trở thành Giám Mục thành Tours. |
|
500 NĂM ÁNH SÁNG TIN MỪNG QUA CÁI NHÌN PHÚC ÂM HÓA
Năm 2033 sẽ là năm Giáo hội Công Giáo Việt Nam kỷ niệm 500 năm Tin Mừng được loan báo trên quê hương bắt đầu từ năm 1533. Theo thống kê của Tổng Giáo Phận Hà Nội, “Hội Thánh Công giáo tại Việt Nam gồm 27 Giáo phận với số giáo dân 7.294.713 người, chiếm tỉ lệ 7,21% trên tổng dân số Việt Nam. Hai mươi bảy Giáo phận hiện diện trên khắp mọi miền đất nước với những đặc điểm khác nhau: nông thôn hay thành thị; thuần túy người Kinh hoặc vừa có các tín hữu người Kinh vừa có các tín hữu thuộc dân tộc ít người; tùy theo địa bàn, tỉ lệ người Công giáo cao (10% – 30% dân số) hoặc rất thấp (từ 0,3% – 3%).” |
|
NGUỒN GỐC, Ý NGHĨA, PHONG TỤC TẾT NGUYÊN ĐÁN
Tết Nguyên Đán là lễ hội lớn nhất của người dân Việt Nam, mang ý nghĩa nhân văn, phong tục, tập quán, và truyền thống của một dân tộc. Vậy nguồn gốc, ý nghĩa, và phong tục ngày Tết như thế nào?
|
|
ĐỒNG THUẬN VÀ ĐỒNG TRÁCH NHIỆM GIỮA CHA MẸ TRONG CÁCH GIÁO DỤC CON CÁI
Chuyện xảy ra cũng hơi nực cười, từ ngày tôi về hưu tính đến nay đã nhận được ít nhất hai cuộc gọi để nghe và mời tham gia vào các chương trình đầu tư. Những người gọi ấy, những chương trình đầu tư tài chính ấy thật ra họ đang giới thiệu dịch vụ của họ, để mong có nhiều thân chủ tham gia vào các dự án kinh tế của họ. Nhưng có lẽ họ đã quảng cáo nhầm người. Một người về hưu như tôi chẳng có gì để đầu tư, và cũng không có nhu cầu ấy. |
|
NHỮNG NGƯỜI CHƯA CHỊU PHÉP RỬA CÓ ĐƯỢC VÀO THIÊN ĐÀNG KHÔNG?
Cứ mỗi lần có tin ai đó trong đám bạn bè hoặc người thân qua đời, mọi người thường hỏi nhau: “Người ấy có đạo không?” Và “Tên thánh là gì?” Đối với những người hỏi như vậy có nghĩa là người vừa qua đời đó có phải là người Công Giáo không? Hoặc nếu là người Công Giáo đã rửa tội thì tên thánh là gì? Xem như trong đầu óc những người này hễ không rửa tội hay không chịu phép rửa, không phải người Công Giáo, và không có tên thánh thì làm sao mà cầu nguyện? Làm sao mà được rỗi linh hồn? Đối với họ, phải có đạo, phải là đạo gốc, phải được rửa tội, phải có tên thánh khi chết mới được rỗi linh hồn, mới được vào Thiên Đàng. Tiếc là những người mang tư tưởng và suy nghĩ như vậy cũng có một số trong hàng giáo sỹ và tu sỹ nam nữ. |
|
CHÚA TỎ MÌNH CHO DÂN NGOẠI
Hôm nay kỷ niệm ngày Ba Vua theo ánh sao dẫn đường tìm đến Belem để thờ kính Ngôi Hai Thiên Chúa giáng trần. Giáo Hội Công Giáo gọi đây là biến cố Chúa tỏ mình cho dân ngoại, Chúa hiển linh, hay Lễ Ba Vua. |
|
HẬU QUẢ CỦA VIỆC “ÔNG ĂN CHẢ, BÀ ĂN NEM”
Chồng tôi là một người đàn ông trăng hoa không cần biết hậu quả như thế nào. Chúng tôi đã sống với nhau 10 năm và có 2 con gái rất xinh xắn, dễ thương. Trong thời gian chung sống tính đến nay anh đã ngoại tình với 3 người phụ nữ: đàn bà có chồng, đàn bà lớn tuổi, và con gái mới lớn. Mỗi lần bị lộ chuyện là anh thề sống thề chết sẽ từ bỏ, sẽ quay về con đường ngay chính. Nhưng gần đây thì anh lại đang liên lạc với một người phụ nữ thứ tư. Người này không ai khác là cô em họ hàng xa với anh ta. |
|
ĐỨC MARIA LÀ MẸ THIÊN CHÚA
Trong Kinh Tin Kính, chúng ta tuyên xưng: “Tôi tin kính một Thiên Chúa là Cha toàn năng, Đấng tạo thành trời đất muôn vật hữu hình và vô hình.” Điều này có nghĩa Ngài là Alpha và Omega - Nguyên Thủy và Cùng Đích - như vậy gọi Đức Maria là “mẹ” của Ngài có phải là xúc phạm và vô lý không? Nhưng cái vô lý đó lại là một tín điều mà người Công Giáo buộc phải tin, nếu không tin thì không phải là người Công Giáo. |
|
[1] 1
2
3
4
5
6
7
8
9
10 [1/21] |
|