Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Jerome Nguyễn Văn Nội
Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Jerome Nguyễn Văn Nội

ĐỨC MẸ DÂNG CHÚA VÀO ĐỀN THÁNH
Phúc thay cho các gia đình có con em được rửa tội trong ngày Lễ Đức Mẹ dâng Chúa Giê-su vào đền thánh! vì ngày lễ ấy mang nhiều ý nghĩa cao siêu và đẹp đẽ vô cùng.

KÍNH NHỚ TỔ TIÊN VÀ ÔNG BÀ: SỐNG TÁM MỐI PHÚC THẬT - MỒNG HAI TẾT CANH TÝ (26/01/2020)
Tuy cách đón mừng và ăn Tết của người Công giáo Việt Nam có đôi chút khác biệt với cách đón mừng và ăn Tết của truyền thống văn hóa dân tộc Việt, nhưng Giáo Lý Ki-tô giáo và Văn Hóa Việt có điểm rất giống nhau là cả hai đều coi trọng Đạo Hiếu tức đạo làm con và lòng biết ơn đối với các bậc sinh thành, ông bà tổ tiên. Vì thế mà trong ngày Mồng Hai Tết, chúng ta kính nhớ cha mẹ ông bà tổ tiên là những bậc sinh thành và dưỡng dục chúng ta. Họ là những cộng tác viên của Thiên Chúa trong việc làm cho chúng ta ra đời, nên người và nên người Ki-tô hữu. Chúng ta hãy thể hiện lòng biết ơn đối với những đấng bậc ấy và dâng lên Thiên Chúa lời cảm tạ đầu năm. Việc làm tốt đẹp và ý nghĩa nhất là tìm kiếm Thiên Chúa và thực hành Tám Mối Phúc Thật mà Chúa Giê-su đã sống và giảng dậy.

CHÚA NHẬT LỜI CHÚA: ĐỨC GIÊ-SU BẮT ĐẦU LÊN TIẾNG VÀ HÀNH ĐỘNG
Vì Đức Thánh Cha Phanxicô mới thiết lập CHÚA NHẬT LÒI CHÚA vào ngày Chúa Nhật III Thường Niên Năm A (26/01/2010) và NĂM LỜI CHÚA (từ 01/12/2019 đến 30/09/2020) nên các Ki-tô hữu chúng ta có thêm động lực để trân quí, mến yêu và tiếp cận Thánh Kinh mỗi ngày/tuần trong cuộc sống của mình (đọc Thư gửi Cộng đồng Dân Chúa của Đức Cha Vincentê Nguyễn Văn Bản, Giám Mục Ban Mê Thuột, Chủ Tịch Ủy Ban Thánh Kinh của HĐGMVN và Tông sắc Aperuit illis của Đức Thánh Cha Phanxicô).

CHÚC TỤNG NGỢI KHEN VÀ CẢM TẠ CHÚA & CẦU BÌNH AN CHO NĂM MỚI

Nếu chúng ta suy nghĩ một chút, chúng ta sẽ thấy ý nghĩa thâm sâu và phong phú của Ba Ngày Tết:

- Mồng Một Tết: chúng ta hướng mắt, hướng lòng lên Thiên Chúa để chúc tụng, ngợi khen và cảm tạ Chúa về những ơn lành hồn xác mà chúng ta đã nhận được trong suốt một năm qua (cũ) và khẩn nài xin Thiên Chúa ban cho chúng ta ơn Bình An trong năm mới Canh Tý vừa bắt đầu. Thiên Chúa là Chúa của thời gian và là Chủ của mọi ơn lành nên chúng ta làm thề là hợp tình hợp lý. 

- Mồng Hai Tết: chúng ta nhớ đến tổ tiên, ông bà, cha mẹ là những bậc sinh thành và dưỡng dục chúng ta trong thế giới này, để tỏ lòng hiếu thảo của những người thụ ân.  

- Mồng Ba Tết: chúng ta nhìn vào chính cuộc sống hiện tại của mình để xem ý nghĩa và giá trị của lao động mà Thiên Chúa giao phó, ủy thác cho chúng ta trong Năm Mới là như thế nào để chúng ta chu toàn cho đẹp lòng Thiên Chúa và hữu ích cho chính mình và tha nhân.  

Vậy hôm nay là ngày đầu năm, chúng ta hãy lắng nghe Lời Chúa mà cảm tạ Đấng Tạo Dựng và phó thác cuộc sống cho Đấng Quan Phòng mà vui hưởng những ngày tháng của Năm Mới Canh Tý này.

“LÀM CHỨNG CHO CHÚA”
Trong một vụ tranh cãi hay kiện tụng thì “chứng cớ” là thứ tối quan trọng vì nó sẽ quyết định ai đúng ai sai. Các chứng cớ sẽ được các chứng nhân mắt thấy tai nghe cung cấp vì thế các chứng nhân (hay nhân chứng) giữ một vai trò vô cùng thiết yếu.

CUỘC RA MẮT ĐẦY ẤN TƯỢNG!
Cách nay chưa lâu Tổng giáo phận Sài-gòn và giáo phận Phan Thiết có hai cuộc ra mắt: một của tân Tổng Giám Mục Giu-se Nguyễn Năng và một của Giám mục Giu-se Đỗ Mạnh Hùng. Hàng giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân hân hoan và kỳ vọng chào đón hai vị chủ chăn mới của giáo phận mình. Từ hai cuộc ra mắt trên chúng ta hãy nghiên cứu cuộc ra mắt của Đức Giê-su Na-da-rét là Đấng Mê-si-a của Do-thái giáo và Ki-tô giáo, một cuộc ra mắt đầy ấn tượng mà tác giả Mát-thêu đã tường thuật trong Sách Phúc Âm: Cả tầng trời mở ra, tiếng nói của Chúa Cha vọng xuống, Thánh Thần Chúa xuất hiện…. Các chi tiết quan trọng trên được tác giả nêu bật để biểu lộ (mạc khải) căn tính và chân dung của Đấng vừa được ông Gio-an Tẩy Giả dìm xuống dòng sông Gióc-đan.

DÂN NGOẠI ĐƯỢC CÙNG THỪA KẾ
Lễ Hiển Linh tiếp nối Lễ Giáng Sinh, vì Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế làm người là để tỏ mình ra, không chỉ cho những người Ít-ra-en, mà còn cho hết mọi người, hết mọi dân trên trái đất này nữa.

LỄ ĐỨC MA-RI-A MẸ THIÊN CHÚA NĂM (01/01/2020) NGÀY THẾ GIỚI HÒA BÌNH
Hội Thánh mừng Lễ Đức Ma-ri-a, Mẹ Chúa Trời vào ngày đầu năm dương lịch, cũng là ngày Thế Giới Hòa Bình. Công Đồng Vatican II đã dành chương VIII của Hiến Chế tín lý về Giáo Hội là “Ánh Sáng Muốn Dân” (Lumen Gentium) để xác định và triển khai chân lý “Đức Ma-ri-a trong Mầu Nhiệm Chúa Ki-tô và Giáo Hội.”  Công Đồng công bố:

THIÊN CHÚA LÀM NGƯỜI ĐÃ SỐNG TRONG GIA ĐÌNH
Đối với người công giáo, có hai sự kiện (cũng là lý do) khiến chúng ta phải yêu mến quý trọng và bảo vệ gia đình.

THIÊN-CHÚA-Ở-CÙNG-CHÚNG-TA
Xét về thời gian thì  Chúa Nhật thứ 4 Mùa Vọng là thời gian cận kề với Lễ Chúa Giáng Sinh. Hội Thánh cho chúng ta đọc các Bài Thánh Kinh công bố Vị Thiện-Chúa-ở-cùng-chúng-ta là Đấng đã và sẽ đền trong đêm 24 tháng 12.

THUẬT LẠI NHŨNG ĐIỀU MẮT THẤY TAI NGHE …..
Rất nhiều giáo dân Việt Nam cho rằng rao giảng Tin Mừng là việc quá khó khăn và lớn lao, vượt khả năng của họ, nên các giám mục và linh mục có kêu gọi bao nhiêu thì họ vẫn không nhúc nhích. Thật ra rao giảng Tin Mừng đơn giản chỉ là "… Thuật lại … những điều mắt thấy tai nghe: Người mù xem thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe, người chết sống lại, kẻ nghèo được nghe Tin Mừng, và phúc thay người nào không vấp ngã vì tô." (Phúc Âm Chúa nhật III Mùa Vọng Năm A). Việc này thì ai cũng có thể làm được. Nhưng cái khó là các Ki-tô hữu  chúng ta có nhận ra những kỳ công mà Thiên Chúa đã và đang thực hiện trong vũ trụ và thế giới không? và chúng ta có dám đứng lên làm chứng cho/về những điều ấy không?

“NÀY TÔI LÀ TÔI TÁ CHÚA, TÔI XIN VÂNG NHƯ LỜI THIÊN THẦN TRUYỀN”
Thiên Chúa phán bảo con rắn: "Bởi mi đã làm điều đó, mi sẽ vô phúc ở giữa mọi sinh vật và mọi muông thú địa cầu; mi sẽ bò đi bằng bụng, và mi sẽ ăn bùn đất mọi ngày trong đời mi. Ta sẽ đặt mối thù nghịch giữa mi và người phụ nữ, giữa miêu duệ mi và miêu duệ người đó, người miêu duệ đó sẽ đạp nát đầu mi, còn mi thì sẽ rình cắn gót chân người".

HOA QUẢ CỦA LÒNG SÁM HỐI!
Mùa Vọng là thời gian chuẩn bị đón rước Thiên Chúa vào trong tâm hồn và cuộc sống của mỗi người. Cũng có nghĩa là thời gian của sám hối và hoán cải. Nói một cách tích cực thì Mùa Vọng là thời gian sinh hoa kết quả thánh thiện để chứng tỏ lòng ăn năn sám hối. Vì chưng trong tương quan với Thiên Chúa, thì chúng ta cũng giống như dân Ít-ra-en thời I-sai-a hay thời Gio-an Tẩy Giả và thời Thánh Phao-lô là những con người đầy thiếu sót, lỗi phạm và bất trung đối với Thiên Chúa.

TỈNH THỨC VÀ SẴN SÀNG ĐỂ ĐÓN CHÚA!
Đức Thánh Cha Phanxicô vừa có chuyến thăm hai nước Thái Lan và Nhật Bản từ ngày 20 đến 26 tháng 11 năm 2019. Hai chuyền tông du này giúp chúng ta hình dung ra công việc chuẩn bị quan trọng như thế nào cho một cuộc tiếp đón một vị thượng khách. Hai chuyến tông du ấy cũng cho chúng ta thấy sự chờ đợi và niềm hy vọng lớn lao đến mức nào của dân chúng Thái Lan và Nhật Bản đặt nơi Đức Thánh Cha Phanxicô. Từ đó chúng ta chuyển suy nghĩ về Mùa Vọng nói chung và về Chúa Nhật I Mùa Vọng nói riêng.

TÔN VƯƠNG ĐẦNG “BỊ ĐÓNG ĐINH THẬP GIÁ”
Năm Phụng Vụ tức chu kỳ Phụng Tự một năm của Hội Thánh Công Giáo bao giờ cũng kết thúc với Lễ Chúa Ki-tô Vua Vũ Trụ. Sắp đặt như thế, Hội Thánh muốn các tín hữu hiểu rằng điều cốt yếu nhất của đời sống Đức Tin là nhìn nhận Đức Giê-su Ki-tô là Chúa và là Vua Vũ Trụ vạn vật và loài người và quy phục Người.

Danh Sách 117 Thánh Tử Ðạo Việt Nam, được Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II Tuyên Phong Thánh tại Rôma ngày 19/06/1988:

KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM “CÓ KIÊN TRÌ MỚI GIỮ ĐƯỢC MẠNG SỐNG”
Đầu tháng 10 vừa qua, Ủy ban Văn Hóa trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã tổ chức một Cuộc Hội Thảo mang tên 400 NĂM CHỮ QUỐC NGỮ tại Trung Tâm Mục Vụ Sài-gòn. Các thuyết trình viên đã chinh phục được tất cả các hội thảo viên công giáo và ngoài công giáo bằng những nghiên cứu chuyên sâu, chất lượng.  Riêng tôi rất hãnh diện và khâm phục tài năng và lòng đạo sâu sắc của các thừa sai và của các bậc tiền bối Ki-tô hũu người Việt thời kỳ đầu của lịch sử Giáo Hội Việt Nam. Tâm hồn tôi nôn nao thổn thức với Công Cuộc Loan Báo Tin Mừng của Hội Thánh Việt Nam ngày hôm nay, với Di Sản của 118 Thánh và của hằng trăm ngàn Đấng Tử Đạo Việt Nam.

TIN CÓ SỰ SỐNG LẠI VÀ CUỘC SỐNG MAI SAU
Tháng 11 dương lịch là “Tháng các Đẳng” tức tháng người Công Giáo tưởng nhớ và cầu nguyện đặc biệt cho các linh hồn còn ở trong nơi thanh luyện. Điều đó giả thiết một niềm tin vào sự sống lại và vào cuộc sống đời sau. Còn những người không tin vào sự sống lại và sự sống đời sau, như nhóm Xa-đốc xưa và bao người vô thần duy vật thời nay, thì điều đó chẳng có ý nghĩa gì.

“TÌNH THƯƠNG CỦA CHÚA!”
Thiên Chúa của Ki-tô giáo và của toàn thể nhân loại là Thiên Chúa Yêu Thương, đáng được chúc tụng vì “Chúa xót thưong hết mọi người, Chúa yêu thương mọi loài hiện hữu”. Nhưng càng ngày người ta càng xem thường Thiên Chúa Yêu Thuơng ấy. Con người thời nay, nhất là ở các nước tiên tiến về khoa học kỹ thuật, đối xử với Thiên Chúa chẳng khác gì những đứa trẻ con nhà giầu, được cha mẹ cung cấp mọi tiện nghi cuộc sống, tạo mọi điều kiện để công thành danh toại, nhưng chúng lại không nhận biết công ơn của cha mẹ, thậm chí còn phung phá và làm hỏng các ơn ban của Người nữa.

THIÊN CHÚA LẮNG NGHE TIẾNG NÓI CỦA NGƯỜI NGHÈO
Trong xã hội loài người thì tiếng nói của người nghèo chẳng mấy khi đuợc lắng nghe. Vì thế mà người nghèo được xem là những người “không có tiếng nói”. Nhưng trước mặt Thiên Chúa thì hoàn toàn khác: tiếng nói của người nghèo lại luôn được Thiên Chúa lắng nghe và đáp ứng. Đó là kinh nghiệm của người xưa đuợc chép lại trong sách Huấn Ca. Đó cũng là quan điểm của Chúa Giê-su trong dụ ngôn người biệt phái  và người thu thuế lên Đền Thờ cầu nguyện: một người được lắng nghe (người thu thuế), một người không (người biệt phái).      

[1] 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 [12/30]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!