Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Lm. JB Nguyễn Minh Hùng

BIẾT ƠN CHÚA, CẢM ƠN NHAU (Nói với các nữ tu dòng Kín Phú Cường)
Tất cả chúng ta, từ tấm bé, bất kể nơi nhà thờ, nhà riêng, trong lớp học, ngoài đường, ngoài phố…, ai cũng từng được dạy, được học, được nghe, được thấy những lời hay hành động tuy ngắn gọn nhưng vô cùng đẹp và thiết thực: “Xin làm ơn...”, “Xin thứ lỗi...”, “Xin cám ơn...”. Có thể nói, chúng là những ngôn từ, những hành động giúp mở ra cho một cuộc sống mang xã hội tính của con người.

UY LỰC CỦA LỜI ĐỨC MẸ CHUYỂN CẦU
Đức Mẹ đã lên tiếng ngỏ lời với Con mình: “Họ hết rượu rồi”. Lời nói này, chỉ là một đề nghị, một nhắc nhở khéo léo, tế nhị chứ chưa phải là tiếng van nài. Đúng hơn, đó là lời cầu xin, một lời chuyển cầu kín đáo. Tuy nhiên, kết thúc của câu chuyện là một kết thúc có hậu. Sự can thiệp đúng lúc của Đức Maria đã cứu vãn tình hình. Điều tồi tệ nhất, đó là gia đình nhà đám có thể bẽ mặt, đã không xảy ra.

QUÀ TẶNG CỦA THIÊN CHÚA
Một người cha có lần kể có lần than phiền về đứa con trai lớn của ông, vì lòng đạo của nó tệ quá. Thường xuyên vào các Chúa nhật và lễ trọng, khi nghe nhà thờ đổ chuông, ông gọi con dậy đi lễ…

TẦM NHÌN BA VUA
Với cái nhìn thầm lặng, không ồn ào, không khoa trương, không gợn chút mưu toan tính toán, nhưng sâu lắng, công chính, chân thật, đầy nội tâm, đầy thiện chí và là tầm nhìn của cả một tấm lòng, ba con người (quen gọi là ba vua, ba đạo sĩ, ba nhà chiêm tinh…) đã nhìn xuyên thấu ánh sao, đã nhận ra bên kia ánh sao là Chân Lý. Nhờ tầm nhìn xuyên thấu như thế, ba vua đã nhận ra Ơn Cứu Độ của mình: Hài Nhi Giêsu – Thiên Chúa làm người.

GIÁNG SINH CỦA HAI NĂM THÁNH
Mừng lễ Giáng Sinh của năm Thánh lòng Chúa thương xót, và năm Thánh Kim khánh giáo phận, chúng ta càng được dịp chiêm ngưỡng hình ảnh cụ thể của lòng Thiên Chúa xót thương nơi Chúa Hài Nhi. Người chính là hình ảnh của Thiên Chúa Giàu lòng thương xót đã trở nên người phàm. Vì thế, càng đúng với tên gọi của đêm nay. Đó là Đêm mà từ nay, Đấng “Emmanuel”, trở thành Đấng là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”.

CÓ MỘT ĐIỆP KHÚC…
Nếu hiểu ngày đầu năm là ngày tết, thì hôm nay là Tết của phụng vụ. Vì hôm nay là Chúa nhật I mùaVọng, Chúa nhật đầu tiên của năm phụng vụ mới, năm phụng vụ 2004. Nhưng không như tết bình thường mà chúng ta vẫn nghĩ. Tết của phụng vụ không mang màu sắc của lễ hội, không ồn ào, hình thức bên ngoài.

CHẾT LÀ KẾT CỦA SỐNG
Cách đây chừng hơn một tháng, tại giáo xứ mà trước đây, tôi đã từng hiện diện và phục vụ, người phụ nữ vừa tròn 62 tuổi, là một tín hữu trung thành với đức tin, đột ngột tử nạn. Nhà bà gần sát bên tường nhà thờ. Buổi chiều đã chập choạng tối, bà có ý định sang bên kia đường. Bỗng dưng hai thanh niên chở nhau trên chiếc xe máy với tốc độ cao, đã tông vào bà, lôi bà đi thêm một khoảng về phía nhà thờ. Bà qua đời ngay trước cổng chính nhà thờ, ngay giữa con đường lớn.

TỬ ĐẠO – KHÍ PHÁCH HIỂN VANG
Mỗi lần mừng lễ các thánh Tử đạo Việt Nam, ta lại nghe vang lên lời của sách Macabê quyển II kể về câu chuyện tử đạo anh hùng của tám mẹ con. Trong đó, hình ảnh người mẹ toát lên một vẻ đẹp kiêu hùng, kỳ diệu, rực rở và tỏa chiếu.

COI CHỪNG… GIẢ!
Xung quanh chúng ta tràn ngập hàng giả. Điều đáng sợ, là chúng ta khó có thể phân biệt giữa giả và thật. Càng là hàng giả, bề ngoài mẫu mã càng bắt mắt, càng dễ thu hút thị hiếu… Nó cũng tiếp thị, phô trương rộng rãi. Nó cũng được chào đón trang trọng, được quảng bá rùm ben. Nhưng thực chất, nó là hàng giả. Giả từ trong ra ngoài. Giả từ trên xuống dưới.

ĐƯỜNG NÊN THÁNH
Nhánh xương rồng, ai cầm lấy cũng phải cẩn thận. Trên thân mình nó toàn gai. Từ dưới gốc gai chạy dài đến ngọn. Đã vậy gai của nó vừa nhọn, vừa nhiều, lại tua tủa. Nhánh xương rồng thật dễ sợ. Nhưng bông xương rồng lại đẹp, vừa tươi, vừa thắm dù phải nở giữa chùm gai. Xương rồng mà nở bông, ai cũng thích, ai cũng muốn ngắm. Xin được mượn hình ảnh nhánh và bông xương rồng để nói về con đường nên thánh của các thánh và của chúng ta.

TRANH QUYỀN
Một trong những chước cám dỗ thu hút con người nhất, có lẽ là cám dỗ về sự giàu sang, quyền lực, và được nổi tiếng. Chúa đã đối diện với những cám dỗ ấy. Nhưng Người đã chối từ tất cả. Chúa chiến thắng cám dỗ. Chúa ý thức rằng, sứ mệnh thiên sai của Người là mang ơn cứu độ cho thế giới chứ  không phải để hưởng vinh hoa, sự hào nhoáng của thế giới.

LỖ KIM VÀ LẠC ĐÀ
Chúa tuyên bố:“Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào Nước Thiên Chúa”.  Lạc đà chui lỗ kim? Không tưởng. Nhưng tại sao điều không tưởng lại được Chúa sử dụng để làm ví dụ so sánh với người giàu, so sánh với sự giàu? Nói như thế, hình như thiên đàng… không có người giàu? Nếu thế, các Tổ phụ của chúng ta, Abraham, Isaac…, nức tiếng giàu có, các ngài ở đâu?

THIÊNG LIÊNG HÓA
Với lời đơn sơ: “Còn bà Maria thì hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng” (Lc 2, 19; x. 3, 51), Tin Mừng cho thấy, Đức Mẹ, nhờ đời sống nội tâm cao, đã luôn luôn thiêng liêng hóa mọi sự kiện, mọi biến cố. Nhờ đó, Đức Mẹ nhìn mọi sự trong ân sủng và trong thánh ý quan phòng của Thiên Chúa.

HÃY GIỮ HẠNH PHÚC
Có lần đọc trên báo một tâm sự của một cô gái trẻ viết về nỗi đau của gia đình mình. Ngày ấy cô còn bé lắm. Một buổi sáng, còn đang ngon giấc trên giường, bỗng cô nghe bàn tay thô ráp của cha mình gọi dậy. Cha bắt hai chị em cô thay quần áo để cùng cha mẹ ra tòa ly dị. Hiểu được đây là một rủi ro, cô ôm đứa em trai của mình chui vào một góc nhà ngồi khóc tấm tức, cho đến khi cha cô bế xốc hai chị em cô ra xe và chở đi. Còn mẹ đạp xe theo sau mà dòng nước mắt chảy quanh.

XIN ĐỪNG BÈ PHÁI
Lòng nhiệt thành thì đáng khen và cần thiết. Nhưng lòng nhiệt thành đến mức ích kỷ, đến mức trở nên ghen tương, đố kỵ, thì lại là điều xấu, cần loại bỏ. Nhiệt thành mà trở nên nhỏ mọn, trở nên khó coi, lại là kiêu ngạo, là khẳng định mình, là giương cao cái tôi.

HÃY TRÁNH XA DỊP TỘI
Chúa Giêsu đưa ra những hình phạt rất quyết liệt và kinh khủng dành cho những ai phạm tội: “Nếu kẻ nào làm cớ vấp phạm cho một trong những kẻ bé mọn có lòng tin Thầy, thà buộc thớt cối xay vào cổ người ấy mà xô xuống biển thì hơn. Nếu tay con nên dịp tội cho con, hãy chặt tay đó đi: thà con mất một tay mà được vào cõi sống, còn hơn có đủ hai tay mà phải vào hỏa ngục, trong lửa không hề tắt. Và nếu chân con làm dịp tội cho con, hãy chặt chân đó đi: thà con mất một chân mà được vào cõi sống, còn hơn có đủ hai chân mà phải ném xuống hỏa ngục. Và nếu mắt con làm dịp tội cho con, hãy móc mắt đó đi, thà con còn một mắt mà vào Nước Thiên Chúa, còn hơn là có đủ hai mắt mà phải ném xuống hỏa ngục, nơi mà dòi bọ rúc rỉa nó không hề chết và lửa không hề tắt”. 

QUYỀN – PHỤC VỤ
Thật đáng buồn cho các tông đồ: đã đến hai lần Chúa mạc khải: Người phải đi vào cuộc thương khó: “Con Người sẽ bị nộp vào tay người đời, họ sẽ giết chết Người, và ba ngày sau khi bị giết chết, Người sẽ sống lại” (Mc 8, 31 và 9, 31), vậy mà các ông vẫn loay hoay dành nhau, tranh chấp nhau kẻ trên người dưới, kẻ trước người sau.

HÃY LÀM NGƯỜI RỐT HẾT
Tuần rồi Hội Thánh mừng lễ Suy tôn Thánh Giá Chúa Giêsu. Nói cho cùng, trước mắt mọi người, cây thập giá mà ta gọi là Thánh Giá ấy, cũng chỉ là hai thanh gỗ mang hình thập giá và cũng chỉ là phương tiện người ta dùng để giết người. Chỉ duy nhất một điều cho ta nhìn nhận cây thập giá là Thánh Giá đó chính là đức tin. Chính trong đức tin, ta biết: “Đức Giêsu Kitô vốn vĩ là Thiên Chúa, mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa. Nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế” (Philip 2, 6- 7). 

NƠI THÁNH GIÁ THIÊN CHÚA TRAO TÌNH YÊU
Nhìn lên thánh giá, suy nghĩ nông cạn và non nớt của loài người dễ cho rằng, đó là một thất bại to lớn. Thực ra, đối với Kitô hữu, Thánh giá chính là hiện thân, là sự thành công lớn lao của một tình yêu tận cùng, một tình yêu vượt hết mọi rào cảng, vượt thắng tất cả sự tàn nhẫn và tội ác của con người. Đó là một tình yêu hạ mình, một tình yêu mà Thiên Chúa là Chúa trời đất đã hiến dâng chính mình để cứu lấy con người.

ĐỨC MẸ ĐỒNG THỤ NẠN
Tước hiệu “Đức Mẹ sầu bi” nói lên tất cả sự hiệp công cứu độ của Mẹ Thiên Chúa cùng đồng hành với Con của mình trên con đường thánh giá. Tước hiệu “Đức Mẹ sầu bi” cũng cho biết trọn vẹn ý nghĩa cuộc tử đạo, không đổ máu, nhưng kiên cường của Đức Mẹ. Cuộc tử đạo ấy là cuộc tử đạo của cả một đời đi theo Chúa, vác thập giá với Chúa. Cuộc tử đạo ấy đã làm cho Đức Mẹ hiệp công cùng Con trong từng ngày tháng của đời mình cứu độ trần gian.

[1] 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 [24/32]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!