LOAN BÁO TIN MỪNG TRONG THẾ GIỚI HÔM NAY
Lm. Đan Vinh, HHTM
Trong bài Tin mừng của thánh Mát-thêu hôm nay, Đức Giê-su Phục Sinh hẹn các Tông đồ đến một ngọn núi tại miền Ga-li-lê. Ở đó sau khi tuyên bố được Chúa Cha trao toàn quyền trên trời dưới đất, Chúa Phục Sinh đã chỉ thị cho các Tông đồ đi khắp thế gian thâu nạp môn đồ cho Người, làm phép rửa cho họ “Nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần”. Người cũng hứa sẽ ở cùng các ông mọi ngày cho đến tận thế.
|
LỜI TẠ ƠN HIẾM HOI
Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa
QUÀ TẶNG TIN MỪNG: Chúa Nhật XXVIII Thường Niên, năm C LỜI TẠ ƠN HIẾM HOI Kính mời theo dõi video tại đây: https://bit.ly/3fTZUe5
|
NÉT THÁNH THIỆN CỦA LINH HỒN
Lm. Minh Anh, TGP. Huế
QUÀ TẶNG TIN MỪNG: Thứ Ba, Tuần XXVIII Thường Niên, Năm Chẵn, NÉT THÁNH THIỆN CỦA LINH HỒN Kính mời theo dõi video tại đây: https://bit.ly/3D2wDGY
|
BUÔNG BỎ VÀ BƯỚC TIẾP
Lm. Minh Anh, TGP. Huế
QUÀ TẶNG TIN MỪNG: Thứ Ba, Tuần XXVI Thường Niên, Năm Chẵn, BUÔNG BỎ VÀ BƯỚC TIẾP Kính mời theo dõi video tại đây: https://bit.ly/3T4botN
|
LẦN CHUỖI MÂN CÔI CÁCH ĐÍCH THỰC, THEO ĐỨC BÊNÊĐÍCTÔ XVI
Phêrô Phạm Văn Trung
Piya_kiewkamjeen | Shutterstock Đức Bênêđíctô XVI tin rằng có một cách lần chuỗi Mân Côi đúng, để cảm nghiệm được sự bình an trong tâm hồn. Dù việc cầu nguyện bằng Kinh Mân Côi thì khá đơn giản, nhưng Đức Bênêđíctô XVI tin rằng có một cách “đúng” để cầu nguyện bằng Kinh Mân Côi theo lòng sùng kính bình dân. Ngài giải thích suy nghĩ của mình trong một bài diễn từ mà Ngài đã đưa ra vào năm 2008.
|
CẦU NGUYỆN BỀN BỈ TRONG TIN TƯỞNG
Phêrô Phạm Văn Trung
Các Kitô hữu thời Giáo hội sơ khai tin chắc rằng “Ngày của Chúa” sẽ sớm đến: “Thưa anh em, tôi xin nói với anh em điều này: thời gian chẳng còn bao lâu…Vì bộ mặt thế gian này đang biến đi” (1Cr 29-31). Đây sẽ là ngày mà thế giới họ đang sống, với sự cai trị và áp bức của người Rôma, sẽ kết thúc và một thế giới mới tốt đẹp hơn sẽ đến. Niềm tin này bắt nguồn từ truyền thống Do Thái. Thiên Chúa đã hứa một vị vua mới từ dòng dõi Đavít, người sẽ khôi phục dân Israel: “Khi ngày đời của ngươi đã mãn và ngươi đã nằm xuống với cha ông, Ta sẽ cho dòng dõi ngươi đứng lên kế vị ngươi, một người do chính ngươi sinh ra, và Ta sẽ làm cho vương quyền của nó được vững bền” (2 Sm 7:12).
|
MỘT NỀN TẢNG CỦA ĐỨC TIN: SỰ CẦU NGUYỆN
Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa
Sau khi lên các phương kế để dụ Tư Mã Ý vào hang động Thượng Phương, Khổng Minh đã sai quân sĩ bịt kín cửa hang rồi dùng hỏa công để tiêu diệt viên tướng tài của nước Ngụy. Đang nắm chắc kết quả, một kết quả có thể xoay đổi tình hình thế sự thời tam quốc phân tranh lúc bấy giờ, hầu đưa nhà Thục thống nhất đất nước, thì bỗng một cơn mưa bất chợt đổ xuống dập tắt đòn hoả công của Khổng Minh và cứu sống Tư Mã Ý. Khi ấy Khổng Minh đã than rằng: “Mưu sự tại nhân. Thành sự tại thiên”. Hai từ “trời định” mà dân gian thường dùng nói lên quan niệm về ý định của trời xanh đã chi phối cuộc nhân sinh một cách nào đó.
|
KIÊN TÂM
Lm. Trần Việt Hùng
Trong cuộc lữ hành về Đất Hứa, dân Do-thái gặp nhiều bước gian truân cả đối nội lẫn đối ngoại. Đối đầu gian khó cả tinh thần lẫn thể chất. Thiên Chúa thanh luyện lòng dân qua rất nhiều biến cố khó khăn. Họ lo lắng về nơi ăn chốn ở và sự an toàn cuộc sống. Dân sống chết với cuộc sống bấp bênh lang thang trong hoang địa. Đi qua các vùng dân cư ngoại bang, họ phải tranh đấu để sống còn. Có nhiều nhóm dân thù nghịch đã dấy lên gây chiến với họ. Người Amalec đã đưa quân chinh phạt Israel. Ông Môisen đã phải cầu khẩn với Thiên Chúa suốt ngày. Ông giang tay kiên tâm cầu nguyện, luôn đặt mình trước sự hiện diện của Thiên Chúa để cầu xin cho dân thắng trận. Ông Môisen và dân chúng một lòng kiên trì cậy trông vào quyền năng của Thiên Chúa. Quyền phép của Chúa thức hiện nhãn tiền qua từng giây phút.
|
LỄ NHẬM CHỨC TÂN QUẢN NHIỆM GIÁO HỌ KHẮC KHOAN (11-10-2022)
Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa
Trong Thánh Lễ tạ ơn mừng đón cha quản nhiệm tiên khởi của giáo họ Khắc Khoan chúng ta, xin thử hỏi đâu là những tâm tình mà chúng ta, không chỉ là cộng đoàn giáo họ mà cả với vị tân mục tử cần có để sống cho xứng với ơn lành Thiên Chúa tặng ban? Trước hết xin được mạo muội phác họa đôi nét dựa trên tinh thần truyền giáo của vị thánh Quan Thầy giáo họ của chúng ta, thánh Phanxicô Xavie.
|
Nương tựa vào Chúa
Lm. Inhaxio Trần Ngà
Cuộc đời có vô vàn sóng gió, nhiều nguy cơ đe dọa cuộc sống con người, như những chứng bệnh ngặt nghèo vô phương cứu chữa, những thiệt hại nặng nề do thiên tai bão lũ gây ra hay những tang tóc, đổ vỡ đau thương trong gia đình và nhiều nguy cơ nghiêm trọng khác, khiến con người cảm thấy lo âu, sợ hãi, đau buồn, thất vọng… mà chẳng biết trông cậy vào ai.
|
KIÊN TRÌ CẦU NGUYỆN
Jerome Nguyễn Văn Nội
Trong bất kỳ tôn giáo nào thì cầu nguyện cũng là một chiều kích, một yếu tố quan trọng trong mối tương quan của người tín hữu với Đấng Chí Tôn, vì chỉ có tôn giáo mới giúp con người ý thức và cảm nghiệm sâu sắc thân phận mong manh, bất toàn, giới hạn của mình và chỉ dẫn cho con người biết cậy dựa vào Đấng Toàn Năng.
|
CẦU NGUYỆN VỚI MỘT ĐỨC TIN KIÊN TRÌ
Lm. Đan Vinh, HHTM
Tin mừng Lu-ca kể ra dụ ngôn của Đức Giê-su về bà góa và ông quan tòa nhằm dạy các môn đệ : “phải cầu nguyện luôn, không được nản chí”. Một người bất lương như ông quan tòa mà còn phải chịu thua lòng kiên trì nài xin của bà góa nghèo. Phương chi Thiên Chúa là Cha nhân lành lại không mau chóng bênh vực những kẻ hằng kêu xin Người đêm ngày hay sao ? Tuy nhiên có nhiều kẻ vì thiếu kiên trì khi gặp phải gian nan thử thách nên đã sớm bị mất đức tin. Vì thế Đức Giê-su đã phải thốt lên lời than phiền như sau : “Nhưng khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng ?”.
|
KHẢ NĂNG NÀO "ĐIỀU KHIỂN" THIÊN CHÚA?
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
Phụng vụ Lời Chúa hôm nay dạy ta hãy cầu nguyện qua hai câu chuyện: Ông Môisen và dụ ngôn bà góa kêu nài thẩm phán bất lương.
|
NIỀM TIN VÀ LÒNG BIẾT ƠN
Phêrô Phạm Văn Trung
Vào thời Chúa Giêsu, ở xã hội Do thái, những người mắc bệnh phong cùi, nặng nề hơn ngày nay rất nhiều, bị lên án là phải sống bên lề cộng đồng con người. Lề luật trong sách Lêvi làm chứng cho điều này: “Người mắc bệnh phong hủi phải mặc áo rách, xoã tóc, che râu và kêu lên: "Ô uế !Ô uế !" Bao lâu còn mắc bệnh, thì nó ô uế ; nó ô uế : nó phải ở riêng ra, chỗ ở của nó là một nơi bên ngoài trại” (Lev 13:45-46).
|
HÒA LỜI CẢM TẠ
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
Lòng biết ơn là tình cảm nói lên sự trân trọng và ghi nhớ công ơn mà ai đó đã làm ơn cho mình. Có thể xem lòng biết ơn như cơ sở giúp nhận ra hay thẩm định phẩm chất đạo đức của một người.
|
LÒNG BIẾT ƠN
Lm. Trần Việt Hùng
Có một vở kịch, nhan đề ‘Phố Của Chúng Tôi’ (Our Town), nơi đó có một người phụ nữ trẻ bị chết. Việc xảy ra là cô ta được Chúa cho phép trở lại dương thế để sống lại một ngày của đời cô. Cô chọn ngày sinh nhật của tuổi 12. Trở lại thế gian, mới vài giờ trôi qua, cố ta la lớn ‘Tôi không thể, tôi không thể tiếp tục. Thời gian trôi qúa mau. Tôi không có thời gian để ngắm nhìn nhau… Ôi dương gian quá tuyệt vời cho bất cứ ai nhận ra nó. Rồi, với dòng lệ tuôn rơi, cô hỏi, ‘Con người có cảm nhận được đời sống, trong khi họ đang sống ở trần gian không? Tiếng thầm trả lời cô, ‘Không’. Các thánh và các thi sĩ có thể - đôi khi họ nhận ra.
|
Quà tặng vô giá
Lm. Inhaxio Trần Ngà
Khi đi qua biên giới Samaria, Chúa Giê-su gặp mười người phong cùi. Họ là những người mang số phận bi đát. Vì mắc bệnh truyền nhiễm đáng sợ, họ bị xã hội Do-thái thời bấy giờ xua ra khỏi gia đình, làng mạc; họ bị cách ly với tất cả mọi người. Những con người bất hạnh nầy tụ tập với nhau, sống trong các hang hốc ngoài đồi núi, áo quần tả tơi, đầu tóc bù xù, thân thể bốc mùi hôi hám. Họ bị luật buộc phải để đầu trần, đi đâu phải lấy tay che miệng và hô báo hiệu cho người qua lại biết mà lánh xa.
|
LUÔN BIẾT TẠ ƠN CHÚA TRONG CUỘC SỐNG
Lm. Đan Vinh, HHTM
Bài Tin mừng hôm nay cho thấy trên đường lên
Giê-ru-sa-lem, Đức Giê-su đã chữa cho mười người phong cùi được khỏi do
đức tin của họ vào Người, biểu lộ qua lời cầu xin tha thiết và qua
thái độ vâng lời Người dạy. Tuy nhiên trong 10 người được khỏi bệnh
chỉ có một người Sa-ma-ri biết trở lại tôn vinh Thiên Chúa và tạ ơn
Đức Giê-su. Người đã trách những kẻ còn lại và nói với người Sa-ma-ri : “Lòng tin
của anh đã cứu chữa anh”.
|
LÒNG BIẾT ƠN VÀ LỜI TẠ ƠN
Jerome Nguyễn Văn Nội
Trong các nền văn hóa, dù Đông hay Tây Phương, dù văn minh hay mọi rợ, thì lòng biết ơn và lời cám ơn là nét đẹp văn hóa vô cùng quan trọng. Biết ơn và cám ơn không chỉ ở lãnh vực và cấp độ cá nhân, mà cả ở lãnh vực và cấp độ quốc gia. Lễ Tế Đàn Nam Giao của các vua triều Nguyễn là nét đẹp của văn hóa Việt Nam: Ngày đầu năm nhà vua dâng lễ vật và lời tạ ơn lên Trời Đất, thay cho bá quan văn võ và thần dân. Lễ Tạ Ơn (Thanksgiving) cuối tháng 11 mỗi năm là nét đẹp của văn hóa Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Lễ này đã có từ thời những người Anh đến lập nghiệp trên mảnh đất mênh mông và trù phú này.
|
CHÚNG TA KHÔNG BAO GIỜ BỊ BỎ RƠI
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
Sách Công vụ Tông đồ từng ghi nhận hình ảnh Đức Maria, sau ngày Chúa Giêsu về trời đã hợp cùng các tông đồ chuyên cần cầu nguyện:
|
LÒNG SÙNG KÍNH KINH MÂN CÔI
Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
“Nếu Phanxicô muốn lên thiên đàng, thì phải siêng năng lần hạt”. Ðọc và suy ngắm Kinh Mân Côi cách sốt sắng là cầu nguyện. Và hôm nay, Phanxicô đã về trời và đã được tuyên phong hiển thánh vì đã thực hành theo lời khuyên của Đức Mẹ.
|
VỊ TRÍ CỦA TÔI TRƯỚC MẶT THIÊN CHÚA: NGƯỜI ĐẦY TỚ VÔ DỤNG
Phêrô Phạm Văn Trung
Đây là một mệnh lệnh không dễ sống. Thông thường, khi chúng ta đã làm tốt một việc gì và hoàn thành nhiệm vụ của mình, chúng ta muốn được công nhận và khen ngợi. Chúng ta muốn được chú ý. Và mặc dù đây có thể là một phản ứng “bình thường” nơi mọi người, nhưng lại không phải là phản ứng khiêm tốn nhất. Sự khiêm tốn có nhiều mức độ, và đoạn văn Tin mừng hôm nay cần được đọc với mức độ khiêm tốn sâu sắc nhất thì mới có thể cho phép người đọc nắm được trọn vẹn ý nghĩa của nó.
|
CHÚA CÓ CHO TÔI BẤT CỨ ĐIỀU GÌ TÔI XIN KHÔNG?
Phêrô Phạm Văn Trung
(chuyển ngữ)
Kinh thánh nói: “Ai xin thì nhận được” (Mt 7:8). Vậy tại sao Thiên Chúa lại không ban cho chúng ta bất cứ những gì chúng ta muốn từ nơi Ngài, miễn là chúng ta xin Ngài? Tác giả: Jimmy Akin • 26/9/2022
|
BỔN PHẬN
Lm. Trần Việt Hùng
Trong đời sống đạo, đôi khi chúng ta nghĩ rằng Thiên Chúa mắc nợ chúng ta một số điều. Chúng ta là những người rất chân thành thực thi các giới răn, tham dự đầy đủ các nghi lễ, tụ nhóm cầu nguyện hằng tuần và chu toàn mọi điều luật dạy. Chúng ta nghĩ rằng Chúa phải ban phần thưởng. Có người tưởng nghĩ rằng Chúa như ông chủ, chúng ta là những người làm công. Làm xong việc là phải trả lương sòng phẳng. Chúng ta thường quan niệm giữ đạo và thực hành đạo để được an tâm và lãnh phần phúc. Thái độ phục vụ Thiên Chúa bị giảm bớt coi như một khế ước trao đổi. Phần thưởng trên nước trời là công lao chúng ta phục vụ dưới thế. Sự phục vụ như thế sẽ mất đi ý nghĩa tinh ròng. Thực ra việc làm của chúng ta chẳng có công lênh gì trước mặt Chúa. Phần thưởng ngày sau hoàn toàn là hồng ân Chúa ban. Chúng ta cũng chỉ là người đầy tớ phục vụ Chúa trong tin yêu.
|
ĐƠN GIẢN MÀ HỮU HIỆU
Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa
Nhiều nhà đạo đức vốn không đồng thuận với chủ nghĩa duy hiệu năng. Nếu chỉ nhắm đạt kết quả bằng mọi giá, nghĩa là bất chấp mọi phương thế thì quả là một sai lầm trầm trọng. Giáo hội luôn khẳng định rằng mục đích không thể biện minh cho phương tiện. Đã là người con cái Chúa thì ai cũng khát mong được “rỗi linh hồn”, được hưởng kiến Thánh Nhan Thiên Chúa sau cuộc đời dương thế này. Như thế, chúng ta hết thảy đều có một mục đích tối hậu để kiếm tìm. Để đạt mục đích nào đó thì cần biết sử dụng những phương thế, phương tiện thích hợp, hữu hiệu. Chúa Nhật kính Mẹ Maria Mân Côi, giáo hội mời gọi đoàn con đến với người Mẹ nhân lành để đón nhận một phương thế Mẹ đã ưu ái trao ban đó là tràng chuỗi Mân côi.
|
TÔI ĐÂY LÀ NỮ TỲ CỦA CHÚA!
Jerome Nguyễn Văn Nội
Trong Cựu Ước không có nhân vật nào có thể so sánh được với ông Mô-sê. Thế mà Danh Xưng đẹp nhất, xứng hợp nhất với ông là TÔI TỚ CỦA THIÊN CHÚA. Trong cả Cựu Ước lẫn Tân Ước, ngoài Chúa Giê-su, thì không có nhân vật nào đáng kính, đáng trọng, đáng mến cho bằng Đức Ma-ri-a. Thế mà Danh Xưng đẹp nhất, xứng hợp nhất với Mẹ là NỮ TỲ CỦA THIÊN CHÚA. (Theo ngôn ngữ của báo chí bình dân ngày nay, Đức Ma-ri-a là Ô-SIN của Thiên Chúa)
|
Thành quả tuyệt vời của niềm tin
Lm. Inhaxio Trần Ngà
Trong cuộc sống đời thường, niềm tin là một năng lực thần kỳ có thể giúp con người vượt qua mọi trở lực và đạt được những thành quả phi thường.
|
XIN BAN THÊM ĐỨC TIN CHO CHÚNG CON
Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa
Một hiện trạng của con người trong nền văn minh hiện đại đó là sự bất an. Khi nền khoa học công nghệ càng phát triển tân kỳ thì con người càng như thấy mình đang đối diện với nhiều dữ kiện bất thường. Đó không chỉ là những biến đổi khó lường của thiên nhiên mà còn là những đổi thay trong đời sống xã hội và nhất là những xáo trộn trong đời sống tâm lý lẫn tâm linh của con người. “Mọi sự đều là có thể”. Câu ngạn ngữ này trước đây vốn ám chỉ đến khả năng to lớn của con người, thì nay lại dường như ứng với các tình huống xấu đang rình chờ ập xuống trên nhân loại chúng ta.
|
Tại sao Chúa không cho người chết hiện về cảnh báo?
Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.
QUÀ TẶNG TIN MỪNG: Chúa Nhật XXVI Thường Niên, năm C Lm Anphong Nguyễn Công Minh, Dòng Anh Em Hèn Mọn Việt Nam. Kính mời theo dõi video tại đây: https://bit.ly/3LGSMgX
|
SỐNG MẦU NHIỆM MÂN CÔI GIỮA ĐỜI THƯỜNG
Lm. Đan Vinh, HHTM
Câu chuyện truyền tin của sứ thần Ga-bri-el cho đức Trinh nữ Ma-ri-a biểu lộ tình thương và sự trung tín của Thiên Chúa trong công cuộc cứu độ loài người. Thái độ lắng nghe Lời Chúa, tìm hiểu Ý Chúa và mau mắn “Xin Vâng” của Đức Ma-ri-a cũng phải là thái độ mà các tín hữu chúng ta cần học tập nơi Mẹ khi lần chuỗi Mân Côi. Nhờ đó chúng ta sẽ có thể hiệp cùng Mẹ xây dựng hòa bình bằng việc chiến thắng ma quỷ, tội lỗi và các thói hư nơi bản thân mình.
|
KHIÊM TỐN PHỤC VỤ TRONG TIN YÊU
Lm. Đan Vinh, HHTM
Nhân việc các Tông đồ xin Đức Giê-su ban thêm đức tin, Người đã đề cao sức mạnh của một đức tin đích thực. Qua dụ ngôn về một người đầy tớ luôn vâng lời và khiêm tốn, Người muốn các ông phải tránh thái độ công thần khi đòi Chúa trả công cho mình ngay đời này. Trái lại, phải khiêm tốn phục vụ và chu toàn sứ vụ rao giảng Tin mừng với tinh thần quảng đại vô vụ lợi.
|
CHỈ SỢ NGHÈO LÒNG
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
Dụ ngôn người giàu – giàu đến mức Chúa Giêsu không gọi tên anh ta, thay tên gọi, Chúa gọi anh là “nhà phú hộ” – và người nghèo tên là Lazarô nhắc mỗi người ý thức bổn phận sống bác ái, chia sẻ những gì có thể cho anh chị em, nhất là giúp đỡ những người túng cực, nghèo đói…
|
SỐNG TRONG CÁI KÉN THỜ Ơ VÔ CẢM?
Phêrô Phạm Văn Trung
Bản văn này là một phần của một loạt các dụ ngôn mà chúng ta đã nghe trong các tuần vừa qua: Con chiên được tìm thấy - đồng xu được tìm thấy - đứa con thứ được tìm thấy, đôi khi còn được gọi là dụ ngôn về đứa con hoang đàng. Chúa Giêsu giải thích cho các môn đệ tại sao Ngài lại sử dụng các dụ ngôn. Đọc lại Mátthêu, người ta thấy những dòng này: “Thầy dùng dụ ngôn mà nói với họ, là vì họ nhìn mà không nhìn, nghe mà không nghe không hiểu…” (Mt 13: 13).
|
CHIA SẺ
Lm. Trần Việt Hùng
Sự giầu sang phú túc là ân phúc Chúa ban. Người sang giầu hay nghèo hèn cũng chẳng khác gì nhau về sứ mệnh. Người giầu có nỗi khổ của người giầu, kẻ nghèo có nỗi đau của kẻ nghèo. Cách thế tìm kiếm và sử dụng của cải đời này mới là điều quan trọng. Người đời thường chúc nhau làm ăn được phát tài phát đạt, của cải đầy dư, an cư lạc nghiệp và gia đình hạnh phúc. Của cải sinh lợi là dấu hiệu được chúc phúc. Giầu có không phải là cái tội, cái tội do tâm ý con người. Tiên tri Amos đã lên tiếng cảnh cáo những người giầu sang phú quí tự kiêu đã hoang phí tài sản Những người giầu có hay lạm dụng quyền thế để chèn ép những người bé nhỏ thấp kém. Chúng ta nhận biết Thiên Chúa luôn đứng về phía những người nghèo bị đối xử bất công.
|
Có nhận thì phải trao
Lm. Inhaxio Trần Ngà
Ông nhà giàu, chủ nhân của ngôi biệt thự sang trọng “mặc toàn lụa là gấm vóc, ngày ngày yến tiệc linh đình.” Trong khi đó, ngay trước cổng nhà ông, có anh La-da-rô cùng khốn, ghẻ lở đầy mình, thèm thuồng nhìn ông ăn uống no say, khao khát được hưởng chút bánh vụn từ bàn ăn rớt xuống mà chẳng ai cho, chỉ có mấy con chó đến liếm láp ghẻ chốc cho anh.
|
QUAN TÂM PHỤC VỤ NGƯỜI BẤT HẠNH
Lm. Đan Vinh, HHTM
Tin mừng hôm nay thuật lại câu chuyện về một ông nhà giàu và người hành khất La-da-rô nghèo khó. Ông nhà giàu thì ăn mặc sung sướng đang khi La-da-rô có cuộc sống rất tồi tệ. Nhưng sau khi cả hai đều chết đã được Thiên Chúa xét xử công bình : La-da-rô thì được an ủi ngồi trong lòng tổ phụ Áp-ra-ham, đang khi ông nhà giàu phải chịu đau khổ cùng cực trong hỏa ngục.
|
CÔNG LÝ NGHIÊM MINH
Jerome Nguyễn Văn Nội
Nhiều người thấy cuộc đời này thật khó hiều và xem ra đầy bất công: nhiều người giầu sang phú quý sống xen lẫn với không ít người lầm than vất vả. Điều xem ra bất công và khó hiều là nhiều người giầu sang phú quý nhưng lại bất lương trong khi nhiều người lầm than vất vả nhựng lại lương thiện! Các bài sách thánh hôm nay, nhất là bài đọc Cựu ước và bài Phúc âm giúp người đọc hiểu rằng trên đời này giữa những bất công và khó hiều còn có một nền công lý nghiêm minh. Dù là những người phú hộ hay là kẻ hành khất chúng ta hãy chăm chú đọc và suy niệm các bài Thánh Kinh của Chúa Nhật XXVI Thường Niên Năm C, để tìm thấy ánh sáng soi cuộc sống của mình và của những người chung quanh.
|
CẦN MỘT TẦM CAO CỦA NIỀM TIN
Lm. Minh Anh, TGP. Huế
QUÀ TẶNG TIN MỪNG: Thứ Tư tuần XXIII Thường Niên, năm Chẵn Lm. MINH ANH, TGP. HUẾ Kính mời theo dõi vieo tại đây: https://bit.ly/3L6ALrP
|
Người môn đệ “chất lượng cao”
Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.
QUÀ TẶNG TIN MỪNG: Chúa Nhật XXIII Thường Niên, năm C Lm Anphong Nguyễn Công Minh, Dòng Anh Em Hèn Mọn Việt Nam. Kính mời theo dõi video tại đây: https://bit.ly/3RCxWRq
|
Người quản lý mang tên Nguyễn Bất Lương (CN 25C)
Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.
Dụ ngôn người quản lý bất lương thật hay. Hay vì khó giải thích, khó biện minh. Mà nếu biện minh được, thì mới thật hay. Bởi dụ ngôn nêu toàn là người xấu việc xấu mà cuối cùng lại được đánh giá là phải học hỏi noi theo y như người tốt việc tốt.
|