Các Tác Giả |
Augustinô Đan Quang Tâm
|
Đinh Văn Tiến Hùng
|
Ban Biên Tập CGVN
|
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
|
Bác Sĩ Nguyễn Ý-Đức, MD.
|
Bùi Nghiệp, Saigon
|
Bernard Nguyên-Đăng
|
Bosco Thiện-Bản
|
Br. Giuse Trần Ngọc Huấn
|
Cursillista Inhaxiô Đặng Phúc Minh
|
Dã Quỳ
|
Dã Tràng Cát
|
Elisabeth Nguyễn
|
Emmanuel Đinh Quang Bàn
|
Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền,OSB.
|
EYMARD An Mai Đỗ O.Cist.
|
Fr. Francis Quảng Trần C.Ss.R
|
Fr. Huynhquảng
|
Francis Assisi Lê Đình Bảng
|
Gia Đình Lectio Divina
|
Gioan Lê Quang Vinh
|
Giuse Maria Định
|
Gm Phêrô Huỳnh Văn Hai
|
Gm. Giuse Đinh Đức Đạo
|
Gm. Giuse Vũ Văn Thiên
|
Gm. JB. Bùi Tuần
|
Gm. Nguyễn Thái Hợp, op
|
Gm. Phêrô Nguyễn Khảm
|
Gs. Đỗ Hữu Nghiêm
|
Gs. Ben. Đỗ Quang Vinh
|
Gs. Lê Xuân Hy, Ph.D.
|
Gs. Nguyễn Đăng Trúc
|
Gs. Nguyễn Văn Thành
|
Gs. Phan Văn Phước
|
Gs. Trần Duy Nhiên
|
Gs. Trần Văn Cảnh
|
Gs. Trần Văn Toàn
|
Hạt Bụi Tro
|
Hồng Hương
|
Hiền Lâm
|
Hoàng Thị Đáo Tiệp
|
Huệ Minh
|
HY. Nguyễn Văn Thuận
|
HY. Phạm Minh Mẫn
|
JB. Lê Đình Nam
|
JB. Nguyễn Hữu Vinh
|
JB. Nguyễn Quốc Tuấn
|
Jerome Nguyễn Văn Nội
|
Jorathe Nắng Tím
|
Jos. Hoàng Mạnh Hùng
|
Jos. Lê Công Thượng
|
Jos. Vinc. Ngọc Biển
|
Joseph Vũ
|
Khang Nguyễn
|
Lê Thiên
|
Lm Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, HKK
|
Lm Đaminh Hương Quất
|
Lm BÙI NINH, Gp Bùi Chu
|
Lm John Minh
|
Lm. Anmai, C.Ss.R.
|
Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.
|
Lm. Anrê Đỗ Xuân Quế op.
|
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
|
Lm. Đan Vinh, HHTM
|
Lm. Đỗ Vân Lực, op.
|
Lm. G.Trần Đức Anh OP.
|
Lm. GB. Trương Thành Công
|
Lm. Giacôbê Tạ Chúc
|
Lm. Gioan Hà Trần
|
Lm. Giuse Hoàng Kim Đại
|
Lm. Giuse Lê Công Đức
|
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
|
Lm. Giuse Trần Đình Thụy
|
Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
|
Lm. Inhaxio Trần Ngà
|
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
|
Lm. JB Trần Hữu Hạnh fsf.
|
Lm. JB. Bùi Ngọc Điệp
|
Lm. JB. Vũ Xuân Hạnh
|
Lm. Jos Đồng Đăng
|
Lm. Jos Cao Phương Kỷ
|
Lm. Jos Hoàng Kim Toan
|
Lm. Jos Lê Minh Thông, OP
|
Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa BMT
|
Lm. Jos Phan Quang Trí, O.Carm.
|
Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn
|
Lm. Jos Tạ Duy Tuyền
|
Lm. Jos Trần Đình Long sss
|
Lm. Jos.Tuấn Việt,O.Carm
|
Lm. Lê Quang Uy, DCCT
|
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
|
Lm. Linh Tiến Khải
|
Lm. Martin Ng Thanh Tuyền, OP.
|
Lm. Minh Anh, TGP. Huế
|
Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên O. Cist.
|
Lm. Ng Công Đoan, SJ
|
Lm. Ng Ngọc Thế, SJ.
|
Lm. Ngô Tôn Huấn, Doctor of Ministry
|
Lm. Nguyễn Hữu An
|
Lm. Nguyễn Thành Long
|
Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)
|
Lm. Pascal Ng Ngọc Tỉnh
|
Lm. Pet. Bùi Trọng Khẩn
|
Lm. Phêrô Phan Văn Lợi
|
Lm. Phạm Văn Tuấn
|
Lm. Phạm Vinh Sơn
|
Lm. PX. Ng Hùng Oánh
|
Lm. Raph. Amore Nguyễn
|
Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
|
Lm. Tôma Nguyễn V Hiệp
|
Lm. Trần Đức Phương
|
Lm. Trần Mạnh Hùng, STD
|
Lm. Trần Minh Huy, pss
|
Lm. Trần Việt Hùng
|
Lm. Trần Xuân Sang, SVD
|
Lm. TTT. Võ Tá Khánh
|
Lm. Vũ Khởi Phụng
|
Lm. Vĩnh Sang, DCCT
|
Lm. Vinh Sơn, scj
|
Luật sư Đoàn Thanh Liêm
|
Luật sư Ng Công Bình
|
M. Hoàng Thị Thùy Trang
|
Mẩu Bút Chì
|
Mặc Trầm Cung
|
Micae Bùi Thành Châu
|
Minh Tâm
|
Nữ tu Maria Hồng Hà CMR
|
Nguyễn Thụ Nhân
|
Nguyễn Văn Nghệ
|
Người Giồng Trôm
|
Nhà Văn Hương Vĩnh
|
Nhà văn Quyên Di
|
Nhà Văn Trần Đình Ngọc
|
Nhạc Sĩ Alpha Linh
|
Nhạc Sĩ Ngọc Cẩn
|
Nhạc Sĩ Phạm Trung
|
Nhạc Sĩ Văn Duy Tùng
|
Phaolô Phạm Xuân Khôi
|
Phêrô Phạm Văn Trung
|
Phó tế Giuse Ng Xuân Văn
|
Phó tế JB. Nguyễn Định
|
Phùng Văn Phụng
|
Phạm Hương Sơn
|
Phạm Minh-Tâm
|
PM. Cao Huy Hoàng
|
Sandy Vũ
|
Sr. Agnès Cảnh Tuyết, OP
|
Sr. M.G. Võ Thị Sương
|
Sr. Minh Thùy, OP.
|
Têrêsa Ngọc Nga
|
Tín Thác
|
TGM. Jos Ngô Quang Kiệt
|
TGM. Phaolô Bùi Văn Đọc
|
Thanh Tâm
|
thanhlinh.net
|
Thi sĩ Vincent Mai Văn Phấn
|
Thiên Phong
|
Thy Khánh
|
Thơ Hoàng Quang
|
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
|
Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
|
Tiến Sĩ Trần Xuân Thời
|
Trầm Tĩnh Nguyện
|
Trầm Thiên Thu
|
Trần Hiếu, San Jose
|
Vũ Hưu Dưỡng
|
Vũ Sinh Hiên
|
Xuân Ly Băng
|
Xuân Thái
|
|
LÀM SAO ĐỂ ĐỌC LỜI CHÚA NHƯ ĐỌC THƯ TÌNH?
Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền,OSB.
Thánh Kinh là bức thư tình, mà Thiên Chúa ngỏ với toàn thể nhân loại. Đã là thư tình, thì tất yếu, phải riêng tư, cá vị, chỉ người tình mới hiểu, mới dâng trào những cung bậc cảm xúc theo từng dòng câu, con chữ. Văn tự, chữ viết không hề thay đổi, nhưng, mỗi lần, ta đọc lại bức thư tình, là mỗi lần mới, không bao giờ có sự trùng lắp, nhàm chán, tẻ nhạt. Ấy thế mà, mỗi khi suy niệm Lời Chúa, chúng ta thường “nhốt” Lời Chúa vào trong những “ngăn tủ” có sẵn, khiến Lời Chúa bị bóp nghẹt, mất sức sống, để rồi, Lời Chúa không thể trở thành lương thực nuôi dưỡng đời sống thiêng liêng của chúng ta.
|
Hãy chèo ra chỗ nước sâu
Lm. Inhaxio Trần Ngà
Sứ điệp: Hưởng ứng lời kêu gọi của Chúa Giê-su và Hội thánh để lên đường loan Tin mừng cho bao người chung quanh.
|
ĐỂ CAN ĐẢM LÊN ĐƯỜNG
Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa BMT
Phụng vụ Lời Chúa Chúa Nhật V TN C này giới thiệu chân dung ngôn sứ Isaia, tông đồ Phaolô và Simon Phêrô, người ngư phủ xứ Galilê. Cả ba đều được sai đi và có thể nói cách chung là được sai đi để “đánh lưới người”, tức là đưa con người về với Thiên Chúa, đúng hơn là giúp con người đón nhận tình yêu của Thiên Chúa.
|
ĐÁP LẠI TIẾNG GỌI CỦA THIÊN CHÚA
Jerome Nguyễn Văn Nội
Trong lịch sử cứu độ của Thiên Chúa, cùng với việc sai Con Một Người xuống trần gian, Thiên Chúa còn dành cho con người một vai trò quan trọng là làm cộng sự viên của Người vì Thiên Chúa không muốn hoạt động một mình.
|
NĂM THÁNH 2025: “HY VỌNG KHÔNG LÀM THẤT VỌNG”
Phêrô Phạm Văn Trung
(chuyển ngữ)
Chuyên mục: TÔI TIN, CHÚNG TÔI TIN Chuyển ngữ: Phêrô Phạm Văn Trung Kính mời theo dõi video tại đây: https://youtu.be/royG5cC_B00 [1] LM Raymond Mwangala, https://oblates.ie [2] LM Gerald E. Murray, https://humanlifereview.com
|
Kinh Thánh có thể tự mâu thuẫn không?
Phêrô Phạm Văn Trung
(chuyển ngữ)
Chuyên mục: TÔI TIN, CHÚNG TÔI TIN Tác giả: Christel Juquois, 10/11/2024 Chuyển ngữ: Phêrô Phạm Văn Trung từ https://www.la-croix.com/religion/la-bible-peut-elle-se-contredire-20241011 Kính mời theo dõi video tại đây: https://youtu.be/3UPivVnh5H0
|
MỘT PHẦN SỰ THẬT
Lm. Minh Anh, TGP. Huế
QUÀ TẶNG TIN MỪNG: LỜI CHÚA Thứ Năm Tuần II TN, Năm Lẻ: Lm. MINH ANH, TGP. HUẾ Kính mời theo dõi video tại đây: https://youtu.be/jmo_-Zhc_k0
|
TỘI NÀO THIÊN CHÚA KHÔNG THA?
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Tôi đã nghe Chúa Giêsu nói có một tội không thể tha được. Đó là tội gì? Tại sao Thiên Chúa lại không tha cho tội đó?
|
Hạnh phúc chan hòa vì có Chúa.
Lm. Inhaxio Trần Ngà
Sứ điệp: Chiếm hữu được Chúa thì hãy từ bỏ những gì không phù hợp với Chúa.
|
SỐ PHẬN NGÔN SỨ
Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa BMT
Đã là Kitô hữu thì thảy đều được tham dự vào ba chức vụ của Chúa Kitô là ngôn sứ, tư tế và vương giả. Lướt cái nhìn qua ba sứ vụ ấy thì sứ vụ tư tế xem ra được kính nể hơn cả. Sứ vụ vương giả tuy có nhiều vất vả nhưng lại được trọng kính một cách nào đó. Còn sứ vụ ngôn sứ thì có lẽ hẩm hiu nhất.
|
Nền Tảng và Cùng Đích của Cuộc Lữ Hành Hy Vọng
Phaolô Phạm Xuân Khôi
Trong cuộc hành trình đức tin, các Kitô hữu được mời gọi sống như những lữ khách trên con đường hướng về Thiên Chúa. Tuy nhiên, nhiều người trong thế giới ngày nay đã đặt hy vọng của mình vào những điều tạm bợ: của cải vật chất, quyền lực, danh vọng, hay những giải pháp nhân tạo để đạt được hạnh phúc. Những loại "hy vọng sai lầm" này thường dẫn đến thất vọng, vì chúng không thể đáp ứng được khát vọng sâu xa nhất của tâm hồn con người.
|
CON ĐÃ THẤY
Gs. Ben. Đỗ Quang Vinh
Có một câu truyện nỏi tiếng trong văn học dân gian Việt Nam kể rằng con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ, xung quanh
nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ. Từ dưới đáy giếng nhìn lên, ếch ta chỉ
thấy một khoảng trời bé bằng cái vung. Nó nghĩ: Tất cả vũ trụ chỉ có vậy, vì
thế ếch tự coi mình là chúa tể vì không biết gì về thế giới bên ngoài. Hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng,
khiến các con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng
chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể. Nó chuyên khinh miệt dè bĩu những con
xung quanh. Một năm nọ, trời mưa to làm nước
trong giếng dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch ta ra ngoài. Quen thói
cũ, ếch nhâng nháo nhìn lên trời, nó bỗng thấy cả một bầu trời rộng lớn hơn nhiều
so với cái khoảng trời nó vẫn thấy. Ếch ta không tin và thấy bực bội vì mình kém cỏi. Để ra oai, nó cất tiếng kêu ồm ộp. Nó hy vọng
là sau khi nghe
thấy những tiếng kêu của mình, mọi thứ
phải trở lại như cũ. Nhưng bầu trời vẫn là bầu trời. Còn con ếch vì mải nhìn
lên trời đã không chú ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua dẫm bẹp.
...Xin mở file kèm
|
SỐNG NĂM THÁNH HY VỌNG
Phêrô Phạm Văn Trung
(chuyển ngữ)
Vào ngày 24 tháng 12, Đức Giáo Hoàng Phanxicô bắt đầu Năm Thánh thường lệ lần thứ 25 bằng cách mở Cửa Thánh tại Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô ở Rôma. Chủ đề của Năm Thánh này là “Những người hành hương của Hy vọng.”
|
GẶP GỠ CHÚA KITÔ
Phêrô Phạm Văn Trung
Tin Mừng Luca hôm nay kể về “bà Maria và ông Giuse đem con lên Giêrusalem, để tiến dâng cho Chúa theo luật Môsê” (Lc 3: 22). Chúng ta học được gì từ câu chuyện này để chính mình ngày càng trở nên Kitô hữu đích thực hơn? Chúng ta cần học cách kiên nhẫn mong chờ và khát khao tìm gặp “Thiên Chúa cứu độ” như cụ già Simêon và bà Anna nơi Đền thánh của Ngài (Lc 3:38). Chính Thiên Chúa, qua Chúa Giêsu Kitô, đến tìm gặp con người chúng ta. Chúa Giêsu Kitô cũng là vị Thượng tế bước lên thập giá trên đồi Canvê, như tiến vào Đền thánh, để dâng lễ hy sinh, là chính Thân Mình Ngài, để cứu chuộc và đem lại cho chúng ta niềm vui chan chứa: “Như vậy, nhờ cái chết của Ngài, Ngài đã tiêu diệt tên lãnh chúa gây ra sự chết, tức là ma quỷ…trở thành một vị Thượng Tế nhân từ và trung tín trong việc thờ phượng Thiên Chúa, hầu đền tội cho dân” (Hípri 2: 14,17).
|
LỄ DÂNG CHÚA GIÊSU TRONG ĐỀN THỜ.
Lm. Trần Việt Hùng
Hôm nay, Giáo Hội mừng kính Lễ Dâng Chúa Giêsu trong Đền Thánh. Sau khi sinh hạ Chúa Hài Nhi bốn mươi ngày, Đức Maria lên Đền Thờ tham dự các lễ nghi để được thanh tẩy theo luật. Gia đình Thánh Gia cùng đi lên Đền Thờ. Đền thờ là nơi Thiên Chúa hiện diện ở trần gian với con dân của Ngài. Con Thiên Chúa lần đầu đến Nhà Cha của Ngài. Giây phút Thánh Gia có mặt ở Đền thờ là giây phút Chúa Thánh Thần mặc khải cho hai vị ngôn sứ là Simeon và Anna. Hai vị đã vui mừng gặp được Đấng mà các ngôn sứ đã loan báo. Họ nhận ra Chúa Hài Nhi là vinh quang cho đân Israel.
|
ĐỨC MẸ DÂNG CHÚA GIÊSUTRONG ĐỀN THÁNH
Jerome Nguyễn Văn Nội
Vào những ngày đầu năm (mới) người ta thường quan tâm cách đặc biệt đến những đứa trẻ được sinh ra vào thời điểm quan trọng này của năm. Không biết có phải vì thế mà các nhà phụng vụ của Hội Thánh Công Giáo đã sắp đặt lễ Đức Mẹ dâng Chúa Giẹsu trong Đền Thánh vào đầu tháng 2 dương lịch (thường là trùng vào nhũng ngày đầu năm âm lịch). Các Bài Sách Thánh, nhất là bài Phúc âm, của Chúa Nhật IV Mùa Thương Niên Năm C hôm nay, nói về một con trẻ vô cùng đặc biệt của Thiên Chúa và của loài người. Đó là Chúa Giêsu con bà Maria. Con trẻ ấy đã được (cha mẹ ngài) hiến dâng cho Thiên Chúa trong Đền Thánh Giêrusalem theo Luật Môsê.
|
THÁNH HÓA CÔNG ĂN VIỆC LÀM
Jerome Nguyễn Văn Nội
Thật đáng buồn khi rất nhiều người, kể cả người có đạo, xem kiếm tiền là mục đích duy nhất của lao động (trí thức hay chân tay) . Những người ấy sẽ không làm gì nếu họ không cần phải kiếm tiền! Thật ra mục đich chính và đích thực của lao động (hay việc làm) không phải là để kiếm tiền, mà là để phát huy tài năng của bản thân (mà Thiên Chúa đã ban cho mỗi người) và làm rạng danh Thiên Chúa và đem lại tiến bộ và hạnh phúc cho cộng đồng xã hội. Ngay từ những ngày đầu của lịch sử loài người Thiên Chúa đã xác định mục đích cao cả của lao động (hay việc làm) khi Thiiên Chúa giao cho con người trách nhiệm quản lý công trình tạo dựng. Dĩ nhiên là khi con người bỏ công sức và mồ hôi để lao động thì con người được thưởng công, được đền tiền (nhưng không chỉ có tiền). Chính vì thế mà Giáo Hội mới dành Ngày Mồng Ba Tết cho việc thánh hóa công ăn việc làm. Công ăn việc làm của chúng ta cần được thánh hóa để lao động ấy đạt đươc mục đích chính và tốt lành của nó.
|
KÍNH NHỚ VÀ BIẾT ƠN TỔ TIÊN ÔNG BÀ CHA MẸ
Jerome Nguyễn Văn Nội
Ý nghĩa của Ngày Mồng Hai Tết là kính nhớ và biết ơn tổ tiên ông bà và cha mẹ có nghĩa là mọi tín hũu Việt Nam được mời thể hiện lòng biết ơn đối với các bậc sinh thành là những người đã sinh ra và nuôi dưỡng chúng ta và giáo dục chúng ta nên người và nên người Kitô hữu. Chúng ta phải hiểu việc kính nhớ Tổ Tiên Ông Bà Cha Mẹ được mở rộng đến tất cả những người đã hy sinh mồ hôi, xuơng máu… để chúng ta được như ngày hôm nay, để chúng ta có những thứ mà chúng ta có ngày hôn nay.
|
CHÚC TỤNG NGỢI KHEN VÀ CẢM TẠ THIÊN CHÚA & CẦU BÌNH AN CHO NĂM MỚI
Jerome Nguyễn Văn Nội
Chỉ cần suy nghĩ một chút, chúng ta liền thấy ý nghĩa sâu xa và phong phú của ba Ngày Tết cổ truyền theo văn hóa Việt hòa nhập với Phúc Âm Kitô giáo:
|
CỘNG ĐỒNG
Lm. Trần Việt Hùng
Bài đọc thứ nhất, Nehemiah diễn tả cuộc lưu đầy của dân Do-thái từ Babylon trở về xây lại tường thành Giêrusalem. Khi Vua nước Babylon chiếm hữu thành Giêrusalem và đánh đổ nước Giuđa, ông đã bắt dân Do-thái cư ngụ ở Palestine đi làm tôi đòi nô lệ tại Babylon. Sau khi các vua nước Medes và Persians đánh thắng dân thành Babylon vào năm 538 BC, vua Cyrus đã cho phép dân Do-thái trở về quê hương. Đúng ra, có ba nhóm trở về vào ba thời kỳ khác nhau. Nhóm thứ nhất dưới sự hướng dẫn của Zerubbabel vào năm 536 BC. Nhóm thứ hai được dẫn dắt bởi Ezra vào năm 458 BC và nhóm sau cùng được Nehemiah dẫn về quê hương vào năm 445 BC. Sách của Nehemiah được viết vào trong khoảng thời gian (465-423 BC).
|
Sứ mạng lớn lao của người Ki-tô hữu
Lm. Inhaxio Trần Ngà
Sứ điệp: Sứ mạng Chúa Cha đã trao cho Chúa Giê-su cũng được trao lại cho các Ki-tô hữu hôm nay.
|
LỜI CHÚA CÓ ỨNG NGHIỆM TRONG ĐỜI TÔI?
Phêrô Phạm Văn Trung
Hôm nay chúng ta nghe phần mở đầu của sách Tin Mừng theo Thánh Luca, được ghi chép lại từ những “người đã được chứng kiến ngay từ đầu” (Lc 1:2) những câu chuyện về Chúa Giêsu. Những người này là nhân chứng về Chúa Giêsu, là cha ông của chúng ta trong đức tin vì “đã phục vụ lời Chúa truyền lại cho chúng ta” (Lc 4:2). Thánh sử viết về sự khởi đầu sứ vụ công khai của Chúa Giêsu bằng cách thuật rằng “Được quyền năng Thần Khí thúc đẩy, Chúa Giêsu trở về miền Galilê, và tiếng tăm Ngài đồn ra khắp vùng lân cận. Ngài giảng dạy trong các hội đường, và được mọi người tôn vinh” (Lc 4: 14-15).
|
CHÚA KITÔ LÀ HY VỌNG CỦA CHÚNG TA
Phêrô Phạm Văn Trung
(chuyển ngữ)
Đối với những ai trong chúng ta đã đủ may mắn được tôi luyện trong niềm hy vọng, thì khó khăn mà chúng ta phải đối mặt có thể được coi là khá đơn giản, bởi vì chân trời tương lai của chúng ta đã được Biến cố Chúa Giêsu Kitô định hình rồi. Bất chấp mọi biến động của thời đại mà chúng ta đang sống, từ một nền văn hóa đang sụp đổ đến một nền chính trị bị đầu độc bởi lòng căm thù, cuộc sống của chúng ta vẫn được bảo đảm - thậm chí hoàn toàn thanh thản - vì tràn đầy hy vọng rằng Chúa Giêsu đã ra đi chuẩn bị cho chúng ta một chỗ. Do đó, chúng ta không cần phải sợ hãi bất cứ điều gì trên đường đi.
|
THẦY SAI CON ĐI
Gs. Ben. Đỗ Quang Vinh
Thanh
niên Nguyễn Viết Chung được ơn gọi làm Linh mục. Anh xuất thân trong một gia đình nghèo nàn, nguyên là một bác sĩ Phật giáo, chuyên
môn về Da Liễu.Trong hai năm đầu hành nghề để có thể trả nợ cho
gia đình, sau đó giúp đỡ các em ăn học, có một em trai là bác sĩ chuyên
môn về phổi. Người em nầy đã thay thế cha phụng dưỡng song thân. Lên 18 tuổi, đọc báo nói về cái chết của
Đức Cha Jean Cassaigne tại trại phong Di Linh, Đức Cha Jean Cassaigne
đã trở thành thần tượng của cậu. Anh ngưỡng mộ ngài đã rao giảng Tin Mừng bằng đời sống, chứ không phải bằng lời nói. Muốn noi gương, anh quyết học làm bác sĩ để phục vụ bệnh nhân phong như Đức Cha Jean
Cassaigne. Tham dự thánh lễ khai giảng y khoa năm đầu, do linh mục giáo sư bác sĩ Lischenberg chủ tế, anh lại coi cha Lischenberg là thần tượng khả kính
nữa. Ơn gọi làm linh mục
của Nguyễn Viết Chung đã chớm nở từ đó. Khi bác sĩ Chung phục vụ tại trại phong Bến Sắn,
Dì Hai Loan thuộc Tu Hội Nữ Tử Bác Ái là Phó
Giám Đốc, đã phục vụ ở đây gần 17 năm, bất ngờ ngã bệnh
ung thư và mất đi sau mấy tháng. Bác sĩ Chung đã nhuốm bệnh cùi. Về dự tang lễ của Dì Hai
Loan, ông quyết định theo đạo Công Giáo. Năm sau bác sĩ Chung vào tu ở Tu Hội Truyền Giáo
Thánh Vinh Sơn và nhận lãnh thánh
chức linh mục. Ba vị đã tác động mạnh mẽ trên Ơn Gọi của cha Chung
là giám mục Jean Cassaigne, linh mục Lischenberg và Dì Hai Loan. Cả ba cùng có một
mẫu số chung – như lời cha Chung – đó là họ đã rao giảng Tin Mừng cho cha bằng cuộc
sống chứ không phải bằng lời nói! Nguyện ước của cha Chung là được phục vụ bệnh nhân phong và bịnh nhân Aids rồi cuối cùng ngã
bệnh giữa những bệnh nhân mà cha yêu thương
phục vụ, đúng như lời Chúa
Kitô đã phán dạy: “Không có Tình Yêu nào cao trọng
cho bằng hy sinh mạng sống mình vì kẻ mình yêu!”
...Xin mở file kèm
|
LỜI QUYỀN NĂNG LÀ THẦN TRÍ VÀ LÀ SỰ SỐNG
Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa BMT
Mở cuốn Thánh Kinh, chúng ta thấy ngay sức mạnh của Lời, đó là tạo dựng nên vũ trụ vạn vật. “Thiên Chúa phán: “Phải có ánh sáng.” Liền có ánh sáng…” (x.St 1). Tin Mừng thứ tư khởi đầu bằng những dòng tuyên tín về tính siêu việt, sự tiền hữu cũng như quyền năng của Ngôi Lời: “Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời. Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa và Ngôi Lời là Thiên Chúa...Nhờ Ngôi Lời vạn vật được tạo thành, và không có Người, thì chẳng có gì được tạo thành” (Ga 1,1-3). Thành thật cám ơn anh em Tin Lành đã góp phần một cách nào đó để rồi trong Công Đồng Vatican II Giáo Hội Công giáo mạnh mẽ khẳng định rằng Giáo Hội luôn tôn kính Lời Chúa ngang hàng với Thánh Thể Chúa Kitô (x.MK số 21).
|
CHÚA GIÊSU RAO GIẢNG TIN MỪNG - CÁC KITÔ HỮU LOAN TIN VUI CỨU ĐỘ
Jerome Nguyễn Văn Nội
Khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội, các Kitô hữu trở thành chi thể của Thân Mình Mầu Nhiệm Chúa Kitô là Hội Thánh (mà Chúa Kitô là Đầu) nên tham dự vào 3 chức vụ tư tế, ngôn sứ và vương giả của chính Chúa Giêsu Kitô. Trong ba chức vụ cao trọng ấy thì chức vụ ngôn sứ là khó thực thi nhất. Vì làm ngôn sứ là nói Lời Thiên Chúa, nói thay Thiên Chúa, là phát ngôn viên của Thiên Chúa, là rao giảng Tin Mừng Cứu Độ, Tin Mừng Giải Phóng cho người nghèo. Công việc hệ trọng ấy đòi hỏi ở người Kitô hữu chẳng những một sự hiểu biết tương đối về Thiên Chúa và Hội Thánh, mà còn cần có một lòng dũng cảm, dám liều thân vì sứ mạng trong lúc thuận lợi cũng như lúc không thuận lợi, cho những người muốn nghe cũng như cho những người không muốn nghe Lời Thiên Chúa.
|
XIỀNG XÍCH
Lm. Minh Anh, TGP. Huế
QUÀ TẶNG TIN MỪNG: LỜI CHÚA Thứ Ba, tuần I Thường Niên, năm lẻ Lm. MINH ANH, TGP. HUẾ Kính mời theo dõi video tại đây: https://youtu.be/WRIMteaM8Ag
|
NĂM THÁNH CÓ ĐỨC MẸ DẪN TỚI NGUỒN HY VỌNG
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
Thánh Gioan không gọi "hiện tượng lạ" xuất phát từ Chúa Giêsu là "phép lạ", mà là "dấu lạ". Trọn sứ điệp Tin Mừng của mình, từ khi bắt đầu đời công khai đến khi hoàn tất cuộc đời trần thế của Chúa, thánh Gioan chỉ ghi nhận bảy dấu lạ: Biến nước thành rượu (2, 1-11); Chữa con trai quan cận vệ nhà vua (4, 46-54); Chữa người bất toại tại cửa Chiên Đền thờ gần hồ Betsaida (5, 1-15); Hóa bánh ra nhiều nuôi dân (6, 5-13), Đi trên mặt nước (6, 16-21), Chữa người mù bẩm sinh (9, 1-7), Khiến Lazarô sống lại (11, 1-44).
|
ÂN SỦNG
Lm. Trần Việt Hùng
Phần phụng vụ lời Chúa của Chúa nhật thứ hai Thường Niên giúp chúng ta có một xác tín về ân sủng thiêng liêng. Thiên Chúa sáng tạo, dẫn dắt, điều khiển sự vận hành của vũ trụ và sự sống của muôn loài. Con người là tạo vật cao quý mà Thiên Chúa đã tác tạo. Mỗi một con người được tựu thai là một tạo vật hoàn toàn mới và duy nhất. Mọi khả năng tiềm tàng về di truyền đã được in ghi trong từng tế bào của mỗi sự sống. Thượng Đế cho con người có ý chí, lý trí, ước muốn, tự do và khả năng để phát triển tới đỉnh cao. Con người có thể dùng khả năng và nỗ lực quyết tâm tu tâm và tu thân để trở nên con người hữu dụng và trọn hảo. Đấng Tạo Hóa trao ban cho mỗi loài có khả năng truyền sinh giống nòi theo cách thế riêng biệt. Sự sinh xôi nẩy nở và tăng triển thêm nhiều sẽ làm tăng vẻ huy hoàng của vũ trụ vạn vật. Thiên Chúa đã chúc phúc cho mọi loài được tốt đẹp.
|
VINH QUANG THIÊN CHÚA
Gs. Ben. Đỗ Quang Vinh
Trong bộ sưu tập cổ tích của
anh em nhà Grimm nước Đức có
kể bữa tiệc cưới linh đình của "Cô Bé Lọ Lem với hoàng tử"
(Aschenputtel). Truyện có nguồn gốc kể
từ thời Hy Lạp cổ đại, rồi hàng ngàn
phiên bản biến thể của câu chuyện này đã được biết đến trên toàn thế giới, khắp năm châu, được chuyển thể thành nhiều tác
phẩm nghệ thuật, được dựng
thành kịch, và đáng chú ý được Walt Disney Pictures chuyển thể thành phim hoạt hình phim Cinderella Cô
Bé Lọ Lem năm 1950. Tại Việt Nam thành truyện Tấm Cám.
...Xin mở file kèm
|
CANA: NIỀM VUI CÓ CHÚA GIÊSU VÀ MẸ MARIA
Phêrô Phạm Văn Trung
“Ngày thứ ba, có một Tiệc cưới tại Cana miền Galilê” (Ga 2:1). Ba từ đầu tiên của đoạn Kinh thánh ngắn gọn này - “Ngày thứ ba” - chỉ được kể lại trong Tin Mừng của Gioan - tạo thành một trường hợp ám chỉ nổi bật trong Kinh thánh. Trên thực tế, với một sự tinh tế bẩm sinh quen thuộc của mình, Gioan lồng vào một dấu hiệu báo cho người đọc Kinh thánh biết: sắp sửa xảy ra một điều gì đó.
|
TÌNH MÃI MẶN NỒNG
Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa BMT
Trăm năm hạnh phúc là lời chúc không thể thiếu trong các tiệc cưới. Tình duyên mãi sắt son và mặn nồng là điều ai cũng ước mong khi bước vào đời sống hôn nhân – gia đình. Nói về chữ tình thì có lẽ tình hôn nhân đứng hàng đầu so với các thứ tình nhân loại khác như tình mẫu tử, phụ tử, bằng hữu… Đức Bênêđictô XVI đã nhận định: “Tình yêu này, tình yêu giữa người nam và người nữ, trong đó hồn xác kết hợp bất khả phân ly và mở ra cho con người một lời hứa hạnh phúc dường như không cưỡng lại được, có vẻ là kiểu mẫu của tình yêu; bên cạnh tình yêu này, thoạt nhìn mọi hình thức khác của tình yêu hầu như mờ nhạt đi” (TĐ Thiên Chúa Là Tình Yêu số 2).
|
DẤU LẠ ĐẦU TIÊN VỚI NHIỀU Ý NGHĨA VÀ THÔNG ĐIỆP CỦA ĐẤNG MÊSIA
Jerome Nguyễn Văn Nội
Tác giả các Sách Phúc Âm đều kể lại nhiều phép lạ Chúa Giêsu đã làm trong thời gian 3 năm thi hành sứ vụ công khai của Người trên mảnh đất Palestina. Phép lạ nào cũng có hai ý nghĩa và thông điệp chính: một là hành động cứu độ con người; hai là dấu chỉ bày tỏ vinh quang của Chúa Giêsu và của Thiên Chúa trên đời sống và tâm hồn con người mà Chúa Giêsu gặp gỡ trên các nẻo đường.
|
Chúa cứu vãn hạnh phúc gia đình
Lm. Inhaxio Trần Ngà
Sứ điệp: Vâng lời Chúa dạy, mỗi người chúng ta hãy đổ đầy yêu thương, lòng tha thứ, tinh thần hy sinh phục vụ… vào tâm hồn mình, thì gia đình, làng xóm chúng ta sẽ chan hòa hạnh phúc, đoàn kết, an vui…
|
MỘT SỨ ĐIỆP ĐƯỢC BAN TRÊN MỘT DÒNG SÔNG
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
Đó là SỨ ĐIỆP VỀ ƠN HIỆP THÔNG TRONG BÍ TÍCH RỬA TỘI. Và con sông ấy chính là sông của đức tin, sông của tình yêu nguồn khởi đi từ Thiên Chúa, sông của ơn cứu độ, sông chảy dọc quê hương Dothái, đồng thời cũng là dòng sông chảy dọc lịch sử bất chấp Cựu hay Tân ước: sông Giodan.
|
ĐƯỢC SINH RA TRONG THÁNH THẦN
Phêrô Phạm Văn Trung
Thiên Chúa là nguồn gốc mọi sự, chính Ngài là Đấng đi bước trước để nói chuyện với con người và thông truyền chính Ngài cho họ. Trong suốt lịch sử loài người, Thiên Chúa muốn thiết lập mối tương quan cá vị với con người nhiều lần và bằng nhiều cách khác nhau: “Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ” (Hípri 1:1-2). Các sách Cựu ước, nhất là Ngũ thư, cho thấy Thiên Chúa đã thực hiện những cuộc đối thoại với Abraham (Stk 12: 6-7), hay Môsê (Xh 3: 1-22), những lời kêu gọi dân Israel, những lời hứa (Stk 22, 17-18), thiết lập giao ước (Xh 19: 4-8), những điều răn (Đnl 5: 31-33), những lời khích lệ, và cả những lời trách móc (Ds 11). Thiên Chúa luôn kiên trì, Ngài luôn nối lại cuộc đối thoại, qua các ngôn sứ, dù con người vẫn bất trung.
|
NGƯỜI LÀ AI?
Gs. Ben. Đỗ Quang Vinh
Hồi ấy, ông Gio-an Tẩy Giả đến rao giảng trong hoang địa miền
Giu-đê rằng: “Anh em hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần”. Ông chính là người
đã được ngôn sứ Isaya nói tới: “Có tiếng hô: Hãy vui lên! Tung hô Chúa sắp tới!
San cho bằng mọi thung lũng núi đồi, Sửa cho ngay quanh co muôn nẻo lối, Đồng cỏ
hoang hoan hỷ nở hoa tươi! Hãy Si-On! Kìa Chúa đã tới rồi Hãy mở lòng! Ngài đem
ơn cứu rỗi Hãy đứng lên! Reo mừng vui ca múa Đừng sợ nữa, tay ngươi hết bại
xuôi!(Isaya 35:1; 40:3-4) http://www.conggiaovietnam.net/index.php?m=module2&v=detailarticle&id=117&ia=23889
...Xin mở file kèm
|
PHÉP RỬA
Lm. Trần Việt Hùng
Hôm nay, Giáo Hội mừng Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa. Khi Chúa Giêsu bắt đầu công khai ra giảng đạo và chính thức thi hành sứ mệnh cứu độ, Chúa đã nhập hàng với đoàn dân để nhận phép rửa của Gioan. Phép rửa của Gioan không xóa tội lỗi, nhưng là một nghi thức sám hối. Phép rửa là dấu chỉ một sự hối lỗi quay đầu. Biết mình là một bước khởi đầu tu thân. Chúa Giêsu hòa nhập giữa đám đông trong tình liên đới thân phận, để từ đó dẫn dắt mọi người ra khỏi vòng nô lệ tội lỗi.
|
TA HÀI LÒNG VỀ CON (Lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa)
Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa BMT
Cả ba Tin Mừng Nhất Lãm đều kết thúc thuật trình Chúa Giêsu chịu phép rửa tại sông Giođan bằng lời tuyên phán của Chúa Cha: “Đây là Con Ta yêu dấu, Ta hài lòng về Con” hoặc “Con là Con của Cha; ngày hôm nay, Cha đã sinh ra Con” (x.Mt 3,17; Mc 1,11 ; Lc 3,22). Dĩ nhiên Chúa Cha hài lòng là về chuyện Chúa Giêsu tự nguyện xếp mình vào hàng đoàn người tội lỗi đang đến để cho Gioan Tẩy Giả làm phép rửa. Thế nhưng Chúa Giêsu vốn là Thiên Chúa dù đã mặc lấy xác phàm nhân loại như chúng ta mọi đàng nhưng chẳng hề vương bẩn tội nhơ (x.Dt 4,15). Là Đấng Thánh của Thiên Chúa, Người hoàn toàn thanh sạch thế mà Người xếp hàng giữa đám người tội lỗi để làm gì? Chắc chắn không phải là để nhờ Gioan làm phép thanh tẩy hầu được nên thanh sạch. Cũng chắc chắn rằng không phải Người cố tình làm gương cho chúng ta về việc hoán cải ăn năn như đã có nhiều nhà tu đức từng suy diễn. Không ai có thể làm gương một việc mà chính mình không thực làm. Như thế chìa khoá vấn đề phải nằm ở chỗ khác.
|
MỘT TRANG SỬ MỚI
Jerome Nguyễn Văn Nội
Sau Mùa Giáng Sinh, Phụng Vụ của Hội Thánh mừng kính biến cố đầu tiên của giai đoạn công khai của Đấng Mêsia: Chúa Giêsu thành Nazarét nhận phép rửa từ tay Gioan Tầy Giả trong dòng sông Giócđan như nhiều người Israel khác. Gioan Tầy Giả kêu gọi dân chúng chịu phép rửa để tỏ lòng sám hối về tội lỗi của mình. Chúa Giêsu là Đấng thánh của Thiên Chúa, là Đấng vô tội, là Đấng xóa tội. Nhưng Chúa Giêsu đã tự tìm đến với Gioan Tầy Giả và xin vị ngôn sứ rửa cho mình. Việc làm này của Chúa Giêsu có ý nghĩa gì? Sự việc Chúa Cha và Chúa Thánh Thần xuất hiện (gọi là thần hiện) có ý nghĩa gì? Đó là hai câu hỏi mà các Kitô hữu chúng ta không thể không tìm hiểu để có lời giải đáp thỏa đáng và ích lợi cho đời sống đức tin của mình.
|
|