QUÀ GIÁNG SINH NĂM NAY
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
Sống trong hy vọng thì thường đẹp hơn trong thực tế. Sống trong hy vọng, trong sự chờ mong chúng ta có một cảm giác vui thích hơn. Như cô dâu chú rể trước ngày làm lễ thành hôn, những tháng ngày chờ đợi đã khiến cho đôi nhân tình có một cảm giác về tình yêu thật tuyệt vời. Cả hai lúc nào cũng mơ tưởng đến nhau. Họ mơ tưởng đến một mái ấm gia đình mà trong đó hai trái tim vàng đầy ắp tình yêu. Họ cảm thấy quấn quít bên nhau, không thể xa lìa nhau được. Họ sợ làm phiền nhau nên rất tế nhị với nhau. Họ mong muốn người yêu được hạnh phúc và dẫu có phải hy sinh đến mạng sống thì lúc nầy họ cũng sẵn sàng.
|
SỐNG LÀ CHUẨN BỊ CHẾT
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
Cứ theo định luật tự nhiên, con người được sinh ra, lớn lên, già đi và chết. Đó là định luật chung của con người. Không ai có thể sống mãi mà không chết ngay dầu các vua chúa ngày xưa đã cố gắng đi tìm thuốc trường sinh bất tử nhưng họ cũng không tránh khỏi định luật khắc nghiệt ấy. Vì thế, chối từ sự chết là lừa dối chính mình. Để sống cách trọn vẹn, người ta phải can đãm chấp nhận sự sống lẫn sự chết. Sự sống quá tự nhiên đến nỗi chúng ta không nghĩ đến ngày nó kết thúc.
|
Giáo dục con cái làm sao ?
Gs. Trần Văn Cảnh
Giáo dục con cái là một công việc tự nhiên của cha mẹ, là một bổn phận bình nhật của phụ huynh, là một món nợ đồng lần của con người ; nhưng cũng là một niềm vui to lớn, một tìm tòi liên tục, một đầu tư tốn kém, một chọn lựa tình nguyện, một tình yêu trao ban và dấn thân, một công trình vĩ đại, một sứ mệnh cao cả và một tác phẩm tuyệt diệu, độc đáo. Trong bài biên khảo vắn này, để trả lời vấn nạn « Giáo dục con cái làm sao », chúng ta hãy cùng nhau đi khám phá 10 yếu tố nền tảng bao gồm trong tứ giác giáo dục con cái, được trình bày trong những tài liệu căn bản của giáo hội và xã hội, dược cập nhật với những khám phá tân tiến của những nhà nghiên cứu giáo dục hiện đại.
...Xin mở file kèm
|
PHÚC CHO NGƯỜI ĐAU KHỔ
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
Thật là ngược đời và chói tai khi chúng ta nghe những lời chúc phúc của Thiên Chúa: “Phúc cho những người khóc lóc. Phúc cho những người đau khổ” mà không phải phúc cho những người có đời sống vinh hoa phú quí, ngày ngày yến tiệc linh đình…Câu chuyện sau đây sẽ giúp chúng ta hiểu được phần nào ý nghĩa của những lời chúc phúc đó:
|
Tình Yêu và Phục Vụ
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
Hôm nay ngày trọng đại của cha Cố và cũng là ngày vui mừng của tất cả chúng ta. Và để chia sẻ niềm vui trọng đại ấy, tất cả chúng ta đã tề tựu về đây từ bốn phương trời để cùng với cha Cố dâng lời cảm tạ hồng ân Thiên Chúa đã gìn giữ ngài trong suốt chặng đường 50 năm qua trong sứ mạng linh mục của ngài.
|
MÌNH VỚI TA TUY HAI MÀ MỘT. TA VỚI MÌNH TUY MỘT MÀ HAI
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
Trong những ngày lễ Hôn Phối chúng ta thường nghe đọc: ”Thiên Chúa là Tình Yêu. Chúng ta hãy thương yêu nhau như Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta.” Nhưng thế nào là tình yêu? Và yêu nhau như thế nào mới gọi là yêu?
|
Giới Thiệu Bộ sách Tâm Lý Giáo Dục gồm 4 cuốn của Lm. Tiến sĩ Lê Văn Quảng.
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
Các nhà tâm lý học cho chúng ta thấy rằng qua những đam mê hoạt động của chúng ta, chúng ta cố gắng dập tắt cái cảm giác sợ sệt và tội lỗi để làm chúng ta trở nên có giá trị hơn dưới con mắt người khác bằng những công việc hoạt động. Chính những hoạt động đó có thể làm chúng ta trở thành những con người hết sức hấp dẫn mà rất ít người có thể nhận ra có một sự chạy trốn nào đó ở đàng sau bộ mặt hấp dẫn đó. Và đây chính là trường hợp của Đavit. Nhưng Thiên Chúa có muôn ngàn cách thế để cảnh tĩnh những con người Ngài muốn tuyển chọn. Ngài đã sai tiên tri Nathan đến cảnh cáo Đavit: “Chính ngươi là người nhà giàu mà ngươi đã lên án đó!” Từ bấy giờ, Đavit bắt đầu mở bừng mắt ra và ông đã thú nhận những tội lỗi mình.
|
NẾU TÔI KHÔNG THẤYTÔI KHÔNG TIN
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
Khi con người vui mừng phấn khởi, chúng ta sẵn sàng đến với những người khác, hoặc sẵn sàng mở rộng cữa lòng đón nhận những người khác đến với mình. Nhưng khi con người buồn sầu đau khổ, chúng ta có khuynh hướng đóng kín cửa lòng, không muốn giao tiếp với ai, cắt đứt mọi liên lạc với thế giới bên ngoài.
|
LỌAI TRỪ CÁI TÔI ICH KỶ TỰ MÃN
Lm. Đan Vinh, HHTM
Ngày xưa có một nhà bác học. Ông này có biệt tài làm cho con người của mình biến ra nhiều người khác, giống nhau đến nỗi không ai có thể phân biệt được ai là người thật, ai là người giả. Một ngày kia ông được tin Thiên thần sẽ xuống gọi ông về chầu Chúa. Vì chưa sẵn sàng chết, nên ông liền chế ra thêm 12 người khác giống hệt như ông để Thiên thần không biết đâu mà gọi. Quả thật, Thiên thần đã không thể nhận ra ai là người thật và đành tay không về thiên đàng...
|
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - VÀ CON NGƯỜI NGÀY MAI (1)
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
Đâu là mệnh trời? Nhiều người lười biếng, không muốn cố gắng, vịn cớ rằng con người sướng khổ, giàu nghèo đều có số mệnh cả. Nhưng số mệnh ở đâu, làm sao biết được số mệnh của mình, đó mới là quan trọng. Chúng ta thường được chỉ dạy: “Tận Nhân Lực Tri Thiên Mệnh”, muốn biết được mệnh trời, chúng ta phải làm hết nhân lực. Trời cho mỗi người chúng ta rất nhiều khả năng, nhưng vì không muốn cố gắng để phát triển những tài năng đó, chúng ta đã lãng phí rất nhiều thời giờ, nhiều năng lực vào việc hưởng thụ cuộc đời quá sớm, kết quả cuộc đời chúng ta không thể ngóc đầu lên được, chúng ta đổ lỗi cho đó là số mệnh...
|
Tham lam - Quảng đại (bài 3)
Fr. Huynhquảng
Theo tiếng Latin, “Liberality” (quảng đại), từ đó tiếng Anh ta có “liberty,” nghĩa là tự do (freedom). Quảng đại ngược nghĩa với tham lam, hà tiện. Trong tiếng Anh, “liberty” nghĩa là “tự do” (freedom), như thế, từ đây ta có thể suy diễn rằng, người quảng đại là người sống tự do đúng nghĩa vì họ không bị chi phối hay dín bén tới của cải quá mức.
|
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (6)
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
Khuất phục tinh thần cạnh tranh trong gia đình và đặc biệt giữa con cái là một trong những bổn phận khó khăn và cấp bách nhất đối với bố mẹ có lương tâm. Vì sự cạnh tranh nầy làm con cái mất đi sự thích thú nhau, nên bất cứ kinh nghiệm thích thú hỗ tương nào cũng đều làm giảm sự cạnh tranh.
|
Tham lam - Quảng đại (bài 2)
Fr. Huynhquảng
Aristotle cho rằng, tiền bạc chỉ là phương tiện hữu ích, nó chỉ có giá trị khi ta dùng nó để giúp ta đạt được những điều khác. Thời xưa, các ẩn sỉ ra chợ bán hàng và dùng tiền để mua bánh mì. Nếu tiền còn dư, họ sẽ cho người nghèo hết, vì họ sợ rằng, mang tiền về sẽ làm cho họ hằng ngày bận tâm tới việc cất giữ chúng; và nguy hiểm hơn chính là họ dần dần đặt sự an toàn của mình vào số tiền trong kho đó thay vì là Chúa.
|
THỦ DÂM CÓ TỘI HAY KHÔNG?
Gioan Lê Quang Vinh
Có điều đáng lo ngại là trên Facebook thỉnh thoảng các bạn đặt ra những câu hỏi liên quan đến đức tin và luân lý, rồi ai muốn trả lời thì cứ việc tự nhiên viết ra mà không cần dựa vào Huấn quyền hay Giáo lý. Chính vì thế mà thỉnh thoảng có những câu trả lời theo ý riêng, ngược hẳn với Giáo lý Công giáo và trái với Huấn quyền Hội Thánh.
|
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (5)
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
Những quan niệm của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bỡi vị thế của nó trong gia đình. Trong cuộc đời của đứa con, khuôn mặt bố mẹ là những nét quan trọng nhất trong suốt những năm đầu của cuộc sống. Phản ứng của bố mẹ đối với những cố gắng thực nghiệm của đứa trẻ điều khiển hành vi của đứa trẻ mặc dầu không luôn luôn trong cách thế được ước muốn vì ý tưởng của đứa trẻ về thành công không luôn phù hợp với ý tưởng của bố mẹ. Nó có thể nghĩ rằng họ phải phục vụ nó.
|
Tham lam – Quảng đại (bài 1)
Fr. Huynhquảng
Theo triết gia Plato, “Trong mỗi con người dường như có một có một sức mạnh vô hạn luôn luôn thúc đẩy con người nhằm tìm thỏa mãn chính mình.” Chính sức mạnh này cũng ảnh hưởng đến tính tham lam mà ít nhiều ai ai cũng bị chi phối. Khi chưa có, thì muốn cho có; khi đã có rồi, thì muốn nhiều hơn và hoàn thiện hơn. Điều này đúng không chỉ trong khía cạnh vật chất tiền của, nhưng nó cũng đúng trong đời sống tinh thần và tình cảm. Khao khát được lấp đầy, được làm chủ hết điều này đến điều khác là một sức mạnh tiềm ẩn có thật trong từng người chúng ta. Vậy không lạ gì, tham lam tiền của vật chất cũng bị chi phối bởi sức mạnh này.
|
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (4)
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
Để cảm thông được đứa trẻ, người ta cần biết đầy đủ những điều kiện cho sự phát triển của nó. Có những đặc nét đáng chú ý như đứa trẻ cố gắng để có một chỗ đứng trong gia đình hoặc tìm cách mang lại nhận thức và chứng tỏ là có hiệu quả trong bối cảnh đặc biệt của môi trường. Nếu không có khích lệ và hướng dẫn, đứa trẻ mất thời giờ trong việc tìm những phương cách được xã hội chấp nhận để đối đầu với những người khác. Thái độ sai lầm và gặp nhiều rắc rối là một kết quả đương nhiên.
|
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (3) - NHỮNG PHƯƠNG CÁCH THÍCH HỢP ĐỂ ĐIỀU KHIỂN CON CÁI
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
Thật là cần thiết để thiết lập vài nguyên tắc cho việc ảnh hưởng con trẻ. Bố mẹ cần sự cố vấn vì mẫu mực sống của họ không bảo đảm sự phát triển đứa trẻ. Ở đây không bàn thảo chi tiết về những phương cách giáo dục gia đình. Một ít nguyên tắc trong chương Cùng Chung Sống cống hiến một loạt phương pháp thích hợp. Nguyên tắc đầu tiên là hiểu biết và kính trọng phẩm giá con người. Trong việc ứng phó với con trẻ, người lớn phải kính trọng phẩm giá của đứa trẻ cũng như phẩm giá của chính mình. Quên phẩm giá riêng của một người có nghĩa là ban cho. Quên phẩm giá của đứa trẻ có nghĩa là đàn áp. Cả hai đều tiêu hủy sự cộng tác. Cả hai thiết lập những bạo chúa và nô lệ...
|
GIÁO DỤC NHÂN BẢN: THỰC TẬP NẾP SỐNG YÊU THƯƠNG CỤ THỂ
Lm. Đan Vinh, HHTM
Trong một trận tấn công của quân đội Israel, một số người Palestine đã bị giết chết, trong số này có một thanh niên người Palestine. Sau đó gia đình anh đã tình nguyện hiến tất cả các bộ phận trong cơ thể của anh cho các bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện. Nhờ đó mà 5 người đã được cứu sống, trong số này có một thanh niên người Israel. Anh ta bị suy tim rất nặng đang nằm chờ chết. Nhưng nhờ quả tim của người thanh niên Palestine trên đã bị quân đội Israel bắn chết mà anh thanh niên người Israel này lại được sống.
|
TRANG NHÂN BẢN: CÔNG MINH CHÍNH TRỰC
Lm. Đan Vinh, HHTM
Kiểm tra 10 tờ trúng số, có 4 tờ trúng đặc biệt, còn lại là giải an ủi, anh Tuấn đã trả 200.000 đồng tiền vé số cho chị Lành kèm theo một tờ vé số trúng. Anh nói: “Tui trả nợ cho cô và tặng cô một tờ để làm vốn...” Những người chứng kiến cảnh này đồng loạt vỗ tay vì mừng cho 2 người nghèo bỗng dưng trở thành tỷ phú. Mấy ngày qua, căn nhà nhỏ xíu rộng chưa đầy 30 m2 của chị Lành ở huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp, đầy ắp tiếng cười. Cùng với tờ vé số được anh Tuấn “thưởng”, vợ chồng chị Lành nhận được gần 3 tỷ đồng (đã trừ thuế), đem tiền về quê mua đất cất nhà. Còn anh Tuấn vẫn tiếp tục công việc chạy xe ba gác giao hàng như trước. Người đàn ông may mắn này tâm sự: “Tui vẫn là người lao động bình thường, vẫn chạy ba gác vì đó là nghề nghiệp của tui”.
|
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (2)
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
Cung cấp và cưng chìu một đứa trẻ không ngăn cản được sự xung khắc và đi đến chỗ chiến tranh. Bên dưới sự bày tỏ tình yêu và sự dịu dàng, chúng ta có thể tìm thấy sự biểu lộ của sự thù nghịch cách công khai hay ẩn kín. Rất ít bố mẹ nhận ra được sự thù nghịch và chiến trận khủng khiếp mà trong đó bố mẹ và con cái đi vào. Tất cả những trục trặc về hành vi của con trẻ là triệu chứng của sự hận thù. Thật rất khó để làm cho bà mẹ ý thức được điều đó. Bà không thể hiểu rằng đứa trẻ có thể giận bà trong khi bà vững tin rằng bà cho nó mọi sự và yêu nó nhiều. Tuy nhiên có biết bao nhiêu bà suy sụp tinh thần khi các bà không thể ngăn cản con mình đòi bỏ nhà ra đi. Có biết bao nhiêu bi kịch đã xảy ra, đặc biệt suốt thời tuổi trẻ, lúc mà đứa trẻ cần phải lớn lên nên người hoặc trở thành một đứa trẻ hư hỏng, một sự kiện mà người mẹ nào cũng phải quan tâm lo lắng.
|
Nghĩ Khác
Fr. Huynhquảng
Đã biết rằng nói tốt về người khác, và hành xử tích cự sẽ đem lại niềm vui và sự khích lệ cho người khác, thế nhưng con người vẫn có chiều hướng suy nghĩ điều tiêu cực và nói điều tiêu cực về người khác.
|
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (1)
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
Với ảnh hưởng của nền văn hóa Khổng Mạnh, hầu hết những người Việt Nam đều cho rằng người cha là người có bổn phận gánh vác trọng trách lo cho nền kinh tế gia đình, và người mẹ thường đảm trách những công việc nội trợ cũng như vấn đề chăm lo giáo dục con cái. Nhưng trong xã hội kỷ nghệ hóa ngày hôm nay, cuộc sống gia đình cũng như xã hội của con người có phần thay đổi. Trước khi bàn thảo về vấn đề giáo dục và những vấn đề khác, chúng ta cần làm sáng tỏ vai trò đặc biệt của người cha cũng như người mẹ trong gia đình.
|
Từ môn psychologie đến khoa tâm-lý-học / Những chặng đường nghiên cứu con người
Gs. Trần Văn Toàn
Học thuật của người Tây phương đã theo các giáo sĩ đạo Thiên Chúa du nhập vào miền đông Á châu vào khoảng từ thế kỷ XVI trở đi. Mục đích của các giáo sĩ là chia sẻ niềm tin của họ với người bản xứ. Họ đi nhờ tàu buôn của các nước như Bồ-đào-nha hay Hòa-lan, nhưng chi phí là do người đồng đạo của học đóng góp. Tôn giáo mà họ theo gồm có bộ Thánh Kinh, thêm vào đó có sách trình bầy hệ thống giáo lý (gọi là Sách Bổn) với những điều suy tư có tính cách triết học, và một số điều thực hành về nghi lễ và về luân lý. Nhân dịp đi truyền đạo họ cũng giới thiệu với nhà cầm quyền Á châu một số kỹ thuật có công hiệu và mấy khoa học như thiên văn và toán học.
|
Rước trộm vào nhà
Lm. Jos.Tuấn Việt,O.Carm
Ly cà phê nóng tỏa hương thơm nồng. Bữa sáng nay tuy đơn giản nhưng sảng khoái lạ lùng. Ánh dương tỏa xuống từ trên cao lung linh rực rỡ. Cuộc đời bỗng chốc trở nên nhẹ nhàng khi anh thay đổi cách nhìn về nó.
|
Tại sao phải tránh gương xấu, dịp tội?
Lm. Ngô Tôn Huấn, Doctor of Ministry
Gương mù gương xấu (scandals) hay dịp tội là cạm bẫy khiến cho người ta vấp ngã trong đường ngay chính, lương thiện và đạo đức.
|
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (4)
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
Nhân tình thì rất phức tạp. Chúng ta học yêu như chúng ta học đi, học nói, làm sao phát triển bước đi riêng của chúng ta cũng như ngôn ngữ riêng của chúng ta. Ngôn ngữ của chuyện tình ái được định nghĩa bỡi những khơi động về dục tính của thời thơ ấu và được hình thành bỡi những kinh nghiệm trong cuộc sống. Cách cư xử hiện tại của chúng ta trong tình yêu đã được huấn luyện và phát triển bỡi những kinh nghiệm trong quá khứ.
|
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (3)
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
Ấn tượng về tình ái được củng cố bỡi cách thức trong đó con trẻ được cắt nghĩa để hiểu về những sự việc của cuộc đời. Sự cắt nghĩa về tình ái thường đi kèm với sự lúng túng về tâm lý vì ở đây sự phát triển tự nhiên của đứa trẻ bị ngăn trở bỡi sự do dự chu toàn những bổn phận tự nhiên của cha mẹ. Không may, cha mẹ được nuôi dưỡng lớn lên trong sự chế ngự liên quan đến những vấn đề tình ái nên bị lúng túng bỡi những câu hỏi của đứa trẻ
|
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (2)
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
Khi sự quân bình giữa hai phái bị phá vỡ và phái bị đàn áp có cơ hội vươn lên, họ bắt chước hành vi và phong cách của phái có quyền ngày xưa. Chúng ta có những mẫu gương của khuynh hướng nầy trong những cộng đoàn tiên khởi. Đó có thể là suốt thời kỳ cơ cấu mẫu hệ đi xuống, một số hình thức đặc biệt trong cách xử sự được quan sát mà thường được gọi là tập tục của những cộng đoàn đầu tiên: sau khi đứa trẻ được sinh ra, người cha mang đứa trẻ vào giường và nằm với nó nhiều ngày để chăm nom nó, trong khi người mẹ phải làm những bổn phận trong nhà để chăm sóc người cha và đứa bé. Dường như là đàn ông cố gắng bắt chước vai trò đàn bà. Ở đâu các bà thống trị, những gì thuộc các bà xem ra được các ông ước muốn. Người ta lấy làm lạ không biết các ông trong thời kỳ đó có cố gắng nuôi con hay không?
|
Nguy cơ Tự Bế (nơi trẻ em từ 0 đến 7 tuổi)
Gs. Nguyễn Văn Thành
Nội Dung Xác định Mức Độ phát triển hiện tại, Thiết lập Dự Án dạy dỗ và giáo dục, Thực hiện Kế Hoạch hành động Đánh giá Kết quả cụ thể sau một kỳ hạn Định Lý của Douglas M. ARONE về Hội Chứng Tự BẾ
...Xin mở file kèm
|
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
Chúng ta thường nghe những câu phê bình châm biếm: “Anh chàng nầy giống đàn bà. Cô kia y như đàn ông.” Những câu nói đó phản ảnh cho thấy quan niệm của chúng ta về phái tính rất là rõ ràng. Hầu hết mọi người đều cho rằng người đàn ông bao giờ cũng phải hùng mạnh, tự tin, can đảm trong khi người đàn bà tiêu biểu sự yếu ớt, sợ sệt, nhút nhát. Những quan niệm nầy chúng ta có được, đến từ chính nền văn minh xã hội chúng ta đang sống.
|
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (7)
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
Nên biết rằng không phải mọi người đều hoàn toàn xấu hay hoàn toàn tốt cả đâu. Cái khả năng có thể trở nên tốt hay xấu đều hiện hữu trong mỗi con người chúng ta. Chính người chồng cũng như người vợ đều có khả năng để làm cho cái tốt hoặc cái xấu của người bạn mình chổi dậy. Nhưng họ biết gì về người bạn của mình?
|
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (6).
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
Đằng sau những rắc rối và những xung đột của hôn nhân là những thái độ và những quan niệm sai lầm. Nhiều chán nản đến từ việc so sánh hoàn cảnh hiện tại với những mong đợi của quá khứ. Không may cho chúng ta là cả hai thường đã được diễn giải các sai lầm. Ít khi chúng ta ý thức về điều chúng ta đã mong đợi và thường phán đoán sai lầm điều chúng ta có. Kinh nghiệm chúng ta thì thuộc về phía với điều chúng ta trông mong. Chúng ta không nhận ra những mong đợi chúng ta cũng như những đóng góp riêng của chúng ta đã góp phần vào sự chán nản thất vọng hiện tại.
|
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (5)
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
Trong tiến trình lịch sử của những hôn nhân như thế, chúng ta thấy có nhiều giai đoạn mà trong đó người vợ đã có thể ngăn chặn được người chồng khỏi vấn đề nghiện ngập. Một sự cứng rắn có thể làm cho chàng ý thức về những hậu quả của tư cách chàng chẳng hạn như mất nàng vào một lúc mà chàng vẫn còn muốn lo lắng cho nàng. Nhưng sau mỗi cuộc cãi vả, mỗi cuộc đe dọa, nàng nhường bước, tin vào những lời hứa mà nàng thừa biết sẽ không bao giờ được giữ. Việc chữa trị người say rượu trước nhất đòi hỏi ảnh hưởng của người vợ. Sự thánh thiện của nàng và sự tệ hại của chàng gắn liền với nhau và là tiêu biểu cho sự tử đạo. Sự mất quân bình ở đây không phải chỉ là lỗi của người nam mà thôi.
|
THĂNG TIẾN MỐI QUAN HỆ GIỮA CHA MẸ VÀ CON CÁI
Trần Hiếu, San Jose
Tâm lý gia Alfred Adler (1870-1937) và các tâm lý gia hiện đại đã đưa ra các khái niệm căn bản nhằm giúp các phụ huynh khởi đi từ việc am hiểu thái độ của con em:
|
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (4)
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
Cần phân biệt sự xáo trộn thật và cái có vẻ như là xáo trộn trong việc phân tích các nguồn gốc khác của việc bất ổn trong hôn nhân. Những khó khăn về kinh tế thường bị đổ tội cho sự hủy hoại mối bất hòa trong hôn nhân. Khi sự nghèo đi vào cữa trước, tình yêu đi ra cữa sau. Câu ấy nghe thật xuôi tai nhưng có thật như vậy không? Tôi đã thấy nhiều hôn nhân trong đó sự căng thẳng về kinh tế ngăn ngừa được sự đổ vỡ. Không phải vì họ không thể cung cấp những chi phí, cũng không phải vì có khả năng kinh tế mà nâng số ly dị lên cao. Cái khó nghèo có thể mang hai người gần lại hơn cũng như dễ làm cho sợi giây hôn nhân của họ tan vỡ hơn. Cuộc sống khó khăn đã kết hợp một số hôn nhân nhưng cũng làm tan vỡ một số khác.
|
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (3)
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
Người chồng cũng như người vợ một khi ý thức về vấn đề nầy sẽ cố gắng kích thích tình cảm, cố gắng có được sự đáp trả thay vì quan tâm đến quyền lợi riêng mình. Rất nhiều người không bao lâu sau khi kết hôn quên đi khả năng quyến rủ và lôi cuốn của họ. Họ tin rằng giấy chứng nhận hôn phối cho phép họ có quyền hưởng thụ. Và khi những mong đợi của họ không đạt được, họ đòi hỏi nhiều hơn thay vì tìm cách để thu hút hơn
|
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (2)
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
Tất cả những vấn đề thuọc về hôn nhân đều có nền tảng xã hội của thời đại chúng ta. Đây là lý do tại sao, như chúng ta đã lưu ý, những vấn đề của hàng ngàn, hàng vạn người đàn ông cũng như đàn bà đều giống nhau...
|
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
“Nhân Vô Thập Toàn.” “Con người là bất toàn.” Đây cũng là chủ trương của Alfred Adler và trường phái của ông. Con người không phải là thần thánh nên vẫn còn có rất nhiều thiếu sót, lỗi lầm mà dẫu cho con người có muốn xa tránh cũng không thể tránh khỏi. Vì thế, trong cuộc sống chung của đời sống hôn nhân, con người không thể nào thoát khỏi những xung đột rắc rối xảy ra trong đời sống gia đình.
|
CON NGƯỜI LÀ BẤT TOÀN
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
Ở đây chúng ta thấy rõ vai trò ngôn sứ của tiên tri Nathan. Ngài thật sự là một con người can đảm. Ai cũng biết rằng xúc phạm đến nhà vua là “mất đầu.” Nhưng không phải vì thế mà ngài không dám lên tiếng. Ngài không tìm lý do để khước từ. Ngài không tìm cách thế để ngụy biện, nhưng ngài đã tìm cách để gióng lên tiếng nói, để cảnh báo cho vua Đavít biết lỗi lầm của mình. Và Đavít đã nhận lỗi và sửa lỗi. Gióng lên tiếng nói để giúp người khác, ngay cả những vị lãnh đạo trong giáo hội nhận biết lỗi lầm của họ, không phải là chống đối họ và chống đối giáo hội, cũng không phải là ghét họ và ghét giáo hội, nhưng trái lại là thương họ và thương giáo hội, vì chúng ta còn biết quan tâm đến họ và quan tâm đến giáo hội.
|