|
|
Bài Viết Của Gs. Ben. Đỗ Quang Vinh
|
Đạo Hiếu, một nét đặc-thù của văn-hoá Việt và Kitô-giáo
Hiếu đối với cha mẹ, không phải chỉ là một nghĩa-vụ, mà là một đạo-lý. Nghĩa-vụ thì có tính-cách tiêu-cực, một bổn-phận bắt buộc phải chu-toàn; xét theo lẽ công-bằng, kẻ thụ-ân phải trả nợ ân-nhân (obligation, duty indicating what action ought to be taken). Còn đạo thì có tính-cách tích-cực, đó là đạo-lý hay đạo-tắc (ethics) thuộc về lương-tâm phân-biệt phải trái (principles distinguishing of right and wrong in human behaviour); xét theo tình liên-đới, nó dựa trên tình yêu thương, một thứ tình-cảm mạnh-mẽ, vô-tư và thiêng-liêng cao-cả thể-hiện nhân-phẩm, xác-định nhân-vị của con người so với muôn loài; đó là đạo làm người nói chung và đạo làm con nói riêng.
...File kèm
|
|
Nhiệm-Tích Thánh-Thể
Thật thế, một số người rước lễ theo thói quen, thấy người ta lên rước lễ thì mình cũng lên, hoặc đi nghênh-ngang, cắp tay sau lưng, như đi dạo chơi tản bộ, không có vẻ gì gọi là nghiêm-trang cung kính. Nói chi những người ngoài đạo thắc mắc tại sao “ăn bánh” như thế gọi là rước Chúa vào lòng? Ðó chỉ là vì họ chưa ý-thức được sự hiện-hữu đích thực của Ðức Ki-tô trong bánh và rượu sau khi được vị chủ-tế truyền phép, cử-hành mầu-nhiệm thánh. Nói khác, đó là một nhiệm-tích, nhiệm-tích của chân-lý và của tình yêu.
...File kèm
|
|
Xoá Tội Hay Gánh Tội
Lạy Chiên Thiên-Chúa, Ðấng xoá tội trần-gian, xin thương xót chúng con!" Xoá tội hay gánh tội? Thiển-nghĩ nên thay bằng gánh tội, vì hai lẽ: * Thứ nhất: Theo nguyên-văn La-ngữ: "Agnus Dei qui tollis peccata mundi, miserere nobis", tollis được chia ở ngôi thứ hai của động-từ tollo, tollere có nghĩa là đảm-đương, mang nặng, chịu đựng sự đớn-đau, tiếng Anh định-nghĩa là to assume, to bear, to endure. Bản kinh tiếng Pháp xưa kia đã dịch khá sát là: "Agneau de Dieu, qui porte le péché du monde, ayez pitié de nous". Ðiều này phù hợp với Kinh Thánh dạy rằng: "Vì ta mà Thiên-Chúa đã để cho Con Một của Người chịu lấy thân-phận của kẻ có tội .....ngõ hầu nhờ ở trong Ngài ta có thể trở nên kẻ chính-trực của Người" (thư 2 Cô-rin-tô 5:21). Rõ ràng mang nặng và xóa là hai thái-độ khác nhau. * Thứ hai: Quả vậy, dù cho rằng việc chuyển-ngữ tiên-vàn phải cho thoát ý hơn là dịch sát nguyên-văn, thì xóa tội vẫn khác hơn gánh tội.
...File kèm
|
|
Đức Can-Đảm, sức mạnh của người Ki-Tô-hữu
“Ðức Giêsu không hứa gươm giáo, bạc tiền hay quyền lực, cũng không hứa điều gì khác như phương tiện truyền thông xã hội vốn thu hút con người thời nay. Nhưng thay vào đó, Ngài ban cho các con bình an và chân lý. Ngài sai các con đi với một sứ điệp đầy uy quyền về mầu-nhiệm Vượt Qua của Ngài, với sự thật về thập-giá và sự phục sinh của Ngài. Ðó là tất cả những gì Ngài ban cho các con, và đó cũng là tất cả những gì các con cần. Phần ân sủng và sự thật này sẽ phát sinh lòng can đảm. Theo Ðức Kitô bao giờ cũng đòi hỏi lòng can đảm.” (Gioan Phaolo 2)
...File kèm
|
|
Đức Tiết-Độ, nơi gặp-gỡ giữa luân-lý Công-Giáo và văn-hoá Bách Việt
Vậy thế nào gọi là tiết-độ? Thánh-Kinh dạy ta sống tiết-độ như thế nào? Tuy nhiên, có một điều phải nói ngay rằng, người Công-Giáo Việt-Nam cũng dễ-dàng đón nhận Tin Mừng về đức tiết-độ, bởi lẽ, cũng như Ðạo Hiếu, nhân-đức này chính là nơi gặp-gỡ giữa luân-lý Công-Giáo và văn-hoá Bách-Việt.
...File kèm
|
|
Đức Công-Bằng, một giải-đáp cho vấn-nạn nhân-sinh
Vấn-đề đặt ra là công-bằng phải được quan-niệm làm sao cho đúng nghĩa và thực thi đức công-bằng như thế nào để xứng đáng làm con cái Chúa là Ðấng Chí-Công Toàn-Thiện?
...File kèm
|
|
Đức Khôn Ngoan, hoa-tiêu của các nhân-đức trụ
Chính đức khôn ngoan giúp ta xác-định và hướng-dẫn mọi hành-vi xử-thế, như trong cuộc hải-hành, tiên-quyết cần có hoa-tiêu la-bàn để lựa tìm phương-hướng và điều-khiển con tàu vượt sóng gíó trùng-dương mà đi tới bến bờ. Tuy nhiên, tới bến bờ được hay không là còn tuỳ thuộc thuyền-trưởng có biết sử-dụng la-bàn và bánh lái hay không? Người Ki-tô-hữu cũng vậy, phải có cái nhìn sâu xa, chính-xác về nhân-đức này khả-dĩ nhận biết được mình chính là một chi-thể của nhiệm-thể Chúa Giêsu Ki-Tô ngõ hầu được tận-hưởng thánh-nhan Thiên-Chúa. Dưới ánh sáng của thánh-kinh, chúng ta bàn về ơn khôn ngoan, nhân-đức trụ cột thứ nhất trong bốn nhân-đức tự-nhiên nói trên.
...File kèm
|
|
Đức Ái nhìn dưới khía cạnh Tình Yêu và Độ Lượng
Nói về đức ái, là nói đến điều răn mới, dùng làm nguyên-tắc hành-động cho đời sống đức tin. Đó là yêu mến Thiên-Chúa và yêu thương tha-nhân. Ngạn-ngữ Tây-phương nói: “Yêu là cho đi” (aimer c’est donner). Khi đã vì yêu mà cho, thi sự cho đi hàm nghĩa quên đi và phục-vụ: quên cái sở-hữu đem cho mà giúp ích cho người hay nói khác quên mình vì người. Đức ái, nhìn theo khía cạnh này, ấy là tình yêu và độ-lượng.
...File kèm
|
|
Đức Cậy, lẽ sống của người Ki-tô-hữu.
“Ai tin Chúa hết tâm-hồn, Sẽ như núi thánh Si-on khác nào, Chẳng hề lay chuyển đảo chao, Trường-tồn muôn thuở, lao-đao chẳng hề. “ Chúa như đồi núi bao che Gia-liêm thành thánh tứ bề bình-an. Cho dân Chúa được vẹn toàn, Bây giờ và mãi muôn ngàn đời sau. [TV 124: 1-2]
...File kèm
|
|
HÀNH TRANG LÊN ĐƯỜNG - Đức Tin, nền tảng của Đạo Tình Yêu
Sách Hành Trang Lên Đường gồm những bài thuộc chủ đề thần-học tín-lý và luân lý nhìn trong bối cảnh văn hoá dân tộc. Những bài viết này, ngoài đạo-lý gia-đình, còn là một tài liệu học hỏi về Kinh Thánh thu gọn thâu tóm vào những nhân đức cơ bản là cốt lõi của Kitô-giáo nói chung và Công-Giáo nói riêng: Nhân Đức Đối Thần (Tin, Cậy, Mến), Nhân Đức Trụ (Khôn Ngoan, Công Bằng, Can Đảm, Tiết Độ), và nhiệm-tích Thánh-Thể. |
|
Mẹ Tình Thương
Dạy con nuốt đắng ngậm sầu, Ðể con chia sẻ khổ đau muôn người. Mẹ là bát-ngát biển khơi, Dãi-dầu nắng lửa muôn đời chẳng vơi.. |
|
Mảnh Đất Hồn Con
|
|
Mẹ Là Mẹ Thiên-Chúa
|
|
KI-TÔ HỮU VÀ SỨ-VỤ TÔNG-ÐỒ
Giáo-dân được đặc biệt kêu mời làm cho Giáo-Hội hiện-diện, hoạt-động nơi và trong những hoàn-cảnh mà nếu không có họ, thì Giáo- Hội sẽ không trở thành muối của thế-gian, như thế, vì những ân huệ đã lãnh nhận, mọi giáo-dân vừa là chứng-nhân vừa là dụng-cụ sống động cho chính sứ-mệnh Giáo-Hội, ‘tuỳ theo độ lượng ân sủng Chúa ban’ (Eph. 1, 7) ” [Lumen Gentium, số 33]. |
|
Khiêm-Nhu, Chìa Khóa Của Bình-An Hài-Hoà
“ Người kiêu-ngạo thích phô tên, Rêu-rao lời Chúa tự khen chính mình; Còn người trung-thực tốt lành, Vốn hay khiêm-tốn ẩn mình, tìm đâu?” (Châm Ngôn 20, 6) |
|
Con Xin Làm Kiếp Phù-Sa
|
|
Con Là Đền Thờ Của Chúa
|
|
CHÚA LÀ SỰ THẬT
Trong thư 1 gửi ông Ti-mô-thê, thánh Phaolô viết: “Tôi nói thật chứ không nói dối.” (1 Tm. 2, 7). Theo từ-nguyên, để chỉ về sự thật hay chân-lý, tiếng La-tinh veritas là do chữ verus mà Anh-ngữ dịch nghĩa là sự thật, có thật không chút nghi-nan, không giả-tưởng hay giả-thiết, không thêm bớt bịa đặt dựng đứng, không giả-tạo làm mất đi bản-chất tự-nhiên (existing in fact, without doubt, not imagined or supposed, not made up or articial).
|
|
Suy Niệm Kinh Lạy Cha
Mỗi khi chúng ta đọc kinh Lạy Cha, thì lời cầu của chúng ta đan quyện với lời cầu của Giáo-Hội, bởi vì ai cầu nguyện thì không bao giờ đơn-độc” (Huấn-Dụ của Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI trong buổi đọc Kinh Truyền Tin ngày 25-07-2010)
|
|
Chiêm-Ngưỡng Thánh-Thể Qua Mẹ Maria, Người Tỳ-Nữ Hy-Tế Của Thiên-Chúa
Trong lần hiện ra tại
Fatima ngày 13-6-1917, Đức Mẹ nói với chị Luxia rằng: “Trái Tim Vô Nhiễm của Mẹ sẽ là nơi con nương ẩn và là đường dẫn con
đến cùng Thiên-Chúa.” Thế mà đã có những lời kêu ca về việc sùng kính Đức
Mẹ dường như chỉ biết có Đức Mẹ mà không biết đến Chúa. Sự kêu ca này cũng có
phần nào đúng. Thay vì nhờ Mẹ để đến cùng Thiên-Chúa, người ta dừng hẳn lại mãi
nơi Đức Mẹ. Bởi họ đã quan niệm lệch lạc về sự cầu nguyện
|
|
[1]
5
6
7
8
9
10
11
12 13
14 [13/14] |
|