|
Bài Viết Của Lm. Inhaxio Trần Ngà
|
Lòng thương xót Chúa được thể hiện qua mỗi Thánh lễ hằng ngày
Chúng ta cùng tìm hiểu xem: Lòng thương xót Chúa dành cho
nhân loại đạt tới mức cao nhất, lớn lao nhất vào lúc nào? |
|
“Bàn Tay” cứu độ
Hàng ngàn hành khách vượt Đại Tây Dương trên
một con tàu biển lớn, không may, tàu bị va mạnh vào tảng băng trôi khổng lồ.
Tảng băng đâm thủng thân tàu, nước biển tràn vào tàu dữ dội làm cho tàu ngập
nước và chìm dần xuống biển. |
|
Chết cho người mình yêu (Suy niệm thứ Sáu tuần thánh)
Cha Maximilian
Kolbe chết thay cho bạn tù |
|
Vác thập giá với Chúa Giê-su (Suy niệm Lễ Lá)
Có người cho rằng: “Vác thập giá đền tội cho loài
người là việc của Chúa Giê-su, chẳng liên hệ gì đến tôi. Tôi chẳng liên quan gì
đến chuyện này. Chỉ mình Chúa vác thập giá đền tội cho loài người là đủ.” Thực ra, việc chịu khổ nạn và vác thập giá đền tội
cho muôn người là việc của toàn Thân mình Chúa Giê-su, tức là của toàn thể Hội
thánh, chứ không phải là việc riêng của Đầu là Chúa Giê-su. |
|
Trở về với nội tâm
Nhà hiền triết Socrates (470–399
TCN) là một triết gia Hy Lạp, có một lời khuyên vàng ngọc, được xem
là châm ngôn tối thượng để giáo dục con người, đó là câu: “Hỡi người, hãy tự
biết mình.” Đây là di ngôn quan trọng nhất mà Socrates để lại cho đời. |
|
Sám hối để cứu lấy mình
Có người nghĩ cách đơn sơ rằng
khi phạm tội thì đi xưng tội là xong, sau đó, về phạm tội lại, rồi xưng tiếp...
Thế là cuộc sống của họ cứ đong đưa qua lại như người đu dây: phạm tội – rồi
xưng tội, xưng tội – rồi phạm tội… Và cảnh đu dây kiểu này cứ tiếp diễn mãi suốt
cả cuộc đời. Những người như thế chẳng biết sám hối là gì và họ cảm thấy không
cần sám hối. |
|
Sống xứng tầm người con Thiên Chúa
Nhìn vào dáng vẻ bên ngoài của Chúa
Giê-su, người đời nhận thấy Ngài chỉ là anh thợ mộc giản dị làng Na-da-rét hoặc
là một ông thầy giảng dạy lôi cuốn, hấp dẫn mà thôi. Thế rồi, qua việc Chúa Giê-su tỏ lộ
thần tính, tỏ lộ chân dung đích thực của Ngài trên núi cao, ba môn đệ Phê-rô,
Gioan và Gia-cô-bê mới phát hiện ra căn tính của Đức Giê-su là Con Thiên Chúa,
là Đấng cao cả tuyệt vời, ẩn mình dưới hình hài con người bình dị. |
|
Cám dỗ trong cuộc đời
Khi bàn về thân phận con người, triết gia
Platon nhận định rằng: “Con người như một cỗ xe có hai ngựa kéo về hai chiều đối
nghịch.” Có một thế lực cao cả lôi kéo người ta về hướng tốt và một quyền lực
đen tối kéo người ta về hướng xấu; và như thế, bản thân con người bị giằng co,
xâu xé bởi hai thế lực đối kháng nhau! |
|
Tự biết để sửa mình
Ông Dale Carnegie, một nhà văn, nhà diễn thuyết
và là nhà giáo dục đại tài, nổi tiếng khắp thế giới cho biết rằng: “Tôi đã phải
mất 33 năm cuộc đời để khám phá được điều quan trọng này là trong 100 lần phạm
lỗi, có đến 99 lần người ta tự xem mình như người vô tội, bất kể tội nặng đến
đâu.” |
|
Gieo gì, gặt nấy
Thiên Chúa đã tạo
dựng nên vũ trụ càn khôn và Ngài đã đặt ra quy luật để điều hành vạn vật. Một
trong những quy luật đó là “Gieo gì, gặt nấy.” Đây là quy luật phổ quát, bất di
bất dịch, chi phối mọi hoạt động của vũ trụ cũng như con người. Quy luật này vận hành
như sau: |
|
Hạnh phúc dành cho người hy sinh vì Chúa
“Bần
cùng sinh đạo tặc.” Quả
đúng như vậy, có một số người trở thành đạo tặc vì đời sống của họ quá bần cùng,
như người ta thường nói: “Đói ăn vụng, túng làm liều.” Như thế thì bần cùng, đói
khát là tai hoạ cho con người và xã hội chứ đâu có mang lại hạnh phúc. Thế mà Chúa Giê-su lại nói: “Phúc cho
anh em là những kẻ nghèo khó, vì Nước Thiên Chúa là của anh em.” Tại sao? |
|
Tiếp nối sứ mạng của Chúa Giê-su
Sau khi nghe bài giảng về Thiên
Chúa là Cha nhân lành, là Đấng đầy lòng thương xót, một tín hữu không đồng tình
với vị giảng thuyết. Đầu óc ông quay cuồng bởi những câu hỏi như: Làm sao người ta có thể tin
Thiên Chúa là Đấng nhân lành khi Chúa nhắm mắt làm ngơ trước biết bao nhiêu
người đau khổ, tuyệt vọng mà không ban cho họ chút ủi an hay một niềm hy vọng? Làm sao người ta tin được Thiên
Chúa là Đấng đầy lòng thương xót khi có biết bao người phải chịu cảnh giam cầm
trong ngục tù, trong sự trói buộc của các đam mê mà không được giải thoát? Thật khó tin có Thiên Chúa là
Đấng tốt lành khi Ngài để cho những người mù, nhất là mù tối trong tâm hồn,
không được nhìn thấy ánh sáng chân lý. Và bao nhiêu người bị áp bức, bị
gông cùm, tại sao không được Thiên Chúa ra tay giải thoát? |
|
Cửa Trời mở ra
Chúa Giê-su là Ngôi
Hai Thiên Chúa xuống thế làm người. Ngài là Đấng cao cả, vô cùng tốt lành và
thánh thiện, chẳng hề vương chút tội tình… thế mà Ngài lại đến với thánh Gioan,
như một người tội lỗi, hòa mình với đám đông những người thu thuế, những người
đàng điếm, những tên côn đồ đạo tặc, cướp của giết người và với bao nhiêu người
tội lỗi khác… chăm chú nghe Gioan rao giảng và để chờ đến phiên, bước xuống dòng
sông Gio-đan, nhờ thánh Gioan làm phép rửa cho mình. |
|
Ánh nến toả sáng trong gia đình
Giữa ban ngày, chỉ cần một tấm bảng nhỏ vẽ mũi
tên chỉ đường cũng đủ để giúp bộ hành tìm được hướng đi, nhưng giữa đêm đen, dù
có cả một rặng núi sừng sững
được sử dụng như tín hiệu chỉ đường, cũng không ai nhận thấy. Trong khi đó, chỉ
cần một ánh sáng le lói giữa màn đêm cũng đủ để cho khách bộ hành tìm thấy mục
tiêu cần tiến đến. Trong đêm tối, một đốm sáng nhỏ có khả năng dẫn đường chỉ lối
hơn cả một ngọn núi cao. |
|
Những thánh gia Na-da-rét thời đại mới
Có họ đạo nghèo ở vùng duyên hải miền Trung có tên gọi là
Thánh gia. Sở dĩ đặt tên như vậy là vì họ đạo nầy chọn Thánh gia Na-da-rét làm
bổn mạng. |
|
Đánh mất cơ hội ngàn vàng (Suy niệm lễ Giáng sinh)
Có một vị thái tử vào rừng săn bắn, tình cờ gặp một cô gái quê đang kiếm củi một mình. Không hiểu Trời xui đất khiến làm sao mà hai con người có địa vị cách biệt quá xa lại tỏ ra tâm đầu ý hợp và hai bên lại yêu nhau tha thiết ngay từ giây phút gặp mặt đầu tiên. |
|
Hiện diện bên nhau
Khi đang lâm bệnh ngặt nghèo, thập tử nhất
sinh hay đang cơn hấp hối mà có người thân yêu ở kề bên chia sẻ cảm thông thì đó
là niềm an ủi lớn lao không gì sánh được. Khi gặp cô đơn sầu não không kẻ đoái hoài mà
có một người bạn chân tình hiện diện bên cạnh thì không gì quý báu hơn. Trong những trường hợp đó, người ta mới cảm
nhận được nhu cầu có người thân sống-với mình hay hiện-diện-bên-cạnh
mình cần thiết xiết bao! |
|
Đạo mang lại phương dược cứu đời
Mỗi thứ bệnh đều cần được điều trị bằng những thứ thuốc khác nhau. Nhiễm trùng thì phải dùng đến các loại kháng sinh, sốt cao thì cần những thứ thuốc hạ nhiệt, còn ung thư thì cần phải xạ trị hoặc phẫu thuật cắt bỏ khối u, vân vân…
|
|
Dọn đường cho Chúa đến
Có vô vàn ngăn trở khiến con người không thể
đến được với nhau. Có những ngăn trở bên ngoài và cũng có nhiều ngăn trở bên
trong. |
|
Tỉnh thức để không đánh mất phẩm chất cao đẹp của mình
(Suy niệm Tin mừng Luca (21, 25-28. 34-36) trích đọc vào Chúa nhật I Mùa Vọng năm C) |
|
[1]
15 16
17
18
19
20
21
22
23
24 [16/40] |