Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

CHÂN DUNG THÁNH NỮ GIULIANA DE CORNILLON: "NẦY ĐÂY, THẦY Ở CÙNG ANH EM MỌI NGÀY CHO ĐẾN TẬN THẾ " ( Mt 28, 20).
Sáng hôm nay tôi cũng muốn được trình bày cho Anh Chị Em một chân dung nữ giới, ít được biết đến, nhưng Giáo Hội phải mang ơn nàng rất nhiều, không những vì nàng có một cuộc sống thánh thiện, nhưng còn bởi vì với lòng nhiệt thành cao cả của nàng, nàng đã cộng tác vào việc thiết lập một trong những ngày lễ phụng vụ long trọng nhứt trong năm, đó là lễ Mình Thánh Chúa. Đó là Thánh Nữ Giuliana de Cornillon, cũng được biết đến như là Giuliana ở Liège.

HÔM NAY, CON SẼ ĐƯỢC Ở VỚI TA TRÊN THIÊN ĐÀNG
Chúng ta, người tín hữu Chúa Ki Tô, mỗi người chúng ta đều có thể lập lại lời Chúa Giêsu nói với người trộm lành, như là lời nói với từng người một, từ ngày chúng ta nhận phép Rửa Tội, bởi lẽ từ ngày đó, chúng ta được thông hiệp với Chúa Giêsu, " ở với Ta". Ngay từ ngày nhận Phép Rửa, chúng ta đã và đang sống thông hiệp với Chúa Giêsu trong ân sủng Người.

CHUYẾN CÔNG DU MỤC VỤ Ở SANTIAGO DE CAMPOSTELLO VÀ BARCELLONA:
Tôi đã thực hiện chuyến đi như là chứng nhân của Chúa Ki Tô Phục Sinh, như là người gieo niềm hy vọng không làm thất chí và không dối gạt, bởi vì hy vọng đó có gốc rễ của mình trong tình yêu thương vô hạn của Thiên Chúa cho tất cả mọi người. (BENEDICTUS XVI)

DÙ MỘT SỢI TÓC TRÊN ĐẦU ANH EM CŨNG KHÔNG BỊ MẤT ĐÂU.
Trong cuộc sống, nhiều hoàn cảnh tối tăm và các đại họa của lịch sử, nhiều khi làm cho con người mất định hướng. Lý tưởng bị suy yếu đi, các hướng đi và định điểm để quy chiếu cho suy tư và động tác cũng không còn được nhận thức sáng suốt, chúng ta mất đi khả năng có được tự do suy tư và quyết định. Đó cũng là lúc dễ xuất hiện các nhà chiêm tinh, bói toán, phỏng đoán " tình duyên, vận mạng, tương lai " để thuyết phục và khuyến dụ. Và vì mất định hướng, nên chúng ta khó lòng má phán đoán được thực hư và trực chỉ theo đâu là chân lý.

CHÂN DUNG THÁNH NỮ MARGUERITE D'OINGT: CHÚA KI TÔ LÀ QUYỂN SÁCH, CẦN PHẢI ĐƯỢC VIẾT LÊN VÀ KHẮC GHI MỖI NGÀY VÀO TÂM HỒN VÀ VÀO CUỘC SỐNG.
 " Lạy Chúa dịu dàng, con đã bỏ lại cha con, mẹ con, anh em con và tất cả những gì thuộc về thế gian nầy vì tình yêu Chúa; nhưng những gì vừa kể thật rất ít oi, bởi vì của cải của thế gian nầy chi là những cái gai đâm chích; và ai càng có nhiều là người càng không may mắn. Bởi đó con có cảm nghĩ là không bỏ đi gì hơn là điều bất hạnh và nghèo khổ; nhưng Chúa biết, lạy Chúa dịu hiền, nếu con có được cả ngàn thế giới đi nữa và có thể xử dụng tùy thích, con cũng bỏ đi tất cả, vì tình yêu Chúa; và ngay cả nếu Chúa ban cho con tất cả những gì Chúa có trên trời và dưới đất, con không cho rằng con đã được đền bù, nếu con không có được Chúa, bỏi vì Chúa là sự sống của linh hồn con, con không có cũng không muốn có cha mẹ ngoài Chúa ra " ( ibid., Meditazione II, 32, p. 59). 

NGƯỜI KHÔNG PHẢI LÀ THIÊN CHÚA CỦA KẺ CHẾT, MÀ LÀ THIÊN CHÚA CỦA NGƯỜI SỐNG, VÌ ĐỐI VỚI NGƯỜI, TẤT CẢ ĐỀU ĐANG SỐNG
Tên của nhóm Sadducei thoát xuất từ tên của một vị tư tế thời vua Salomon, tư tế Sadoq. Tính theo số đông, thì họ ít hơn những người Pharisêu, nhưng họ có ảnh hưởng lớn lao trong cộng đồng xã hội, bởi vì họ thuộc dòng tộc các tư tế và là hạng có tiền của. Chúng ta không biết rõ thời điểm khởi thủy của nhóm, nhưng có lẽ khoản 150 trước Thiên Chúa Giáng Sinh, các giới thuộc dòng tộc tư tế tựu hợp nhau và tổ thành chức để bảo vệ quyền lợi của nhóm. Và chính vì để bảo vệ quyền lợi của thành phần mình là nhóm Sadducei có khuynh hướng thoả thuận với quân ngoại xâm, với quân Hy Lạp trước, rổi kế đến là quân Roma. Như vậy, theo khuynh hướng chính trị, nhóm Sadducei là nhóm người " hoà hợp hoà giải " với ngoại xâm, miễn sao có lợi là được.

NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN VÀ SỨ MỆNH RAO GIẢNG PHÚC ÂM
Người tín hữu giáo dân và gia đình mình cần khám phá ra mối tương quan ơn gọi nhân chứng cho Chúa Ki Tô, như là " nơi phượng tự mới " trong thế giới ngày nay và cộng tác với Giáo Hội, do sứ mạng bẩm sinh của mình đòi buộc từ ngày mình nhận Phép Rửa, chớ không phải là sứ mạng được Cha Sở, Giám Mục, Hồng Y hay Giáo Hoàng ủy thác cho, hay là sứ mạng phiến diện, không có gì quan trọng của kẻ " ăn cơm ngụội, ở nhà ngoài ".

CHÂN DUNG THÁNH NỮ BRIGIDA CỦA THỤY ĐIỂN: MỖI ÂN SỦNG CHÚA BAN ĐỀU ĐƯỢC NHẰM ĐỂ XÂY DỰNG GIÁO HỘI.
BÀI GIÁO LÝ NGÀY THỨ TƯ ( 6A 37) Công trường Thánh Phêrô, buổi yết kiến ngày thứ tư, 27.10.2010. ĐỨC THÁNH CHA BENEDICTUS XVI

CHÂN DUNG THÁNH NỮ ELISABETH Ở HUNG GIA LỢI: MỘT TIỂU MUỘI GIỮA TRẦN THẾ
BÀI GIÁO LÝ NGÀY THƯ TƯ ( 6A 36). Công trường Thánh Phêrô, buổi yết kiến ngày thứ tư, 20.10.2010.

NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG CÔNG ĐỒNG VATICAN II ( Phần II ).
Một khi đã xác nhận người tín hữu giáo dân là thành phần Cộng Đồng Dân Chúa, là phần Thân Thể Mầu Nhiệm Chúa Giêsu, tham dự vào ba tước vị của Người, tư tế, tiên tri và vương giả, phần I,  cần phải xác định tham dự thế nào và có sự khác biệt nào giữa sự tham dự của họ, khác với sự tham dự của hàng giáo phẩm, nhứt là trong tước vị tư tế.

CHÂN DUNG NỮ CHÂN PHƯỚC ANGELA Ở FOLIGNO: AI CŨNG CÓ THỂ YÊU MẾN THIÊN CHÚA ĐƯỢC.
Ngày hôm nay, tất cả chúng ta đều ở trong tình trạng nguy hiểm sống như là không có Chúa: Chúa có vẻ như quá xa vời đối với cuộc sống hiện tại. Nhưng Chúa có muôn vàn cách, đối với mỗi người chúng ta, để làm cho Người hiện diện trong tâm hồn, để chứng minh cho là có Người, Người biết và yêu thương tôi. Và Thánh Nữ Angela muốn làm cho chúng ta chú ý đến các dấu chỉ, mà Chúa dùng để đánh động tâm hồn chúng ta, để chú ý đến sự hiện diện của Chúa, để biết tìm cách sống với Chúa và sống hướng về Chúa, trong mối thông hiệp với Chúa Ki Tô chịu đóng đinh.

NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
Công cuộc cứu rổi của Chúa Giêsu là giải thoát con người. Công cuộc cứu rỗi của Chúa Giêsu, tự bản tính của mình, là tác động để giải thoát con người, - không phải chỉ giải thoát con người khỏi ách nô lệ của tội lỗi và sự chết, - mà còn giải thoát con người khỏi những gì ràng buộc, đê tiện hóa và nô lệ hóa con người, - khỏi chủ thuyết lệch lạc, hành động sai trái cũng như hoàn cảnh xã hội thiếu thốn bất hạnh do con người và do thiên nhiên gây ra.

CHÂN DUNG THÁNH NỮ GERTRUDE CẢ: VỚI CÁC BẢN VĂN THÁNH KINH THÍCH HỢP NHỨT, ĐỂ ĐỐI CHẤT LẠI BẤT CỨ TƯ TƯỞNG SAI TRÁI NÀO.
BÀI GIÁO LÝ NGÀY THỨ TƯ ( 6A 34 ) Công trường Thánh Phêrô, buổi yết kiến ngày thứ tư, 06.10.2010.

TRONG PHÚC ÂM CÓ CON NGƯỜI
 Người tín hữu Chúa Ki Tô nói chung và người tín hữu giáo dân nói riêng, phải chăm lo, ra sức gắng công, "trồng trọt và trông coi " chống lại nghịch cảnh, chống lại sự dữ và  làm cho thế giới càng sinh hoa kết quả, trở nên tốt đẹp hơn và thánh hoá môi trường sống, bằng đời sống và bằng việc làm của mình,  để tất cả mọi người biết được Thiên Chúa là Cha và chúng ta là anh em với nhau, cùng nhau nhận biết, cảm tạ và tôn vinh Chúa:

NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN, CHỨNG NHÂN PHÚC ÂM VÀ THĂNG TIẾN CON NGƯỜI
" Trong thời điểm huy hoàng và thảm đạm nầy của lịch sử, trước ngàn năm thứ ba đang đến, những hoàn cảnh mới, đối với Giáo Hội cũng như xã hội, chính trị và kinh tế, hiện nay đòi buộc với một động lực đặc biệt tác động của các người tín hữu giáo dân. Nếu thái độ dững dưng buôn trôi lúc nào cũng có thể bị coi là cách hành xử không thể chấp nhận được, thì trước thời điểm hiện tại thái độ đó là thái độ tội phạm. Không ai được phép ăn không ngồi rồi phủi tay, điềm nhiên toạ thị " ( Gioan Phaolồ II, Christifideles laici ( 30.12.1988), n. 3).

HÃY COI CHỪNG HAI CHỦ THUYẾT NGUY HIỂM HIỆN ĐẠI ! (Phần 2)
Tương đối chủ nghĩa được phát sinh tiếp theo những cuộc phá sản của các ý thức hệ của thế kỷ XIX và XX, như là phản ứng lại cho bao nhiêu lời hứa ngoạn mục, làm cho bao nhiêu thế hệ sống trong mơ ước. Dĩ nhiên đó là những lời hứa không tưởng. Thật vậy, bao nhiêu " thần tượng " của thời đại chúng ta đã bị đổ vở thành mảnh vụn, hết thần tượng nầy đến thần tượng khác,

HÃY COI CHỪNG HAI CHỦ THUYẾT NGUY HIỂM HIỆN ĐẠI ! (Phần 1)
Sau khi nêu lên một " linh hồn "  và bốn nguyên tắc căn bản phải có đối bất cứ một đồ án và chương trình chính trị xã hội nào, để áp dụng vào thực tế,  Giáo Hội cảnh giác con cái mình và những ai thành tâm thiện chí, phải coi chừng hai chủ thuyết nguy hiểm hiện đại, đang có ảnh hưởng tai hại đến quan niệm cuộc sống con người, nếu muốn thực sự họ muốn xây dựng một xã hội có tầm vóc tương xứng với phẩm giá con người. Đó là: - " tân ngoại giáo chủ nghĩa"  ( néopaganisme) và  - " tương đối chủ nghĩa " ( relativisme).

VAI TRÒ TRẦN THẾ KHÔNG THỂ THAY THẾ CỦA NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN
- " Trong thời điểm huy hoàng và thảm đạm nầy của lịch sử, trước ngàn năm thứ ba đang đến, những hoàn cảnh mới, đối với Giáo Hội cũng như xã hội, chính trị và kinh tế, hiện nay đòi buộc với một động lực đặc biệt tác động của các người tín hữu giáo dân. Nếu thái độ dững dưng buôn trôi lúc nào cũng có thể bị coi là cách hành xử không thể chấp nhận được, thì trước thời điểm hiện tại thái độ đó là thái độ phạm tội. Không ai được phép ăn không ngồi rồi phủi tay, điềm nhiên toạ thị " ( ĐTC Gioan Phaolồ II, Christifideles laici ( 30.12.1988), n. 3).

TỪ CÔNG ĐỒNG VATICAN II - GIÁO HỘI CÔNG GIÁO MUÔN NÓI VỚI CHÚNG TA
Công Đồng Vatican II thu nhận các kiến thức về xã hội từ những Huấn Dụ Xã Hội của Giáo Hội trước đó, từ Rerum Novarum ( 1881) cho đến 1965, cũng như từ những khám phá mới về tính lý và luân lý của các nhà thần học. Từ đó đến nay, sau trên 40 năm Công Đồng đã kết thúc, Giáo Hội Công Giáo không ngừng đưa ra những Huấn Dụ Xã Hội mới để hướng dẫn chúng ta, đang sống trong các biến chuyển của thời đại, từ cuộc sụp đổ ý thức hệ Cộng Sản năm 1991 đến các tư tưởng hưởng thụ vật chất hiện hành, qua các Thông Điệp

NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRƯỞNG THÀNH
Trên bốn mươi năm Công Đồng Vatican II đã kết thúc ( 1963-2003), khi chúng tôi viết bài nầy và  mười lăm năm sau huấn dụ cho Thượng Hội Đồng Giám Mục của Đức Thánh Cha Gioan Phaolồ II Christi Fideles Laici (1988), người giáo dân Công Giáo nói chung và giáo dân Việt Nam đã lớn lên được bao nhiêu? Dĩ nhiên nhìn lại dòng lịch sữ, thời kỳ " thơ ấu " của người giáo dân, thời kỳ trong đó người giáo dân được coi là " thiếu thời " và phải được hàng giáo phẩm luôn luôn nắm lấy tay dẫn dắt trong hết mọi chuyện, tôn giáo cũng như trần thế. Thời đó đã qua đi.

[1] 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 [19/20]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!