|
|
Bài Viết Của Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền,OSB.
|
NHỮNG CẠM BẪY KHI CẦU NGUYỆN
Cầu nguyện Kitô giáo không nhằm tìm kiếm cảm giác an lạc thư thái, nhưng là, tìm kiếm thánh ý Thiên Chúa. Bất cứ phương pháp cầu nguyện nào không quy hướng về Đức Kitô, và không nhằm giúp xây dựng tương quan cá vị với Đức Kitô, thì, đó không phải là cách cầu nguyện của Kitô giáo. Hiểu đúng về cầu nguyện là một chuyện, nhưng, thực hành đúng lại là một chuyện khác. Nhiều người đã bỏ cầu nguyện, vì thấy không hiệu quả; Số khác thì bị lún sâu vào ảo tưởng do chính tâm trí mình tạo ra. Vì thế, trước khi thực hành cầu nguyện, chúng ta cần phải hiểu về những cạm bẫy, mà việc cầu nguyện có thể mang lại. |
|
CÙNG VỚI MẸ DƯỚI CHÂN THẬP GIÁ
Những gì Hội Thánh tin về Mẹ, đều đặt nền tảng trên những gì đức tin đó, tin về Đức Kitô; những gì đức tin dạy về Mẹ, lại làm sáng tỏ đức tin vào Đức Kitô. Nhờ vâng phục, Mẹ đã theo Chúa đến cùng dưới chân thập giá. Sự chết: đột nhập vào trần gian qua bà Evà, thì sự sống: đến với con người nhờ Mẹ. Khi nhập thể trong lòng Mẹ, Đức Giêsu, Ađam mới, đã khởi đầu cuộc sinh hạ mới: những người con được nhận làm nghĩa tử, trong Thánh Thần, nhờ đức tin. Ước gì chúng ta luôn biết chạy đến với Mẹ Thiên Chúa, cũng là Mẹ Sầu Bi để học nơi Mẹ: gương khiêm nhường vâng phục, để thánh ý Chúa được thể hiện trong cuộc đời chúng ta. |
|
NHÌN LẠI HÀNH TRÌNH MÙA CHAY
Đức Giêsu đã vâng lời Chúa Cha, và Chúa Cha muốn chúng ta vâng nghe Con Yêu Dấu của Người. Vâng nghe Đức Giêsu bằng cách nào? Thưa: bằng cách sống đức tin, đức cậy, và đức mến. Ba Lời Tổng Nguyện của các Chúa Nhật III, IV, V, liên quan tới ba bài Tin Mừng, mà theo truyền thống, ở thế kỷ thứ hai của Kitô giáo, Hội Thánh đã dùng ba bài Tin Mừng này để dạy giáo lý khai tâm cho những người dự tòng, nhằm dạy cho họ về ba nhân đức đối thần: Tin, Cậy, Mến, liên quan tới ba tài năng của linh hồn: lý trí, ý chí, và tình cảm. |
|
TRẢI LÒNG ĐÓN CHÚA
Qua Lời Tổng Nguyện của Chúa Nhật Lễ Lá, các nhà phụng vụ muốn chúng ta xin cho mình ơn: noi gương khiêm nhường của Đức Giêsu trong Cuộc Thương Khó, để được thông phần vinh quang phục sinh với Người. |
|
TAM NHẬT THÁNH LÀ GÌ?
|
|
ĐÀNG THÁNH GIÁ (Những người hành hương đầy tràn hy vọng)
Người dẫn: Kính thưa cộng
đoàn! Chúng ta đã cùng với Giáo Hội hoàn vũ sốt sắng sống những ngày chay thánh,
để chuẩn bị đón mừng Mầu Nhiệm Vượt Qua. Hôm nay, trong bầu khí linh thiêng và
sâu lắng này, chúng ta hãy dâng: tâm tình cảm mến tri ân Thiên Chúa, đã quy tụ
chúng ta về bên Chúa và về bên nhau, trong giờ phút này. Xin Chúa Thánh Thần và
Mẹ Maria cùng đồng hành với chúng con trong giờ thánh này! Đàng Thánh Giá là
đàng Chúa đi, suy ngắm những chặng đàng Chúa đi: là chúng ta kết hợp với đời sống,
cuộc tử nạn, cái chết và sự phục sinh vinh quang của Người. Các chặng đàng Chúa
đi cũng là những chặng đàng, mà tất cả chúng ta sẽ gặp và trải qua trong cuộc sống.
Suy ngắm những chặng đàng Chúa đi: là suy ngắm lại những gì mà các gia đình, và
các cộng đoàn của chúng ta đã, đang, và sẽ còn trải qua. Ước gì trong Năm
Thánh Hy Vọng này, tất cả chúng ta, nhất là, các gia đình và các cộng đoàn
đang gặp khó khăn: biết bước theo Chúa trên Đàng Thánh Giá mỗi ngày, để tất cả
các thành viên trong các gia đình và các cộng đoàn luôn tìm được niềm an ủi
đích thực nơi Thánh Giá Chúa, với niềm hy vọng tràn trề tiến về Quê Trời.
...File kèm
|
|
LÀM SAO ĐỂ LỜI CHÚA KHÔNG BỊ NHÀM CHÁN?
Khi chọn các câu in nghiêng của Bài Tin Mừng khác nhau, thì các Nhà Phụng Vụ cũng đã chọn các bài đọc khác nhau, cho phù hợp với chủ đề, mà họ muốn nhắm đến, ấy thế mà, chúng ta lại bất chấp bối cảnh phụng vụ của ngày hôm đó, để tái sử dụng cùng một bài suy niệm, khiến cho Lời Chúa mất sức sống, trở nên tẻ nhạt, và nhàm chán. Chẳng hạn, Chúa Nhật Tuần I Mùa Chay: Trình thuật Đức Giêsu “ăn chay 40 ngày và chịu cám dỗ”, ở Năm A, câu in nghiêng là: Đức Giêsu đã ăn chay bốn mươi ngày và chịu cám dỗ; ở Năm B, câu in nghiêng là: Đức Giêsu chịu Xatan cám dỗ, và các thiên sứ hầu hạ Người; ở Năm C, câu in nghiêng là: Đức Giêsu được Thánh Thần dẫn vào hoang địa và chịu cám dỗ.
|
|
CẦU NGUYỆN – ĂN CHAY – BỐ THÍ
Trong Mùa Chay, Hội Thánh dạy chúng ta thực hành ba việc: cầu nguyện, ăn chay và bố thí, để làm mới lại các mối tương quan: với Chúa (qua cầu nguyện), với chính mình (qua chay tịnh), và với tha nhân (qua các việc làm bác ái). |
|
LÀM SAO ĐỂ LỜI CHÚA LUÔN TƯƠI MỚI?
Trình thuật Thánh Kinh “Người ta bảo Con Người là ai?”, được dùng rất nhiều trong Năm Phụng Vụ. Tùy theo bối cảnh phụng vụ, mà các Nhà Phụng Vụ sẽ chọn câu in nghiêng của Bài Tin Mừng, thậm chí, ngay cả khi chọn câu in nghiêng giống nhau, thì cũng, tùy bối cảnh phụng vụ của ngày hôm đó, mà các Nhà Phụng Vụ sẽ chọn Bài Đọc, Đáp Ca, Câu Tung Hô Tin Mừng cho phù hợp. Nếu ta chỉ có một bài suy niệm duy nhất, một lần thay cho tất cả, thì ta đang bóp nghẹt Lời Chúa, làm cho Lời Chúa trở nên nghèo nàn, cũ kỹ, mất sức sống.
|
|
LÀM SAO ĐỂ ĐỌC LỜI CHÚA NHƯ ĐỌC THƯ TÌNH?
Thánh Kinh là bức thư tình, mà Thiên Chúa ngỏ với toàn thể nhân loại. Đã là thư tình, thì tất yếu, phải riêng tư, cá vị, chỉ người tình mới hiểu, mới dâng trào những cung bậc cảm xúc theo từng dòng câu, con chữ. Văn tự, chữ viết không hề thay đổi, nhưng, mỗi lần, ta đọc lại bức thư tình, là mỗi lần mới, không bao giờ có sự trùng lắp, nhàm chán, tẻ nhạt. Ấy thế mà, mỗi khi suy niệm Lời Chúa, chúng ta thường “nhốt” Lời Chúa vào trong những “ngăn tủ” có sẵn, khiến Lời Chúa bị bóp nghẹt, mất sức sống, để rồi, Lời Chúa không thể trở thành lương thực nuôi dưỡng đời sống thiêng liêng của chúng ta.
|
|
NĂM ẤT TỴ - TẢN MẠN VỀ CON RẮN ĐỒNG
Kinh Thánh đã nhiều lần sử dụng các con vật để làm biểu tượng liên hệ đến Đức Giêsu: Như là con chiên, Đức Giêsu đã trở nên của lễ để cứu chuộc chúng ta. Như là sư tử, Đức Giêsu đã chiến thắng Satan thay cho chúng ta. Đức Giêsu là con chiên đã bị giết, nhưng, cũng là sư tử chiến thắng của chi tộc Giuđa. Trong các biểu tượng, thì con rắn lại mang một ý nghĩa rất đặc biệt: Như ông Môsê đã giương cao con rắn trong sa mạc, Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy (x. Ga 3,14). |
|
NIỀM VUI GIÁNG SINH LÀ NIỀM VUI NÀO?
Các bản văn Phụng Vụ của Chúa Nhật Tuần 4 Mùa Vọng Năm C sẽ cho chúng ta thấy: Niềm Vui Giáng Sinh mà chúng ta đang hướng tới là niềm vui nào. Chắc hẳn, Lời Tổng Nguyện của Chúa Nhật Tuần 4 Mùa Vọng sẽ làm chúng ta ngạc nhiên: đang cận kề ngày Lễ Giáng Sinh, ấy thế mà, các nhà Phụng Vụ lại hướng chúng ta về Mầu Nhiệm Thập Giá: Lạy Chúa, Chúa đã dùng lời thiên sứ truyền tin mà cho chúng con biết thật Đức Kitô, Con Chúa, đã xuống thế làm người. Xin đổ ơn thánh đầy lòng chúng con, để nhờ công ơn Con Chúa chịu khổ hình thập giá, Chúa cũng cho chúng con được sống lại hiển vinh. Chúng con cầu xin…
|
|
THIÊN CHÚA KHÔNG THỂ KHÔNG BA NGÔI
Những gì chúng ta nói về Thiên Chúa, thì cũng giống như ngón tay vẽ trên mặt đại dương. Mầu Nhiệm Chúa Ba Ngôi là một mầu nhiệm khôn dò khôn thấu, chúng ta chỉ có thể mượn tạm một vài hình ảnh loại suy, để nói về Người như: Một tam giác đều có ba cạnh bằng nhau; Một chiếc kiềng có ba chân; Một ngọn nến có ba đặc tính: cháy, nóng, sáng; Một người có ba nghề nghiệp khác nhau, v.v. Chỉ nhờ đức tin, cầu nguyện, và lòng khiêm nhường quy phục Thiên Chúa, chúng ta mới được Thiên Chúa mặc khải cho biết những mầu nhiệm cao cả của Người. |
|
MỘT NGỘ NHẬN VỀ ƠN CHÚA THÁNH THẦN
Đức Kitô chỉ dâng hiến lễ một lần, mà vĩnh viễn làm cho những kẻ Người đã thánh hóa được nên hoàn hảo (x. Cv 10,14), còn nguyên tắc hoạt động của Chúa Thánh Thần thì không phải thế: Người chỉ tác động khi có tình huống phát sinh, chứ Người không làm: một lần cho tất cả, hoặc một lần cho mãi mãi. |
|
NGHỈ HÈ VỚI CHÚA
Mùa hè là dịp để các bạn trẻ có thời gian nghỉ ngơi bên Chúa, và các nhà Dòng cũng thường tận dụng những ngày hè để Tĩnh Tâm Năm theo Giáo Luật. Có những buổi tĩnh tâm đầy ắp tiếng cười. Có những buổi tĩnh tâm đong đầy nước mắt như các “khóa tu mùa hè” dành cho các bạn trẻ. Đâu là điểm đến của những “tiếng cười”, và những “giọt nước mắt”? Đằng sau những buổi tĩnh tâm, những khóa tu thiền, những lớp học: chuyển hóa nội tâm, chữa lành tâm thức, phát triển bản thân… chúng ta sẽ còn lại những gì? Đâu là động lực và điểm đến mà chúng ta nhắm đến khi đi tham dự các khóa tĩnh tâm? |
|
CÔNG TRÌNH CỦA CHÚA (LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG)
Qua Lời Tổng Nguyện của Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, các nhà phụng vụ muốn chúng ta ý thức rằng: Chúa đã cử Thánh Thần đến thánh hóa Hội Thánh ngay từ buổi sơ khai, và sai Hội Thánh đi rao giảng Tin Mừng cứu độ. Hôm nay khi mừng Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, chúng con nài xin Chúa tiếp tục công trình Chúa đã thực hiện mà tuôn đổ ơn Chúa Thánh Thần cho mọi tín hữu trên khắp cùng thế giới. |
|
LÀM CHO CHÚNG TA ĐƯỢC ĐỔI MỚI (CHÚA NHẬT TUẦN 6 PHỤC SINH)
Qua Lời Tổng Nguyện của Chúa Nhật Tuần 6 Phục Sinh, năm B này, các nhà phụng vụ muốn chúng ta ý thức rằng: Trong những ngày vui này, xin Chúa cho tất cả chúng ta biết đem lòng sốt sắng mừng Đức Kitô phục sinh, để Người hiện diện trong cuộc đời chúng ta và làm cho chúng ta được đổi mới. |
|
HƯỞNG GIA NGHIỆP MUÔN ĐỜI (CHÚA NHẬT TUẦN 5 PHỤC SINH)
Qua Lời Tổng Nguyện của Chúa Nhật Tuần 5 Phục Sinh, năm B này, các nhà phụng vụ muốn chúng ta ý thức rằng: Nhờ Đức Kitô, Con Một Chúa, Chúa đã thương cứu chuộc chúng ta, và nhận chúng ta làm nghĩa tử: xin Chúa lấy tình Cha mà âu yếm đoái nhìn chúng ta, là những kẻ tin kính Đức Kitô, và ban cho chúng ta được trở nên những con người tự do đích thực, và đáng hưởng gia nghiệp muôn đời. |
|
CHUNG HƯỞNG HẠNH PHÚC VÔ BIÊN (CHÚA NHẬT TUẦN 4 PHỤC SINH)
Qua Lời Tổng Nguyện của Chúa Nhật Tuần 4 Phục Sinh, năm B này, các nhà phụng vụ muốn chúng ta ý thức rằng: Đức Kitô, Vị Mục Tử oai hùng của chúng ta, đã khải hoàn tiến vào Thiên Quốc, xin Chúa cho chúng ta là đoàn chiên hèn mọn, cũng được theo gót Người vào chung hưởng hạnh phúc vô biên. |
|
NẮM CHẮC HY VỌNG ĐƯỢC PHỤC SINH (CHÚA NHẬT TUẦN 3 PHỤC SINH)
Qua Lời Tổng Nguyện của Chúa Nhật Tuần 3 Phục Sinh này, các nhà phụng vụ muốn chúng ta ý thức rằng: Nhờ mầu nhiệm Vượt Qua, Chúa đã làm cho tâm hồn chúng ta tươi trẻ lại, và chan chứa niềm vui vì được làm con Chúa, xin Chúa cho chúng ta hằng giữ mãi niềm vui Chúa ban, và nắm chắc hy vọng được phục sinh vinh hiển. |
|
[1] 1
2
3
4 [1/4] |
|