|
Bài Viết Của Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
|
“Cái nhìn”…
Đêm
kia, một ông bố nhà quê dẫn cậu con trai chui qua hàng rào vườn hàng xóm để moi
khoai trộm như thỉnh thoảng vẫn làm…Đang
lui cui trên luống khoai, bỗng cậu con thì thào: -Có
người nhìn chúng ta, kìa Bố ! |
|
Chặng thứ bảy…
Lâu lắm rồi – mãi ở những ngày cuối năm 1975 – đầu năm 1976, người viết đã dành thời gian “vằng vẻ” công việc Giáo Xứ để ngồi dịch một số câu chuyện lượm lặt từ những trang báo cũ – những trang báo Ami du Clergé hay Christus – mục đích để động viên chính mình trong bối cảnh đặc biệt của công tác mục vụ sau 1975, đồng thời cũng để lấp đầy thời gian…Người viết đã cho ra đời một tập những truyện ngắn ấy bằng kỹ thuật “ronéo” xa xưa…và không bao giờ nghĩ đến chuyện “tái bản”…Mùa dịch Covid – 19 đồng thời cũng là Tuần Thánh 2020 với yêu cầu “cách ly” để ngăn dịch, người viết muốn tặng mọi người – đặc biệt anh em Linh Mục trẻ - câu chuyện này ở ngày Thứ Sáu Thánh 2020, bởi vì Covid-19 rồi sẽ qua…và mỗi chúng ta sẽ phải săn tay áo…để bắt đầu lại…trong tinh thần của Đấng Phục Sinh…ngay giữa những “ngổn ngang” do dịch…
|
|
Chuyện mỗi tuần – nhật ký Tuần Thánh…
Đây là hình ảnh Chúa Nhật Lễ Lá ngày 20 / 3 / 2016 Đức Thánh Cha cử hành tại Quảng trường thánh Phê-rô với sự có mặt của trên dưới 50.000 người… |
|
Tràng Hoa và Vòng Gai…
Vậy là bắt đầu từ Thứ Bảy ngày 28 / 3 / 2020, hầu hết các Nhà Thờ từ Nam chí Bắc đều không có Thánh Lễ dành cho số đông bà con giáo dân cùng dâng…cho đến khi có thông báo lại…Dĩ nhiên không phải chỉ ở Việt Nam mà trên khắp thế giới : Phòng báo chí Tòa Thánh đã thông báo đóng cửa Đền Thờ và Quảng Trường thánh Phê-rô từ ngày 10 / 3 / 2020… |
|
Chuyện mỗi tuần – chuyện SỐNG…
Nếu “SỐNG” là một động từ…thì - theo tự điển - có những ý nghĩa như thế này :
|
|
Chuyện ông thánh Roch – hay Rôcô - và COVID-19…
Con số cập nhật về COVID-19 tại Ý chiều ngày 19/3/2020 như thế này: 41.035 trường hợp mắc bệnh – trong đó có 5.322 trường hợp mới mắc và 2.498 trường hợp đang trong tình trạng nguy kịch…Con số tử vong là 3.405 trường hợp – nghĩa là số nạn nhân chết vì dịch tại Ý đã vượt qua Trung Quốc, nơi khởi phát bệnh dịch COVID-19…Cho tới ngày 19/3, con số tử vong tại Trung Quốc là 3.245…và nước này tuyên bố đã đi qua đỉnh dịch khi số trường hợp nhiễm mới và tử vong liên tục giảm…Dĩ nhiên đấy là “tuyên bố”…còn “thực tế”…thì chắc chắn không là như vậy…Bởi vì nếu ‘tuyên bố” đúng với “thực tế”…thì dịch có lẽ không đến nỗi là nỗi “lo sợ toàn cầu” như trong hôm nay… |
|
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện Ánh Sáng và Bóng Tối trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của tác giả Nguyễn Tuân…
Truyện ngắn “Chữ người tử tù” lúc đầu có tên là “Dòng chữ cuối cùng” được đăng trên tạp chí Tao Đàn năm 1938…và sau này – khi được tuyển in trong tuyển tập truyện ngắn “Vang bóng một thời” thì tên truyện được đổi thành “Chữ người tử tù”… |
|
Thánh Giuse – Ông “BỐ” gia đình biết sống “im lặng”…
Giáo Hội vào tháng ba năm 2020…và tình cờ người viết lướt, tìm thấy hai cuốn phim nói về thánh Giuse : một là của đạo diễn Raffaele Mertes và Elisabette Marchetti với nhan đề “Giuseppe di Nazareth” và một nữa của đạo diễn David Eisenbese bao gồm các đề tài khảo cứu về thánh Giuse được chia làm ba phần : - con người ; - ơn gọi ; - và sứ vụ của thánh Giuse – những khảo cứu rất sâu về thánh Giuse từ những nhà chuyên môn về Ngài và là những người yêu mến Ngài… |
|
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện “NƯƠC” bên giếng Gia-cóp…
Đây là một trích đoạn người viết thích…và chỉ cần nhìn vào bức tranh minh họa bên cạnh đây, chúng ta cảm nhận ngay một câu chuyện hay giữa Đức Giê-su và người phụ nữ kín nước bên giếng…Câu chuyện xoay quanh chủ đề “NƯỚC”… |
|
Chuyện mỗi tuấn – chuyện về câu nói “Mỗi thánh nhân đều có một quá khứ - mỗi tội nhân đều có một tương lai”…
Ngày trước, tại một vùng nông thôn nọ trên nước Mỹ, có hai anh em nhà kia vì quá nghèo đói, bần cùng…mới rủ nhau đi ăn cắp cừu của nông dân trong vùng…Chẳng may cả hai bị bắt, và theo truyền thống trong vùng, bà con khắc lên trán cả hai ký tự ST – viết tắt của chữ stealer , nghĩa là “tên trộm cắp”… |
|
Câu chuyện tràng hạt Mân Côi trong mùa dịch COVID – 19…
Trên một
chuyến xe lửa về Paris, một sinh viên trẻ tuổi ngồi bên một cụ già…Chỉ ít phút
sau khi tàu chuyển bánh, cụ già rút trong túi áo ra một tràng chuỗi hạt…và từ từ
chìm đắm trong cầu nguyện…Người sinh viên quan sát cử chỉ của ông cụ với chút
khinh thường của một người trẻ có học…Khi thấy ông cụ thoáng mở mắt, anh chàng ta
vội nắm lấy cơ hội : |
|
Chuyện mỗi tuần – chuyện cái khẩu trang …
Người viết bước lên
xe và được sắp xếp ngồi ở hàng ghế giữa…với hai hành khách nữ bịt khẩu
trang…Thoáng nhìn qua là có thể nhận ra ngay : đấy là hai nữ tu…Và – qua câu
chuyện họ nói với nhau – thì hiểu được rằng do đại dịch COVID – 19 chưa ngã ngũ
ra sao…nên các Nhà Trẻ còn đóng cửa. họ thất nghiệp…và được về quê để ăn Tết
thêm chờ có lệnh mở cửa trường cũng như giải quyết được quãng thời gian nghỉ mà
họ có quyền hằng năm…Dĩ nhiên câu chuyện của họ là câu chuyện muôn thủa của “giới
nữ”…Họ trao đổi tương đối thoải mái…bởi vì bác tài cũng mở khá to bài thuyết giảng
đề tài Vu Lan của một vị tăng lữ Phật Giáo nào đó…Người viết lõm bõm cả hai câu
chuyện, vì phải nghe cùng một lúc tâm sự riêng của “những người thuộc giới nữ” cũng
như “giáo huấn chung về đạo làm con”
|
|
Chuyện mỗi tuần – chuyện cây bút chì…
Người thợ làm bút chì nâng niu sản phẩm của mình trước khi cho nó vào hộp…Ông nói với cây bút chì : “ Có năm điều mày cần phải nhớ trước khi tao để mày bước vào thế giới hỗn độn ngoài kia…Lúc nào mày cũng phải nhớ và không bao giờ được quên những điều ấy…Và chỉ khi đó, mày mới trở nên một cây bút chì đẹp nhất , hiểu không ? |
|
Chuyện mỗi tuần – chuyện về những trận dịch và sự “báng bổ”…
Rất
nhiều người có thể nhận ra ngay khuôn mặt bên cạnh đây là của ai… Đấy là khuôn
mặt của bạo chúa Nero…Tên đầy đủ của ông là Nero Claudius Caesar Augustus
Germanicus (16 tháng 12 năm 37 – 9 tháng 6 năm 68)…Ông là vị hoàng đế cuối cùng
của triều đại Julius Claudius, trị vì từ năm 54 tới năm 68 AD…Bức tượng bán
thân này của ông được đặt tại Bảo Tàng Glytothek – Munich…và nó khá diễn tả cái
tính khi bất thường của bạo chúa… |
|
Chuyện mỗi tuần – chuyện về đại dịch “2019 - nCoV”- tên chính thức từ tổ chức Y Tế Thế Giới WHO là Covid – 19…
Dĩ nhiên là người viết không cần chi tiết chi về dịch “nCoV hay Covid-19” này nữa, vì có thể nói là mọi người đều biết và biết rõ về trận dịch này – bởi đây là vấn đề sống còn của từng con người…Và có ai còn sống đến hôm nay mà không sợ chết đâu…Vả lại – dù không sợ chết đi chăng nữa – thì chuyện “phòng” và “chống” là chuyện của mọi người luôn khát vọng để được hít thở bầu khí trong sạch… |
|
Chúa Nhật IV/TN/A ngày 2 / 2 / 2020 – dâng Chúa Giê-su trong Đền Thánh (Lễ Nến)
Gia đình thánh – Đức Maria và thánh Giuse – đưa Đức Giê-su sơ sinh vào Đền Thánh để cả nhà cùng với nhau hoàn thành những gì Luật Chúa và luật Đạo dạy : |
|
Thứ bảy ngày 25 / 1 / 2020 – Mồng Một Tết Canh Tý – cầu Bình An cho Năm Mới – câu chuyện Tấm Lộc Thánh…
Người
Công Giáo chúng ta đã quen lắm rồi với Tấm Lộc Thánh gia đình nhận trong Thánh
Lễ đầu Năm Mới…Thật ra thì “truyền thống” này trong các Giáo Xứ cũng mới hình
thành – và có lẽ do hoàn cảnh xã hội tạo nên – nhưng người viết nghiệm ra rằng:
đấy là một “truyền thống đẹp – rất đẹp” trong Đạo …
|
|
Thứ năm ngày 23 – nhằm ngày 29 tháng chạp – chuyện về “nồi bánh chưng”…
Đương nhiên là bà con cả nước lúc này thì đã quá quen với cả cái bánh chưng vuông lẫn đòn bánh tét dài rồi…Nghĩa là ai thích thứ nào thì dùng thứ đó, nhưng bản thân người viết vẫn thích cái bánh chưng hơn, bởi vì cái “nhân” của nó thật tuyệt : nhiều đỗ xanh và miếng thịt ba chỉ mềm như tan trong miệng…
|
|
Chuyện mỗi tuần – chuyện về câu hỏi “Lương Tâm giá bao nhiêu ???”…
Những ngày này - trong các bản tin của Đài Truyền Hình – không ngày nào là không có những hình ảnh đôi co, thậm chí động thủ giữa những người làm nhiệm vụ đo độ cồn và các người lái xe các loại – từ xe hơi xuống đến xe đạp…
|
|
Câu chuyện “Hiển Linh” và ca khúc “Chúc Mừng Năm Mới” của ban nhạc ABBA…
Ca khúc “Chúc Mừng Năm Mới – Happy New Year” của nhóm nhạc ABBA được trình diễn vào dịp năm Mới 1980 – tức năm cuối cùng của thập niên 80…và – từ đó – nó cũng là bài hát quen thuộc mỗi khi Năm Mới về trong suốt ba thập kỷ qua – nghĩa là cho đến hôm nay : năm 2019 – năm cuối của thập kỷ 2010 - 2019…và bước qua thập kỷ mới 2020 – 2030…
|
|
[1]
10
11
12 13
14
15
16
17
18
19 [13/31] |