Con mắt thứ ba
Lm. Inhaxio Trần Ngà
Cách xử sự của Tô-ma cũng là cách xử sự thông thường của nhiều người. Người ta chỉ chấp nhận là có thật những gì mà người ta có thể xem bằng mắt, bắt bằng tay. Còn những gì người ta không thấy, bị xem như là không có. Khi một số người được hỏi tại sao không tin Thiên Chúa, không tin có linh hồn, không tin có sự sống đời sau... họ trả lời thật đơn giản: "Có thấy đâu mà tin!"
|
LÒNG THƯƠNG XÓT
Lm. Trần Việt Hùng
Truyện kể: Một võ sĩ đã trở lại đạo. Ngày kia, người bạn của anh gặp mặt và hỏi: Tôi nghe anh mới tòng giáo, thật tức cười. Võ sĩ nói: Sao lại tức cười, đó là điều tốt mà anh. Người bạn nói thêm: Nếu vậy, liệu anh xóa nổi chân tướng du côn cao bồi trước chăng? Những vết sẹo trên mặt anh sẽ tố cáo tung tích của anh. Võ sĩ trả lời: Tôi không ngại chi về điều đó. Những vết sẹo kia, nay trở thành cửa sổ cho ơn Chúa chảy vào hồn tôi. Cũng vậy những tội của chúng ta đã được tha, tuy còn dấu vết, nhưng là dấu vết của tình thương Chúa vậy.
|
LỄ KÍNH LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT
Jerome Nguyễn Văn Nội
Chính Thánh Gio-an Phao-lô II là Vị Giáo hoàng đã thiết lập Lễ Kính Lòng Chúa Thương Xót và cổ võ lòng sùng kính này trong Hội Thánh theo mạc khải (tư) mà Thiên Chúa đã ban cho Thánh nữ Maria Faustina (1905-1938):
|
CUỘC THƯƠNG KHÓ VÀ CÁI CHẾT CỦA NGÀI TRỞ NÊN CỦA CHÚNG TA NHƯ THẾ NÀO?
Tiến Sĩ Trần Mỹ Duyệt
(chuyển ngữ)
Chúa Giêsu đã bước vào cuộc khổ nạn và đã bị đóng đanh trên Thánh Giá. Là những Kitô hữu, chúng ta đã đón nhận hồng ân cứu độ của Người như thế nào? Những việc Người đã làm, những đau khổ Người đã chịu có ý nghĩa gì đối với đời sống tâm linh của chúng ta? Làm cách nào chúng ta có thể đem nó vào cuộc sống? Sau đây là những suy tư mang ý nghĩa thần học của Lm. Timothy V. Vaverek.
|
PHƯƠNG CÁCH HỮU HIỆU ĐỂ TRUYỀN ĐẠT ĐỨC TIN HÔM NAY
Lm. Đan Vinh, HHTM
Bài Tin mừng thuật lại hai lần Đức Giê-su Phục Sinh hiện ra với các môn đệ để củng cố niềm tin của các ông như sau : Lần thứ nhất (c 19-25) : vào buổi chiều sau khi sống lại, Chúa Phục Sinh đã hiện đến đứng giữa các môn đệ đang hội họp mà không có Tô-ma. Người cho các ông xem các vết thương nơi bàn tay và cạnh sườn để chứng minh Người đã sống lại sau cuộc tử nạn, rồi thổi hơi ban Thánh Thần và trao quyền tha tội cho các ông. Lần thứ hai (c 24-29) : Tám ngày sau, Chúa Giê-su lại hiện ra với các môn đệ và có Tô-ma. Người đặc biệt đáp ứng các đòi hỏi của ông. Rồi khi ông đã đạt đến đức tin, thì Người dạy : “Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin !”.
|
MỘT NGÀY VỚI MẸ
Lm. Minh Anh, TGP. Huế
QUÀ TẶNG TIN MỪNG: Thứ Bảy Tuần Thánh Lm. MINH ANH, TGP. HUẾ Kính mời theo dõi video tại đây: https://bit.ly/3vsC1yk
|
Chúa Giê-su có thật sự sống lại không?
Lm. Inhaxio Trần Ngà
Có dư luận cho rằng Chúa Giê-su không sống lại, chẳng qua là các môn đệ đánh cắp xác Ngài ra khỏi mồ rồi đem đi nơi khác, sau đó, họ toa rập với nhau, phao tin Chúa đã sống lại, xác Ngài không còn nằm trong mồ nữa.
|
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Đọc bốn Phúc âm thư, chúng ta thấy mỗi thánh sử tường thuật một cách khác nhau về chuyện Chúa Giesu Phục Sinh. Không một thánh sử nào tự mình biết và kể lại câu chuyện. Đây là một biến cố màu nhiệm của Thiên Chúa giữa Đức Giesu Kito và Thiên Chúa Cha. Biên cố phục sinh -tự bản tính- đã vượt khỏi kinh nghiệm của loài người. Vậy chúng ta học hỏi được gì về hiện tượng Phục Sinh qua từng câu chuyện do mỗi thánh sử kể lại, đặc biệt câu chuyện của Mathieu mà chúng ta nghe tuyên xưng hôm Chúa Nhật Phục Sinh?
|
CHÚA NHẬT PHỤC SINH - ALLELUIA! ALLELUIA!
Lm. Trần Việt Hùng
Chúng ta tin vào Chúa Kitô là Con Thiên Chúa. Chúng ta tin Chúa Kitô đã sống lại từ cõi chết. Chúng ta tuyên xưng niềm tin tuyệt đối vào Chúa Kitô. Chúa Kitô hôm qua, hôm nay, nguyên thủy và cùng đích của mọi loài thụ tạo. Ngài là Alpha và Ômega. Tất cả thời gian và mọi thế hệ là của Chúa. Mọi vinh quang và vương quyền qua muôn thế hệ thuộc về Chúa đến muôn đời. Chúa Giêsu là trung gian của vạn vật. Với ngôn ngữ của loài người, chúng ta không thể diễn tả hết nội dung của mầu nhiệm cứu độ. Con Chúa cao siêu tuyệt đối hạ xuống trở nên thân phận tôi đòi. Chúa tể của muôn loài chấp nhận sự trói buộc và đóng gim vào thập giá. Chúa Giêsu đã bước xuống cùng tận của kiếp người và từ đáy vực thẳm Chúa đã cứu vớt loài người lên. Chúa còn ban cho con người tước vị làm con Chúa và đồng thừa hưởng sự sống vĩnh cửu.
|
Các Bài Suy Niệm Trong Tuần Bát Nhật Phục Sinh
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
Các Bài Suy Niệm từ Chúa Nhật Phục Sinh, các ngày trong tuần Bát Nhật và Chúa Nhật II Phục Sinh.
...Xin mở file kèm
|
MỘT SUY NGHĨ ĐÁNG SỢ
Lm. Minh Anh, TGP. Huế
QUÀ TẶNG TIN MỪNG: Thứ Tư Tuần Thánh Lm. MINH ANH, TGP. HUẾ Kính mời theo dõi video tại đây: https://bit.ly/3xnWaIt
|
PHỤC VỤ HAY DỊCH VỤ?
Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa
QUÀ TẶNG TIN MỪNG: Thứ Năm Tuần Thánh Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột. Kính mời theo dõi video tại đây: https://bit.ly/3jBSE4U
|
NGÀY THÁNH
Lm. Trần Việt Hùng
Hôm nay là ngày Thứ Bảy Tuần Thánh. Sự vắng lặng bao trùm khuôn viên thánh đường thật linh thiêng. Nhà thờ trống vắng như mồ đá. Không có nhang đèn, hoa lá hay khăn phủ. Con Thiên Chúa đã hiến mình chịu chết. Ngài đã chết thật và đã được mai táng trong mồ đá. Ngày ấy, tâm tư của Đức Maria, các Tông đồ và những người bà con lối xóm thân cận có lẽ buồn nhiều. Họ đều trở về nhà vì hôm sau là ngày Sabát.
|
THƯƠNG KHÓ
Lm. Trần Việt Hùng
Thứ Sáu Tuần Thánh, Good Friday, ngày tưởng niệm sự đau khổ và sự chết của Chúa Giêsu Kitô trên thập giá. Hôm nay Giáo Hội dành một ngày đặc biệt để suy niệm về sự thương khó của Chúa: Nhà thờ không trưng hoa, đèn nến, không trải khăn bàn thờ và nhà tạm mở cửa để trống. Các tín hữu ăn chay và kiêng thịt hy sinh phần xác. Cộng đoàn tín hữu sẽ cử hành Phụng Vụ Lời Chúa với Bài Thương Khó, Lời Nguyện Giáo dân trọng thể, Suy tôn và hôn kính thánh giá và phần Rước Lễ hiệp thông. Cao điểm của các việc cử hành phụng vụ nhắc nhở chúng ta về tình yêu dâng hiến của Chúa Giêsu. Không có tình yêu nào cao quí hơn mối tình của người hiến thân mình vì bạn hữu. Chúa Kitô đã chấp nhận tất cả khổ đau chỉ vì muốn cứu độ chúng ta.
|
TƯỞNG NIỆM
Lm. Trần Việt Hùng
Vì nạn đói, con cháu của tổ phụ Abraham, Isaac và Giacob đã di dân vào Ai-cập khoảng năm 1700 B.C. và cư ngụ tại đó gần 430 năm. Con dân sinh sôi nây nở thêm đông. Thời gian dân Do-thái xuất Ai-cập khoảng năm 1300-1280 B.C., dưới thời vua Ramses II. Đây là một biến cố hết sức quan trọng trong lịch sử ơn cứu độ. Thiên Chúa đã chọn Môisen để cứu dân ra khỏi vòng nô lệ. Sự kiện vượt qua được chuẩn bị thật chi tiết và ý nghĩa. Dân chúng bắt đầu cuộc lữ hành 40 năm trong sa mạc để chịu sự huấn luyện và thử thách.
|
TIN CHÚA GIÊ-SU KI-TÔ PHỤC SINH & LÀM CHỨNG CHO NIỀM TIN ẤY
Jerome Nguyễn Văn Nội
Nếu đặt mình vào hoàn canh của các Tông đồ vác các môn đệ của Chúa Giê-su Na-gia-rét thì chúng ta mới thấy sự thay đổi vô tiền khoáng hậu trong tâm trí và khung cảnh tôn giáo ở Giê-ru-sa-lem trong những ngày đấu của bến cố Chúa Giê-su sống lại từ cõi chết. Niềm vui Chúa Giê-su Ki-tô Phục Sinh tạo nên nỗi háo hức làm chứng cho Chúa Giê-su Ki-tô Phục Sinh. Từ ngày ấy, hai việc TIN CHÚA GIÊ-SU KI-TÔ ĐÃ PHỤC SINH & LÀM CHỨNG CHO NIỀM TIN ẤY luôn đi cùng nhau, không bao giờ tách lìa nhau. Chỉ sau này, và nhất là ngày nay, mới có sự tách rời giữa hai hành động ấy, vì có nhiều Ki-tô hữu tin mà không làm chứng.
|
ÔNG ĐÃ THẤY VÀ ĐÃ TIN
Lm. Đan Vinh, HHTM
Gio-an viết Tin Mừng nhằm mục đích “Để anh em tin rằng Đức Giê-su là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa, và để anh em tin mà được sự sống nhờ danh Người” (ga 20,31). Riêng đoạn Tin Mừng hôm nay, Gio-an cho thấy Đức Giê-su thực sự đã từ cõi chết sống lại như Người đã báo trước.
|
CÙNG CHẾT ĐỂ CÙNG SỐNG LẠI VỚI CHÚA GIÊ-SU
Lm. Đan Vinh, HHTM
Bài Tin mừng hôm nay tường thuật biến cố Phục Sinh của Đức Giê-su theo thứ tự như sau: - Sự kiện mồ trống : Ngày từ sáng sớm ngày thứ nhất, mấy người phụ nữ đã đi ra mộ để xức dầu thơm cho Đức Giê-su. Tới nơi, họ thấy tảng đá che ngoài cửa mộ đã được lăn sang một bên, nhưng không thấy xác Thầy trong mộ. - Sứ điệp Phục sinh : Họ đang thắc mắc thì có hai thiên sứ hiện ra cho biết Đức Giê-su không còn ở trong mộ của kẻ chết nữa, nhưng đã sống lại, đúng như Người đã nói tại Ga-li-lê. - Tông đồ cứng tin : Các bà vội trở về báo tin cho Nhóm Mười Một những điều mới xảy ra. Nhưng các ông không tin và coi là chuyện lẩn thẩn. - Phê-rô kiểm chứng : Tuy vậy, để biết rõ thực hư, Phê-rô cũng chạy ra mộ và đã thấy những khăn liệm còn để lại. Ông trở về nhà và rất ngạc nhiên về những sự việc vừa xảy ra.
|
TÔN VINH THÁNH GIÁ CHÚA GIÊ-SU
Lm. Đan Vinh, HHTM
Trong bầu khí thánh thiêng của ngày Thứ Sáu Tuần Thánh hôm nay, chúng ta họp nhau trong thánh đường để suy tôn Thánh Giá Chúa Giê-su. Trong nghi thức suy tôn, sau khi nghe Bài Thương Khó, cộng đoàn sẽ long trọng tôn vinh Thập Giá Chúa.
|
NGƯỜI ĐÃ YÊU THƯƠNG HỌ ĐẾN CÙNG
Lm. Đan Vinh, HHTM
Ngày Valentine hằng năm được mọi người trên thế giới trân trọng như là lễ của tình yêu, đề cao tình yêu của một linh mục đã hy sinh chịu chết để bảo vệ cho tình yêu đôi lứa. Tuy nhiên, ngày Thứ Năm Tuần Thánh mới chính là ngày lễ của tình yêu tột đỉnh, để tôn vinh Chúa Giê-su – Con Thiên Chúa làm người, đã hy sinh chịu chết để ban hạnh phúc và niềm vui ơn cứu độ cho nhân loại.
|
LỜI VỌNG TÌNH YÊU
Tiến Sĩ Trần Mỹ Duyệt
Mùa Chay ba năm trước, tôi đã có diễm phúc hành hương Đất Thánh. Một trong những kỷ niệm liên quan trực tiếp đến cuộc thương khó Chúa Giêsu là được vác thánh giá một chặng trong 14 chặng đàng thánh giá trên con đường mà Chúa đã đi xưa từ dinh Philatô đến đồi Golgotha, được kính viếng nơi Chúa bị hành hình, và được vào thăm mộ thánh nơi táng xác Chúa.
|
NHỮNG THỨ SÁU TUẦN THÁNH
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
“Thánh kinh là lịch sử ơn cứu độ của chúng ta đã được hứa hẹn trong Cựu ước và được thể hiện trong Tân ước” (Linh mục Giuse Trịnh Hưng Kỷ - Dẫn vào Tân ước tập một). Nhưng cũng có thể nói Thánh kinh là lịch sử Tình yêu liên tục của Thiên Chúa đối với con người không ngừng lỗi phạm.
|
CÁC TÊN GỌI KHÁC NHAU CỦA TUẦN THÁNH VÀ Ý NGHĨA BIỂU TRƯNG CỦA CHÚNG
Phêrô Phạm Văn Trung
(tổng hợp)
Tuần cuối cùng của Mùa Chay đã được gọi bằng ít nhất năm tên khác nhau, phổ biến và lâu dài nhất là “Tuần Thánh.” Mùa Chay là khoảng thời gian phong phú và đẹp đẽ của năm phụng vụ, và khi Giáo hội hướng đến niềm vui của Lễ Phục sinh, Giáo hội gọi tuần cuối cùng của Mùa Chay bằng nhiều tên khác nhau để đưa ra những chủ đề phong phú về suy niệm. Trong khi hầu hết mọi người gọi tuần này là “Tuần Thánh”, thí nó cũng được gọi bằng ít nhất bốn tên khác nữa.
|
SUY NIỆM VỀ GIU-ĐA
Lm. Phêrô Phan Văn Lợi
Ngoại trừ Chúa Giê-su, Giu-đa có lẽ là một trong những nhân vật của Tân Ước được thiên hạ bàn tán nhiều nhất, dù những đoạn Tin Mừng nói về ông khá ít ỏi. Bàn tán nhiều với lắm nhận định đôi khi mâu thuẫn nhau. Tạp chí tiếng Pháp đa phương tiện (multimédia) “Le monde de la Bible. Histoire-Art-Archéologie” (Thế giới Thánh kinh. Lịch sử-Nghệ thuật-Khảo cổ) tháng 4 năm 2014, có ra một số đặc biệt, nhan đề: “Judas, que sait-on de lui” (Giu-đa, ta biết gì về ông ấy?). Trong số này có nhiều bài báo đặt vấn đề: “Giu-đa là ai, kẻ phản bội hay người anh hùng?” “Một kẻ phản bội không bội phản: sự biến đổi tối hậu của Giu-đa”; “Hiện tượng Giu-đa: biên niên sử của một lời nguyền rủa”… Số báo này còn nhắc đến chỉ thảo “Tin Mừng Giu-đa” (Évangile de Judas), một tài liệu của phái Ngộ đạo (tk I-II CN) được tìm thấy thập niên 1970 trong vùng Al Minja, Trung Ai-cập (Xem https://www.mondedelabible.com/judas-que-sait-de-lui/).
|
THẬP GIÁ ĐỜI VÀ THÁNH GIÁ PHÚC
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
Đức Thánh Cha Phaolô VI cho biết: Không thể có một Kitô giáo mà không có đổ máu. Đổ máu là dấu hiệu của chết chóc, của thất bại. Việc đổ máu của Chúa Kitô, trước mặt người đời, trước tất cả mọi phù phím của thế gian mang vỏ bộc khôn ngoan, tiến bộ, văn minh…, cũng chỉ là một thất bại lớn, một sự bị đốn ngã nhục nhã.
|
TÁC PHẨM CỦA SỰ THÁNH THIỆN
Lm. Minh Anh, TGP. Huế
QUÀ TẶNG TIN MỪNG: Thứ Sáu tuần V Mùa Chay. Lm. MINH ANH, TGP. HUẾ Kính mời theo dõi video tại đây: https://bit.ly/3LQmrmH
|
ĐƯỜNG TẮT ĐỂ NÊN THÁNH
Lm. Minh Anh, TGP. Huế
QUÀ TẶNG TIN MỪNG: Thứ Năm tuần IV Mùa Chay. Lm. MINH ANH, TGP. HUẾ Kính mời theo dõi video tại đây: https://bit.ly/3NHor2l
|
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Nhiều người nói về những câu truyện của những nhân vật vĩ đại, can đảm và hy sinh tuyệt vời. Nhưng còn một hy sinh vượt trội trên hết mọi hy sinh và vĩ đại nhất trong những vĩ đại trong mọi thời đại, dù bạn có nhận ra nó hay không thì nó cũng đã trực tiếp ảnh hưởng đến bạn!
|
THÁNH GIÁ - TÌNH YÊU
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
Theo thánh Gioan, cái chết của Chúa Kitô, trước hết là sự tôn vinh chính Chúa Kitô, tôn vinh tình yêu của Chúa Kitô, một tình yêu hiến dâng mạng sống, một tình yêu chết thay cho người mình yêu, một tình yêu tự hiến thành tấm bánh nuôi sống người mình yêu, một tình yêu tự nguyện trở thành lễ tế hiến dâng Thiên Chúa…
|
TÔI TRUNG.
Lm. Trần Việt Hùng
Bước vào Tuần Thánh, chúng ta có cơ hội suy gẫm về tình yêu thương cao vời mà Thiên Chúa đã dành cho nhân loại. Con đường Chúa đã đi xưa là con đường tình yêu, con đường khiêm hạ từ bỏ và hiến thân. Chúng ta không thể nào hiểu thấu mầu nhiệm sự đau khổ, nếu chúng ta không nhận biết tình yêu. Chúa Giêsu Kitô đã hạ thân làm người như chúng ta, ngoại trừ tội lỗi. Ngài đến với con dân của Ngài, nhưng họ đã không nhận biết Ngài. Dân chúng đã đối xử với Chúa một cách bất công và vô tâm. Chúa Giêsu đã giảng tin mừng, làm phép lạ và mạc khải về sứ mệnh của chính mình, nhưng con dân vẫn không nhận ra Chúa. Họ lại đồng lõa để tẩy chay và loại bỏ Chúa ra khỏi cuộc sống. Chúa đã chấp nhận thương đau chỉ vì tình yêu. Càng yêu thương càng muốn cho đi. Tình yêu dâng hiến không bao giờ vơi cạn.
|
Ngài yêu thương nhân loại đến cùng
Lm. Inhaxio Trần Ngà
Trong cuộc khổ nạn, sau khi Chúa Giê-su bị lùng bắt giữa đêm khuya như một tên gian phi và bị kết án bất công trước tòa Phi-la-tô, Ngài bị đánh đòn dã man, tàn bạo… rồi phải vác thập giá lảo đảo lên đồi Can-vê. Đến nơi, Ngài bị lột trần và trải qua cơn đau khủng khiếp khi đội hành quyết đóng đinh tay chân Ngài vào thập giá. Sau đó, Ngài chịu treo thân trần trụi trên thập giá cho ruồi mòng chích hút, lại còn bị bao người qua lại phỉ báng, thách thức, nhạo cười…
|
CÙNG CHÚA QUA ĐAU KHỔ VÀO TRONG VINH QUANG
Lm. Đan Vinh, HHTM
Hai bài Tin mừng Chúa Nhật Lễ Lá hôm nay gồm hai phần : - Phần thứ nhất (Lc 19,28-40) : Tường thuật việc Đức Giê-su khải hoàn vào thành Giê-ru-sa-lem để làm vua Thiên Sai. - Phần thứ hai (Lc 22,14-23,56) : Tường thuật việc Đức Giê-su thi hành sứ vụ Thiên Sai bằng con đường “Qua đau khổ vào trong vinh quang”. Bài Thương Khó quá dài nên sẽ đọc trong sách Tân Ước hay trong Bài Tin Mừng CN Lễ Lá năm C.
|
TÔN VINH TÌNH YÊU THẬP GIÁ
Jerome Nguyễn Văn Nội
Chúa Nhật Lễ Lá khởi đầu cho Tuần Thánh và dẫn tới Đại Lễ Chúa Phục Sinh. Chúa Nhật Lễ Lá mừng biến cố Chúa Giêsu vào thánh thánh Yêrusalem với tư cách là Đấng Mêsia mà Israel mong đợi. Nhưng Phụng vụ Chúa Nhật Lễ Lá bị bài Thương Khó của Chúa Giêsu theo Tin Mừng Luca chi phối cả tâm trỉ người tin hữu và bầu khí của Tuần Thánh. Dù sao thí Tuần Thánh cũng là thời gian thuận lợi nhất để các Ki-tô hữu suy ngắm và cảm tạ Thiên Chúa là Đấng có tấm lòng và hành động yêu thương vô bờ vô bến đối với loài người. Trong “cuộc khổ nạn” Chúa Giê-su, Con Một Thiên Chúa mang hình ảnh, dáng dấp và thân phận của Người Tôi Tớ Đau Khổ mà ngôn sứ I-sai-a đã miêu tả từng chi tiết từ mấy trăm năm về trước.
|
CÁNH BƯỚM PHỤC SINH
Tiến Sĩ Trần Mỹ Duyệt
Trời đã sang xuân, ngàn hoa khoe sắc thắm như mời gọi những cánh bướm muôn màu tụ về bay lượn nhởn nhơ, tô thêm và làm tăng vẻ đẹp của thiên nhiên trong khu vườn sau nhà. Tản bộ trong vườn vào những buổi sáng hít thở bầu khí trong lành và ngắm cảnh bình minh, hoặc chiều về thưởng thức cảnh đẹp thơ mộng của những cánh bướm nhởn nhơ trên những cánh hoa đang rung rinh trước gió là một thú vui tao nhã.
|
NGÔI MỘ TRỐNG
Tiến Sĩ Trần Mỹ Duyệt
Thế là Giêsu người thành Nagiarét đã “mồ yên mả đẹp”. Vâng! Hỡi Giêsu. Xin hãy yên nghỉ và quên đi những vất vả sau ba năm truyền giảng Tin Mừng. Quên đi những roi đòn làm tan nát tấm thân. Quên đi mão gai. Quên đi những tiếng la ó đòi kết án. Quên đi bản án bất công. Quên đi thánh giá nặng trên vai. Quên đi những tiếng búa chát chúa làm xuyên thấu tay chân bằng những chiếc đinh dài và nhọn nhưng rất vô tình. Quên đi cơn hấp hối kinh hoàng tưởng chừng “Cha nỡ bỏ con.” (Mt 27:46) Quên đi đồi Golgotha loang máu. Và Giêsu ơi! Xin hãy ngủ yên.
|
RỬA CHÂN CHO NHAU
Tiến Sĩ Trần Mỹ Duyệt
Trong phụng vụ của Thứ Năm Tuần Thánh, nghi thức gây được nhiều ấn tượng, đó là việc chủ tế khiêm tốn rửa chân cho một số người. Hành động này phản ảnh việc chính Chúa Giêsu trong bữa Tiệc Ly đã rửa chân cho 12 môn đệ của Ngài. Ý nghĩa việc làm này của Chúa đã được chính Ngài giải thích: “Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em.” (Gioan 13: 15)
|
CHÚA CỠI LỪA VÀO THÀNH
Tiến Sĩ Trần Mỹ Duyệt
Tuần lễ cực thánh, chấm dứt 40 ngày chay tịnh bắt đầu bằng việc cử hành tưởng niệm Chúa Giêsu vinh quang tiến vào thành Giêrusalem, để rồi sau đó Ngài bị bắt, bị đánh đòn, tra tấn, bị kết tội vác thập giá lên núi Sọ, bị đóng đinh và chết trên thập tự giá!
|
Phiên toà chỉ còn lại hai
Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.
Trong bộ phim của Liên Xô trước đây được mang tựa đề khá thi vị “Sân ga chỉ có hai người,” kể về chuyện trễ tàu của một ông kia và một bà nọ, xa lạ, nhưng rồi vì sân ga chỉ còn hai người, nên đi dần đến thân nhau, yêu nhau... Hôm nay bài Tin Mừng chúng ta vừa nghe cũng có thể đặt cho cái tựa đề như thế. Sân ga chỉ có hai người – hay “Phiên toà chỉ còn lại hai”
|
Người con cả là chúng ta
Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.
QUÀ TẶNG TIN MỪNG: Chúa Nhật IV Mùa Chay năm C Lm Anphong Nguyễn Công Minh, Dòng Anh Em Hèn Mọn Việt Nam. Kính mời theo dõi video tại đây: https://bit.ly/36GrKpN
|
CỨ VỀ ĐI, VÀ TỪ NAY ĐỪNG PHẠM TỘI NỮA!
Phêrô Phạm Văn Trung
(biên tập)
“Vừa tảng sáng, Ngài trở lại Đền Thờ. Toàn dân đến với Ngài. Ngài ngồi xuống giảng dạy họ. Lúc đó, các kinh sư và người Pharisêu dẫn đến trước mặt Chúa Giêsu một phụ nữ bị bắt gặp đang ngoại tình. Họ để chị ta đứng ở giữa, rồi nói với Người: "Thưa Thầy, người đàn bà này bị bắt quả tang đang ngoại tình. Trong sách Luật, ông Môsê truyền cho chúng tôi phải ném đá hạng đàn bà đó. Còn Thầy, Thầy nghĩ sao?” Họ nói thế nhằm thử Ngài, để có bằng cớ tố cáo Ngài. Nhưng Chúa Giêsu cúi xuống lấy ngón tay viết trên đất. Vì họ cứ hỏi mãi, nên Ngài ngẩng lên và bảo họ: "Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi." Rồi Ngài lại cúi xuống viết trên đất. Nghe vậy, họ bỏ đi hết, kẻ trước người sau, bắt đầu từ những người lớn tuổi. Chỉ còn lại một mình Chúa Giêsu, và người phụ nữ thì đứng ở giữa.Ngài ngẩng lên và nói: "Này chị, họ đâu cả rồi? Không ai lên án chị sao?"
|