|
|
Bài Viết Của Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền,OSB.
|
MÙA CHAY và BIẾN CỐ BIẾN HÌNH
Trình thuật Đức Giêsu Hiển Dung được thánh Mátthêu và thánh Máccô bắt đầu bằng cụm từ “sáu ngày sau”. “Sáu ngày sau”, thánh sử phải dùng đến cả sáu ngày, để thinh lặng, chờ đợi một biến cố trọng đại; “Một ngọn núi cao”, thánh sử cố tình không nói rõ tên, chỉ nói núi “cao”, mà có núi nào lại không “cao”? Vì thế, “cao” ở đây không chỉ là “cao” về không gian, mà còn “cao” cả về kinh nghiệm thiêng liêng; “Người đưa các ông đi riêng ra một chỗ”, thánh sử cho thấy các môn đệ được tách ra khỏi những mối tương quan cũ, nhỏ hẹp hằng ngày, để chuẩn bị cho một sứ vụ mới, với những mối tương quan mới, phổ quát đại đồng. Ước gì trong Mùa Chay Thánh, chúng ta cũng tự nguyện để Chúa tách chúng ta ra khỏi: thời gian, không gian, và những mối tương quan xưa cũ, để thiết lập một thời gian mới, không gian mới, tương quan mới của một “trời mới đất mới”, mà chúng ta đang được mời gọi bước vào.
|
|
SỨ ĐIỆP MÙA CHAY 2024 và BIẾN CỐ XUẤT HÀNH
Tại sao Đức Thánh Cha lại chọn Biến Cố Xuất Hành để làm đề tài cho Sứ Điệp Mùa Chay năm nay? Có nhiều lý do khác nhau, nhưng chúng ta có thể tập trung vào một vài lý do sau đây: |
|
SUY NIỆM LỄ THÁNH PHAOLÔ TRỞ LẠI (ngày 25 tháng 01)
Qua Lời Tổng Nguyện của ngày lễ hôm nay, các nhà phụng vụ muốn chúng ta ý thức rằng: Chúa đã dùng lời rao giảng của thánh Phaolô Tông Đồ mà dạy dỗ muôn dân. Hôm nay mừng kỷ niệm ngày thánh nhân trở lại tin theo Đức Kitô, xin cho chúng ta hằng noi gương thánh nhân để lại mà tiến đến gần Thiên Chúa, và trở nên chứng nhân của Tin Mừng.
|
|
SUY NIỆM LỄ CHÚA HIỂN LINH
Qua Lời Tổng Nguyện của ngày lễ hôm nay, các nhà phụng vụ muốn chúng ta ý thức rằng: Chúa đã dùng ngôi sao chỉ đường, mà mặc khải cho muôn dân nhận biết Con Một Chúa. Phần chúng ta, nhờ đức tin dẫn lối đưa đường, chúng ta đã nhận biết Chúa rồi, xin Chúa rủ lòng thương đưa chúng ta về chiêm ngưỡng Thánh Nhan vinh hiển.
|
|
SUY NIỆM LỄ THÁNH GIA THẤT NĂM B
Qua Lời Tổng Nguyện của ngày lễ hôm nay, các nhà phụng vụ muốn chúng ta ý thức rằng: Chúa đã muốn đề cao Thánh Gia như một tấm gương xán lạn, để mọi người chúng ta bắt chước. Ước gì chúng ta cũng biết học đòi mà ăn ở đúng lễ nghĩa gia phong, sống đùm bọc lẫn nhau trong tình yêu mến, hầu chúng ta được chung hưởng niềm an vui vĩnh cửu trong nhà Chúa trên trời. |
|
XIN CHÚA CỨ LÀM CHO TÔI NHƯ LỜI SỨ THẦN NÓI
Qua Lời Tổng Nguyện của Chúa Nhật Tuần IV Mùa Vọng, năm B này, các nhà phụng vụ muốn cho chúng ta nhận thấy rằng: Chúa Cha đã dùng lời thiên sứ truyền tin mà cho chúng ta biết thật Ðức Kitô, đã xuống thế làm người, chúng ta hãy cầu xin Người đổ ơn thánh đầy lòng chúng ta, để nhờ công ơn chịu khổ hình thập giá của Đức Giêsu, chúng ta sẽ được sống lại hiển vinh. |
|
HƯỚNG NIỀM VUI VỀ NGUỒN HOAN LẠC CỦA MẦU NHIỆM GIÁNG SINH
Qua Lời Tổng Nguyện của Chúa Nhật Tuần III Mùa Vọng, năm B này, các nhà phụng vụ muốn chúng ta xin cho mình: biết hướng niềm vui về chính nguồn hoan lạc của Mầu Nhiệm Giáng Sinh, để tâm hồn chúng ta được hoàn toàn đổi mới, mà họp mừng ngày cứu độ đã gần kề. |
|
NGÔN SỨ ISAIA – NGÔN SỨ CỦA MÙA VỌNG
Isaia, có nghĩa là, “Thiên Chúa cứu chuộc”. Isaia được kêu gọi làm ngôn sứ vào năm vua Útdigiahu băng hà. Isaia đã làm cố vấn cho ba vị vua liên tiếp của Giuđa là Giôtham, Akhát, và Khítkigia. Sách ngôn sứ Isaia là một trong những cuốn sách dài nhất của Cựu Ước và nội dung của nó trải dài trong một khoảng thời gian dài nhiều năm: Isaia đệ nhất: chương 1 đến chương 39; Isaia đệ nhị: chương 40 đến 55; Isaia đệ tam: chương 56 đến 66.
|
|
MÙA VỌNG VỚI KINH MAGNIFICAT
Kinh Magnificat là kết tinh của một trào lưu suy tư về những người hèn mọn trong suốt dòng lịch sử cứu độ: Hễ ai hèn mọn, mà, biết khiêm nhường tìm nương ẩn nơi Thiên Chúa, thì Người sẽ bênh vực che chở; còn những người “lớn” và “mạnh”, mà, kiêu căng, ỷ sức mình, và cậy dựa vào những thứ mình đang có, thì Thiên Chúa sẽ hạ bệ. Kinh Magnificat mà Đức Maria đã dùng để ngợi khen Thiên Chúa là bản đúc kết tuyệt hảo cho tất cả những cảm nghiệm ấy. |
|
DO BỞI MỘT NGƯỜI, MÀ MỌI NGƯỜI SẼ…
Cũng như vì một người duy nhất đã không vâng lời Thiên Chúa, mà muôn người thành tội nhân, thì nhờ một người duy nhất đã vâng lời Thiên Chúa, muôn người cũng sẽ thành người công chính (Rm 5,19). Do bởi sự bất tuân của Ađam mà tội lỗi đã vào thế gian khiến loài người phải chết, và do bởi sự vâng lời của Đức Giêsu mà sự sống đời đời được ban cho nhân loại. |
|
PHẢI HIỂU ƠN “VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI” CỦA MẸ NHƯ THẾ NÀO?
Chúng ta thường nghĩ, bởi vì, Mẹ được Ơn Vô Nhiễm Nguyên Tội, cho nên, Mẹ đâu thể phạm tội. Nếu chúng ta cũng được ơn như Mẹ, thì chúng ta cũng đâu có phạm tội. Chắc không? Có chắc là chúng ta sẽ không phạm tội không?
|
|
QUYẾT TÂM LÀM VIỆC THIỆN MÀ ĐÓN CHỜ CHÚA ĐẾN
Qua Lời Tổng Nguyện của Chúa Nhật Mùa Vọng Tuần I, các nhà phụng vụ muốn chúng ta cầu xin cho mình: quyết tâm làm việc thiện mà đón chào Con Chúa đang ngự đến xét xử trần gian, nhờ đó, chúng ta sẽ được Người cho ở bên hữu và gọi vào hưởng phúc Nước Trời. |
|
MẦU NHIỆM CÁNH CHUNG DẠY TA NHỮNG GÌ?
1. Ý
nghĩa của sự chết:
2. Chết
trong Đức Giêsu Kitô:
3. Phục sinh cùng với Đức Kitô:
4. Hướng
về Thiên Đàng:
5. Tránh
xa Hỏa Ngục:
6. Nuôi
dưỡng niềm hy vọng Trời Mới Đất Mới:
7. Mẹ Maria – hình ảnh cánh chung của Hội Thánh:
|
|
SUY NIỆM LỄ ĐỨC KITÔ – VUA VŨ TRỤ
Qua Lời Tổng Nguyện của ngày Lễ Đức Kitô Vua Vũ Trụ, các nhà phụng vụ muốn chúng ta ý thức rằng: Thiên Chúa đã muốn quy tụ muôn loài dưới quyền lãnh đạo của Đức Kitô, là người Con Chúa hằng ưu ái, và là Vua toàn thể vũ trụ. Xin cho chúng ta biết phụng thờ Chúa là Đấng cao cả uy linh, và không ngớt lời ngợi khen chúc tụng Người. |
|
TẠI SAO THÁNH CÊCILIA ĐƯỢC CHỌN LÀM BỔN MẠNG CÁC CA ĐOÀN?
Thánh Cêcilia thuộc gia đình quý phái sống tại Roma dưới thời vua Alexander Sêvêrô. Trong khi giới trẻ ngoại giáo mê say âm nhạc trần tục, thì lòng Cêcilia hướng về Chúa và chỉ ca hát chúc tụng một mình Chúa thôi. Đáp lại lòng đạo đức của thánh nữ, Thiên Chúa cho thánh nữ đặc ân: được nhìn thấy thiên thần hộ thủ hiện diện bên cạnh mình. |
|
SUY NIỆM LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM
Qua Lời Tổng Nguyện của ngày Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, các nhà phụng vụ muốn chúng ta ý thức rằng: Chúa đã ban cho Hội Thánh Việt Nam nhiều chứng nhân anh dũng biết hiến dâng mạng sống, để hạt giống đức tin trổ sinh hoa trái dồi dào trên quê hương đất nước chúng ta. Xin cho chúng ta biết noi gương các ngài để lại: luôn can đảm làm chứng cho Chúa và trung kiên mãi đến cùng. |
|
NĂM CÔ TRINH NỮ KHÔN NGOAN
Qua Lời Tổng Nguyện của Chúa Nhật Tuần XXXII Thường Niên, Năm A này, các nhà phụng vụ muốn chúng ta xin Chúa đẩy xa những gì cản bước tiến chúng ta, trên đường về với Chúa, để một khi xác hồn thanh thản, chúng ta được hoàn toàn tự do thực hiện ý Chúa. |
|
MỖI SÁNG THỨC DẬY VỚI TÂM TÌNH NÀO?
Tạ ơn Cha vì một ngày mới! Một ngày mới, một cơ hội mới, để chúng con làm mới lại bản thân: không cao vọng mình, không thất vọng đời, không kỳ vọng ai; chấp nhận chính mình, hy vọng cuộc sống, trân quý tha nhân.
|
|
PHẢI CÓ TÂM TÌNH NÀO KHI MỪNG LỄ CUNG HIẾN THÁNH ĐƯỜNG?
Thánh đường Latêranô là Vương Cung Thánh Đường của Đức Giáo Hoàng. Thánh đường này được hoàng đế Contantinô xây dựng năm 320. Thánh đường Latêranô là thánh đường đầu tiên và vinh dự được mệnh danh “là đầu và là mẹ của mọi thánh đường”. Hội Thánh mừng kính Lễ Cung Hiến Thánh Đường Latêranô vào ngày 09 tháng 11 hằng năm.
|
|
CHỈ CÓ MỘT CHA, CHỈ CÓ MỘT THẦY
Qua Lời Tổng Nguyện của Chúa Nhật Tuần XXXI Thường Niên, Năm A này, các nhà phụng vụ muốn chúng ta ý thức rằng: chỉ nhờ Chúa ban ơn, chúng ta mới có thể thờ phượng Chúa cho phải đạo, xin Chúa giúp chúng ta tiến thẳng về Quê Trời, mà không bị vấp ngã trên đường. |
|
[1]
1 2
3
4 [2/4] |
|